Thời kỳ Nhà Ngô (938 - 967)

Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, mưu đồ xâm lược của quân Nam Hán bị đè bẹp, năm 939 Ngô Quyền lên ngôi vua, chọn Cổ Loa làm kinh đô. Hơn 10 thế kỉ thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đã chấm dứt. Nền độc lập và chủ quyền được giữ vững.

Nhà Ngô (938 - 967):

Sự kiện thuộc thời kỳ này

Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa (939 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 398

Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, mưu đồ xâm lược của quân Nam Hán bị đè bẹp, Việt Nam chính thức kết thúc hơn một thiên niên kỉ Bắc thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài. Sau chiến thắng này, năm 939 Ngô Quyền lên ngôi vua, chọn Cổ Loa làm kinh đô.

Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai và chiến thắng Bạch Đằng lịch sử khẳng định nền độc lập hoàn toàn của đất nước ta (938 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 513

Năm 937, Dương Đình Nghệ bị một viên tướng của mình là Kiều Công Tiễn giết chết. Được tin, Ngô Quyền kéo quân ra Bắc. Kiều Công Tiễn vội cầu cứu nhà Nam Hán, nhân cớ đó, vua Nam Hán cho quân xâm lược nước ta lần thứ hai. Ngô Quyền đã nhanh chóng tiến quân vào Đại La (Tống Bình, Hà Nội), bắt giết Kiều Công Tiễn, khẩn trương chuẩn bị chống quân xâm lược.

Loạn 12 sứ quân (965 - 967)

  • 2 thg 12, 2
  • 410

Loạn 12 hình thành và phát triển mạnh từ khi Dương Tam Kha cướp ngôi nhà Ngô, các nơi không chịu thuần phục, các thủ lĩnh nổi lên cát cứ một vùng và đem quân đánh chiếm lẫn nhau. Loạn 12 sứ quân kéo dài hơn 20 năm (944-968) và kết thúc khi Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt - nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên trong lịch sử.

Ngô Quyền khởi nghĩa đánh bại quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng (938 - ?)

  • 20 thg 1, 2015
  • 435

Trận Bạch Đằng năm 938 là một trận đánh giữa quân dân Việt Nam - thời đó gọi là Tĩnh Hải quân và chưa có quốc hiệu chính thức - do Ngô Quyền lãnh đạo với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Kết quả, quân dân Việt Nam giành thắng lợi, nhờ có kế cắm cọc ở sông Bạch Đằng. Đây là một trận đánh quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Đánh dấu cho việc chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của nước ta, nối lại quốc thống cho dân tộc. Sau chiến thắng vang dội này, Ngô Quyền lên ngôi vua, tái lập đất nước. Ông được xem là một vị "vua của các vua" trong lịch sử Việt Nam.

Dương Tam Kha cướp ngôi Ngô Xương Ngập (943 - ?)

  • 12 thg 3, 2015
  • 98

Năm 944, Ngô Quyền mất, uỷ thác con trưởng là Ngô Xương Ngập cho ông. Dương Tam Kha cướp ngôi cháu, tự lập mình làm vua, xưng Dương Bình Vương.

Nhân vật thuộc thời kỳ này

Lê Đại Hành (941 - 1005)

  • 2 thg 12, 2
  • 195

Lê Đại Hành tên húy là Lê Hoàn, là vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lê, trị vì từ 980 đến 1005. Ông là vị hoàng đế nằm trong danh sách 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất ở Việt Nam. Ông không chỉ là một vị hoàng đế có những đóng góp lớn trong chống quân Tống phương Bắc, quân Chiêm phương Nam, giữ gìn và củng cố nền độc lập dân tộc mà còn có nhiều công lao trong sự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiến tạo đất nước Đại Cồ Việt. Ông sinh ngày 15 tháng 7 năm Tân Sửu, tức ngày 10 tháng 8 năm 941. Ông xuất thân trong một gia đình nghèo, cha là Lê Mịch, mẹ là Đặng Thị Sen.

Vạn Hạnh (938 - 1018)

  • 2 thg 12, 2
  • 219

Vạn Hạnh là một vị thiền sư có nhiều đóng góp trong việc mở ra triều đại nhà Lý, một trong những triều đại nổi bật nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông quê ở châu Cổ Pháp (nay thuộcTừ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Nhân dân thường gọi ông là Sư Vạn Hạnh.

Dương Vân Nga (952 - 1000)

  • 29 thg 9, 2014
  • 99

Là hoàng hậu của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn. Bà đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chuyển giao quyền lực từ nhà Đinh về nhà Tiền Lê. Người con trai của bà với Đinh Tiên Hoàng tên Đinh Toàn, là vua cuối của nhà Đinh còn người con gái của bà với Lê Hoàn là Lê Thị Phất Ngân trở thành hoàng hậu của Lý Thái Tổ, mẹ vua Lý Thái Tông sau này.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_6

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_5