Tiểu sử của Dương Vân Nga (952 - 1000)

Là hoàng hậu của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn. Bà đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chuyển giao quyền lực từ nhà Đinh về nhà Tiền Lê. Người con trai của bà với Đinh Tiên Hoàng tên Đinh Toàn, là vua cuối của nhà Đinh còn người con gái của bà với Lê Hoàn là Lê Thị Phất Ngân trở thành hoàng hậu của Lý Thái Tổ, mẹ vua Lý Thái Tông sau này.

Dương Vân Nga (952 - 1000):

Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Dương Vân Nga:

Năm Tuổi Địa điểm Sự kiện
952 ... ... Dương Vân Nga được sinh ra
1000 48 tuổi ... Dương Vân Nga mất

Thân thế và sự nghiệp của Dương Vân Nga:

Là hoàng hậu của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn. Bà đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chuyển giao quyền lực từ nhà Đinh về nhà Tiền Lê. Người con trai của bà với Đinh Tiên Hoàng tên Đinh Toàn, là vua cuối của nhà Đinh còn người con gái của bà với Lê Hoàn là Lê Thị Phất Ngân trở thành hoàng hậu của Lý Thái Tổ, mẹ vua Lý Thái Tông sau này.


Dương Vân Nga, sử cũ chép là Dương Hậu (Hoàng hậu họ Dương) Theo truyền ngôn, thân phụ bà là Dương Thế Hiển, quê ở thôn Nga My, xã Gia Thuỷ (huyện nho Quan) quê mẹ ở thôn Vân lung, xã Gia Vân ( huyện gia Viễn) tỉnh Ninh Bình, sinh thời, cha mẹ chỉ gọi bà là Dương Nương ( cô gái họ Dương), sau khi vào cung Hoa Lư, được gọi ghép tên làng cha với tên làng mẹ thành Vân – Nga. Nhân dân địa phương gọi là Dương Vân Nga.

Năm Giáp Tuất (974), Dương Vân Nga sinh Hoàng thứ tử Đinh Toàn. Lên 5 tuổi, Đinh Toàn được vua cha phong là Vệ Vương . Đêm rằm Trung Thu năm 979, Đại Thắng Minh hoàng đế và Nam Việt Vương Đinh Liễn bị Nội nhân Đỗ Thích giết hại. Triều thần tôn Vệ Vương Đinh Toàn lên ngôi Hoàng đế, tôn Dương Vân Nga làm Hoàng Thái Hậu . Đinh Toàn lúc này mới lên 6 tuổi. Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn được Dương Thái hậu chọn làm Nhiếp chính, sau lại tự xưng là Phó Vương. Định Quốc Công Nguyễn Bặc, Ngoại giáp Đinh Điền và Tướng quân Phạm Hạp ngờ Lê Hoàn chiếm ngôi nhà Đinh. Mới cùng nhau hội binh, chia hai đường thuỷ bộ từ Ái Châu (Thanh Hoá) kéo về Hoa Lư hỏi tội Lê Hoàn, Dương Thái Hậu thấy vậy, lo ngại bảo Lê Hoàn rằng: “Bọn Bặc dấy quân khởi loạn, làm kinh động nước nhà, vua còn nhỏ yếu, không đương nổi hoạn nạn, bọn ông mưu tính thế nào, chớ để sinh tai hoạ về sau. Lê Hoàn mới chỉnh đốn binh mã, đánh bại Nguyễn Bặc, Đinh Điền. Biết Kinh thành Hoa Lư có biến, phò mã Ngô Nhật Khánh dẫn hơn một nghìn chiến thuyền quân Chiêm Thành tiến đánh nước ta. ở biên giới phía Bắc. giặc Tống lợi dụng tình hình đại Cồ Việt rối ren, đang chuẩn bị cất binh xâm lược nước ta.

Thái Hậu Dương Vân Nga sai Lê Hoàn chọn tướng sĩ để chống cự, lại cử Phạm Cự Lượng làm Đại tướng tiên Phong. Khi đang chuẩn bị cất binh , Phạm cự Lượng cùng các tướng mặc đồ nhung phục, đi thẳng vào triều đường, bảo mọi người rằng: “ thưởng ngưòi có công, giết kẻ không theo mệnh lệnh, là kỷ luật hành quân. Nay Chúa Thượng trẻ thơ, chúng ta dù hết sức liều chết chống kẻ địch bên ngoài, may lập được chút công thì ai biết cho ? Chi bằng trước hãy tôn Thập đạo Tướng quân làm Thiên tử, rồi sau sẽ đem quân đi đánh thì hơn!” Quân sĩ nghe nói thế đều hô “ vạn tuế” thái hậu nghe nói vậy sai hữu Ty đem đủ nghi trượng rước Hoàn vào cung, lấy áo rồng khoác lên mình Hoàn, khuyên Hoàn lên ngôi Hoàng đế”.

Hành động này của Dương thái Hậu bị các đại thần trung thành với nhà Đinh chống lại quyết liệt. Các nhà nho phong kiến và dư luận, kể cả sau này hết sức chỉ trích. Song, trong tình thế đất nước lúc đó hết sức cấp bách bởi nguy cơ xâm lược của nhà Tống đã hiện ra trước mắt, Dương Thái Hậu đã có cái nhìn vô cùng sáng suốt, đặt lợi ích dân tộc và quốc gia lên trên lợi ích dòng tộc, chọn Lê Hoàn là một thống soái quân đội, dày dạn kinh nghiệm chiến đấu, có khả năng tập hợp và tài năng chỉ huy quân dân ta lúc đó đương đầu với quân xâm lược, loại bỏ được nguy cơ mất nước.

Năm 981, cuộc kháng chiến chống quân Tống thắng lợi, Dương Vân Nga đón Lê Hoàn chiến thắng trở về ở Bến Ngự ( sông Van Sàng, nay thuộc thành phố Ninh Bình).

Năm Nhâm Ngọ (982), Lê đại Hành lập Dương Vân Nga là Đại Thắng Minh Hoàng hậu, là một trong năm hoàng hậu của vua Lê.

Năm Canh Tý (1000), Hoàng hậu Dương Vân Nga qua đời.

Hiện nay, đền thờ Lê Hoàn ở Trường Yên (Hoa Lư), đền vua Đinh, vua Lê ở Trung Trữ (Ninh Giang, Hoa Lư) và đền làng Bách Cốc (xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đều có tượng Dương Vân Nga. Tượng bà ở đền Lê Đại Hành( trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình) gọi là Bảo Quang Hoàng Thái Hậu.

Một số video về Dương Vân Nga

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật cùng thời kỳ với Dương Vân Nga:

Ngô Xương Văn (? - 965)

  • 2 thg 12, 2
  • 132

Ngô Xương Văn con thứ hai của Ngô Quyền, mẹ là hoàng hậu họ Dương. Ông là một vị vua nhà Ngô, trị vì từ 950 đến 965. Trong đó khoảng 951 – 954 cùng trị vì đất nước với anh trai là Ngô Xương Ngập.

Ngô Xương Ngập (? - 954)

  • 2 thg 12, 2
  • 148

Là vị vua thời Hậu Ngô Vương trị vì từ năm 951 đến năm 954, Ngô Xương Ngập là con trưởng của Ngô Quyền. Ông đã từng tham gia vào trận đánh thành Đại La diệt Kiều Công Tiễn và dự trận Bạch Đằng.

Đinh Tiên Hoàng (924 - 979)

  • 2 thg 12, 2
  • 242

Đinh Bộ Lĩnh là người động Hoa Lư (Gia Viễn - Ninh Bình), con trai của Đinh Công Trứ, ông cũng là vị vua sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam. Ông là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau 1000 năm Bắc thuộc.

Đinh Liễn (? - 979)

  • 2 thg 12, 2
  • 154

Đinh Liễn hay Đinh Khuông Liễn là con trai Đinh Bộ Lĩnh, người động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), vợ ông là em gái sứ quân Ngô Nhật Khánh. Ông còn có hai người em trai là Đinh Toàn và Ðinh Hạng Lang

Đinh Hạng Lang (? - 979)

  • 2 thg 12, 2
  • 147

Đinh Hạng Lang là Thái tử nhà Đinh, con trai Đinh Bộ Lĩnh, tức Đinh Tiên Hoàng. Ông còn có hai người anh trai là Đinh Liễn và Đinh Toàn. Đinh Tiên Hoàng vì yêu con thứ mà quên con trưởng, đã lập Hạng Lang làm Thái tử. Đinh Liễn quá tức giận nên đã giết chết Hạng Lang, em trai mình vào mùa xuân năm 979.

Lê Long Đĩnh (986 - 1009)

  • 2 thg 12, 2
  • 87

Lê Long Đĩnh còn có tên là Chí Trung, sinh vào tháng 10, ngày Bính Ngọ, năm Bính Tuất (tức 15 tháng 11 năm 986), là con trai thứ 5 của Lê Đại Hành. Ông là vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê, Ông trị vì 4 năm từ 1005 đến 1009. Cái chết của ông ở tuổi 24 dẫn đến việc chấm dứt nhà Tiền Lê, quyền lực rơi vào tay nhà Lý. Trong chính sử, ông được mô tả là người bạo - ngược, tính hay chém giết, ác bằng Kiệt, Trụ ngày xưa.

Lê Trung Tông (983 - 1005)

  • 2 thg 12, 2
  • 150

Lê Trung Tông tên húy là Lê Long Việt, sinh năm Quý Mùi 983 tại Hoa Lư, Ninh Bình. Ông là vị vua thứ hai của nhà Tiền Lê, tại vị được ba ngày. Ông là con thứ ba của Đại Hành hoàng đế Lê Hoàn, mẹ là Chi hậu Diệu Nữ

Lý Thái Tổ (974 - 1028)

  • 2 thg 12, 2
  • 154

Lý Thái Tổ, tên húy là Lý Công Uẩn, là vị Hoàng Đế sáng lập nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời năm 1028. Ông là người châu Cổ Pháp (Từ Sơn, Bắc Ninh). Mẹ ông họ Phạm. Khi lên ba tuổi, mẹ ông đem ông cho Lý Khánh Văn, sư chùa Cổ Pháp làm con nuôi và đi tu từ đó. Đến bảy tuổi, ông được cha nuôi là Lý Khánh Văn gửi cho một người bạn - thiền sư nổi tiếng là Vạn Hạnh.

Lý Thái Tông (1000 - 1054)

  • 2 thg 12, 2
  • 155

Vua Lý Thái Tông tên là Lý Phật Mã và có tên khác là Lý Đức Chính, là con trai trưởng của vua Lý Thái Tổ và Hoàng hậu Lê Thị Phất Ngân, con gái Lê Đại Hành và Dương Vân Nga. Ông là là vị hoàng đế thứ hai của triều đại nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, cai trị từ năm 1028 đến năm 1054. Ông sinh ngày 26 tháng 6 âm lịch năm Canh Tý, niên hiệu Ứng Thiên thứ 7 thời Tiền Lê (tức 29 tháng 7 năm 1000) ở chùa Duyên Ninh trong kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình ngày nay).

Dương Vân Nga (952 - 1000)

  • 29 thg 9, 2014
  • 99

Là hoàng hậu của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn. Bà đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chuyển giao quyền lực từ nhà Đinh về nhà Tiền Lê. Người con trai của bà với Đinh Tiên Hoàng tên Đinh Toàn, là vua cuối của nhà Đinh còn người con gái của bà với Lê Hoàn là Lê Thị Phất Ngân trở thành hoàng hậu của Lý Thái Tổ, mẹ vua Lý Thái Tông sau này.

Lê Phụng Hiểu (982 - 1059)

  • 15 thg 2, 2015
  • 59

Lê Phụng Hiểu là một đại tướng nhà Lý, phụng sự ba triều vua đầu tiên của nhà Lý đó là vua Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông và Lý Thánh Tông. Ông là người có công rất lớn trong việc phò vua Lý Thái Tông tức Lý Phật Mã lên ngôi.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_13

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_14