Nhân vật lịch sử

Những nhân vật lịch sử của Việt Nam

Phạm Duy Tốn (1883 - 1924)

  • 10 thg 11, 2014
  • 180

Phạm Duy Tốn là nhà văn xã hội tiên phong của nền văn học mới Việt Nam hồi đầu thế kỷ 20. Trước khi trở thành một nhà văn, nhà báo, ông từng là thông ngôn ở toà Thống sứ Bắc Kỳ. Truyện ngắn Sống chết mặc bay của ông được coi là truyện ngắn đầu tiên theo lối tây phương của văn học Việt Nam. Ngoài tên thật Phạm Duy Tốn, ông còn viết với các bút danh Ưu Thời Mẫn, Đông Phương Sóc, Thọ An. Một trong những người con của Phạm Duy Tốn là nhạc sĩ nổi tiếng Phạm Duy.

Trịnh Công Sơn (1939 - 2001)

  • 10 thg 11, 2014
  • 154

Trịnh Công Sơn sinh tại cao nguyên Lạc Giao (xã Lạc Giao-hiện nay là phường Thống Nhất, Ban Mê Thuột), tỉnh Đắk Lắk nhưng lúc nhỏ sống ở làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế . Ông lớn lên tại Huế. Lúc nhỏ ông học theo học các trường Lyceè Francais và Provindence ở Huế, sau vào Sài Gòn theo học triết học trường Tây Lyceé J.J Rousseau Sài Gòn và tốt nghiệp tú tài tại đây.

Thạch Lam (1909 - 1942)

  • 10 thg 11, 2014
  • 132

Thạch Lam tên thật là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi là Nguyễn Tường Lân, sinh năm 1909. Quê nội làng Cẩm Phô, Hội An, Quảng Nam. Quê ngoại Cẩm Giàng, Hải Dương. Thuở nhỏ, Thạch Lam sống với gia đình ở quê ngoại, sau đó theo cha chuyển sang Thái Bình tiếp tục bậc tiểu học. Lớn lên, ông cùng gia đình chuyển ra Hà Nội, học trường Canh nông, rồi trường Trung học Albert Saraut.

Trịnh Văn Bô (1914 - 1988)

  • 10 thg 11, 2014
  • 102

Trịnh Văn Bô là một doanh nhân Việt Nam giữa thế kỷ 20. Ông là một nhà tư sản theo chủ nghĩa dân tộc, từng ủng hộ cho Chính phủ Cách mạng Lâm thời Việt Nam 5.147 lượng vàng, tương đương số tiền gần gấp đôi ngân khố chính phủ bấy giờ. Hiệu buôn tơ lụa Phúc Lợi tại số 48 phố Hàng Ngang quận Hoàn Kiếm Hà Nội, trước Cách mạng tháng Tám, cũng là nhà riêng của ông, là nơi Hồ Chí Minh ở dịp cuối tháng 8 đầu tháng 9 năm 1945, và là nơi ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Nguyễn Văn Tố (1889 - 1947)

  • 11 thg 11, 2014
  • 106

Nguyễn Văn Tố bút hiệu Ứng Hoè, sinh ngày 5 tháng 6 năm 1889, quê ở Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Thuở nhỏ cụ học chữ Hán, sau sang Pháp học đỗ bằng Thành chung (Trung học). Về nước cụ làm việc tại trường Viễn Đông Bác Cổ Hà Nội, chuyên về văn học cổ Việt Nam. Cụ từng làm Hội trưởng hội Trí Tri, Hội truyền bá chữ Quốc ngữ trước năm 1945.

Dương Bích Liên (1924 - 1988)

  • 11 thg 11, 2014
  • 103

Họa sĩ Dương Bích Liên là sinh viên khóa cuối cùng của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Ông sinh năm 1924 và mất năm 1988, quê làng Phú Thị, tổng Mễ Sở, phủ Khoái Châu (nay là thôn Phú Thị, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên).

Nguyễn Sáng (1923 - 1988)

  • 11 thg 11, 2014
  • 108

Hoạ sĩ Nguyễn Sáng sinh ngày 01 tháng 8 năm 1923. Quê xã Điều Hoà, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang), ông nhiêu năm sống và làm việc tại số nhà 65 Nguyễn Thái Học, phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. ông mất ngày 16 tháng 2 năm 1988 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Vũ Bằng (1913 - 1984)

  • 11 thg 11, 2014
  • 105

Nhà văn Vũ Bằng sinh ngày 3 tháng 6 năm 1913 tại Hà Nội và lớn lên trong một gia đình Nho học, quê gốc ở đất Ngọc Cục, huyện Lương Ngọc, nay là Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Ông theo học Trường Albert Sarraut, tốt nghiệp Tú Tài Pháp.

Văn Cao (1923 - 1995)

  • 11 thg 11, 2014
  • 143

Văn Cao tên thật là Nguyễn Văn Cao, sinh ngày 15 tháng 11 năm 1923 tại Lạch Tray, Hải Phòng, xuất thân trong một gia đình viên chức. Thuở nhỏ, Văn Cao học tại trường tiểu học Bonnal, sau lên học trung học tại trường Saint Josef, là nơi ông bắt đầu học Tân nhạc. Cuối những năm 30, Tân nhạc Việt Nam ra đời. Ở Hải Phòng khi đó tập trung nhiều nhạc sĩ tiên phong như Đinh Nhu, Lê Thương, Hoàng Quý…Văn Cao tham gia vào nhóm Đồng Vọng của Hoàng Quý cùng Tô Vũ, Canh Thân, Đỗ Nhuận…và bắt đầu sáng tác ca khúc đầu tay Buồn tàn thu vào năm 16 tuổi. Sau đó là một loạt các ca khúc lãng mạn khác: Bến Xuân, Suối Mơ, Thiên Thai, Chương Tri…đều trở nên phổ biến.

Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003)

  • 11 thg 11, 2014
  • 133

Nguyễn Đình Thi quê quán Hà Nội, nhưng sinh tại Luang Prabang, Lào, ngày 20/12/1924. Từ 1931 theo gia đình về nước, học tại Hải Phòng, Hà Nội. Năm 1941 tham gia Thanh Niên Cứu Quốc, 1943 tham gia Văn Hóa Cứu Quốc, bị Pháp bắt nhiều lần. Năm 1945, tham dự Quốc Dân Đại Hội Tân Trào, vào Ủy Ban Giải Phóng Dân Tộc. Năm 1946, là đại biểu Quốc Hội trẻ nhất, làm Ủy viên Thường Trực Quốc Hội, khóa I.