Nhân vật lịch sử

Những nhân vật lịch sử của Việt Nam

Võ Đình Tú (? - 1799)

  • 27 thg 2, 2015
  • 35

Danh tướng nhà Tây Sơn, được người cùng thời liệt vào danh sách Tây Sơn thất hổ tướng. Ông sinh sinh trong một gia đình giàu có ở thôn Phú Phong, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn (nay thuộc H.Tây Sơn, tỉnh Bình Định), được một nhà sư dạy binh pháp và võ nghệ từ thuở nhỏ. Ông chẳng những côn quyền xuất chúng, binh pháp tinh thông mà còn có tài bắn cung, nhảy cao, cưỡi ngựa... Đến khi ba anh em nhà Tây Sơn tụ nghĩa, Võ Văn Dũng giới thiệu Võ Đình Tú với Nguyễn Nhạc. Theo Địa chí Bình Định, Võ Đình Tú được Nguyễn Huệ tin yêu như ruột thịt, hay bàn chuyện quân cơ. Có lần, Nguyễn Huệ nói với các tướng: “Đình Tú có tài văn, võ; ngày sau sẽ là bề tôi rường cột”. Còn Bùi Thị Xuân cũng vì quý tài ông mà tặng một lá cờ đào có thêu bốn chữ vàng: "Thiết côn vô địch".

Lương Văn Chánh

  • 9 thg 3, 2015
  • 7

Lương Văn Chánh là một võ quan của chúa Nguyễn thời Lê Trung Hưng, ông là người có công ới sự nghiệp chiêu tập lưu dân khai khẩn, mở mang và phát triển vùng đất Phú Yên.

Lữ Gia (-181 - -111)

  • 13 thg 3, 2015
  • 36

Lữ Gia là là Thừa tướng của bốn đời vua nhà Triệu nước Nam Việt. Ông là người nắm chính trường nước Nam Việt những năm cuối và cuối cùng thất bại trước cuộc xâm lăng của nhà Hán. Lữ Gia tuổi cao, chức trọng. Họ hàng làm quan trường lại đến hơn 70 người. Con giai lấy con gái vua, con gái lấy con giai, anh em tôn thất của vua, lại thông gia với Tần vương ở Thương Ngô. Ông ở trong nước rất được tôn trọng. Người Việt tin ông, nhiều người làm tai mắt cho ông. Ông được lòng đân hơn vương.

Ai Vương (-117 - 112)

  • 13 thg 3, 2015
  • 27

Triệu Ai Vương là vua đời thứ 4 của nhà Triệu, con trai thứ của Triệu Minh Vương, tên húy Hưng. Ai Vương tại vị một năm thì bị Lữ Gia giết trong cuộc binh biến năm 112 TCN.

Thuật Dương Vương

  • 13 thg 3, 2015
  • 28

Thuật Dương Vương tên thật Triệu Kiến Đức trị vì từ năm 112 TCN - 111 TCN, là vị vua cuối cùng của nhà Triệu nước Nam Việt trong lịch sử Việt Nam.

Hậu Lý Nam Đế (? - 602)

  • 13 thg 3, 2015
  • 39

Ông là vua nhà Tiền Lý trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Lý Phật Tử người Thái Bình, phủ Long Hưng (Sơn Tây), là cháu họ của Lý Nam Đế

Lý Tự Tiên (? - 687)

  • 13 thg 3, 2015
  • 33

Lý Tự Tiên (?-687) là người ở Giao Châu, bị Nhà Đường đô hộ từ năm 618 đến năm 905. Năm 679, nhà Ðường lập ra An Nam đô hộ phủ, Sử phương Bắc bắt đầu gọi Việt Nam là An Nam kể từ đó.

Dương Thanh (? - 820)

  • 13 thg 3, 2015
  • 36

Dương Thanh là một vị hào trưởng của đất Hoan Châu (đất này nay thuộc Nghệ An) và cũng là người được nhà Ðường cho làm Thứ Sử của châu này.

Nguyễn Thị Lộ (1400 - 1442)

  • 17 thg 3, 2015
  • 46

Nguyễn Thị Lộ (1400 - 1442), quê làng Hải Hồ nổi tiếng với nghề dệt chiếu (còn gọi làng Hới – Thái Bình ngày nay). Xuất thân trong gia đình nhà nông nhưng Nguyễn Thị Lộ được nuôi dạy rất bài bản, ăn học đến nơi đến chốn, kinh thư đều thông thuộc, văn chương chữ nghĩa phong phú. Trong một lần lên kinh thành bán chiếu, bà tương ngộ với Nguyễn Trãi và sau trở thành vợ thứ của ông. Vốn là người nhạy bén, làu thông kinh sử, bà là người kề cận giúp đỡ Nguyễn Trãi trong mọi việc.

Nguyễn Thần Tông (1601 - 31648)

  • 23 thg 3, 2015
  • 34

Nguyễn Phúc Lan còn gọi là Thần Tông Hiếu Chiểu Hoàng Đế húy là Nguyễn Phúc Lan, con thứ hai của đức Hy Tông Nguyễn Phúc Nguyên và Hoàng Hậu Nguyễn Thị Giai. Ông sinh 13.8.1601), là vị chúa Nguyễn thứ 3 của chính quyền Đàng Trong trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi từ năm 1635 đến năm 1648, tổng cộng được 13 năm.Lúc lên ngôi chúa, ông tự xưng Vương, hiệu là Công Thượng vương, xứ Đàng Trong gọi ông là Chúa Thượng. Về sau, vua Gia Long mới truy phong Nguyễn Phúc Lan miếu hiệu Thần Tông.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_0

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_1