Địa điểm Thuận Hóa

Thuận Hóa là địa danh hành chính cũ của vùng đất bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế. Đây nguyên là đất các châu Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh, Châu Ô, Châu Ri (hay Lý) của Chiêm Thành.

Thuận Hóa:

Diễn biễn lịch sử:

Thuận Hóa là địa danh hành chính cũ của vùng đất bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế. Đây nguyên là đất các châu Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh, Châu Ô, Châu Ri (hay Lý) của Chiêm Thành.


Năm 1069, sau khi chiến tranh với nước Đại Việt dưới thời Lý Thánh Tông bị thua, vua Chiêm Thành đã cắt đất 3 châu phía bắc là Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh để cầu hòa, nhà Lý đặt tên vùng đất mới là Tân Bình. Năm 1306, vua Chiêm là Chế Mân lấy công chúa Huyền Trân và đổi lấy hai châu Ô, châu Lý còn lại làm quà sính lễ. Năm 1307, Trần Anh Tông tiếp thu hai châu vào Đại Việt và đổi tên là châu Thuận và châu Hóa. Sau này hai châu được gom lại thành phủ Thuận Hóa dưới thời nội thuộc nhà Minh.

Tài liệu tham khảo:

Sự kiện liên quan đến địa điểm này

Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)

  • 2 thg 12, 2
  • 661

Sau khi nhà Minh tiêu diệt nhà Hồ, nhân dân ta đã nổi dậy ở nhiều nơi như cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi, cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng. Tuy nhiên các cuộc khởi nghĩa này lần lượt thất bại. Trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than, Lê Lợi một hào trưởng vùng Lam Sơn (Thanh Hóa) đã dốc hết tài sản dể chiêu tập nghĩa sĩ, bí mật liên lạc với các hào kiệt, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa. Nghe tin Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa ở Lam Sơn, nhiều người yêu nước tìm về càng đông, trong đó có Nguyễn Trãi. Ngày 2 tháng 1 năm Mậu Tuất (7-2-1418), Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.

Quân Lam Sơn giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa và tiến quân ra bắc (1425 - 1426)

  • 2 thg 12, 2
  • 316

Sau khi giải phóng Nghệ An, tháng 8-1425, các tướng Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân… được lệnh chỉ huy một lực lượng mạnh từ Nghệ An tiến vào Tân Bình (Quảng Bình, Bắc Quảng Trị) và Thuận Hóa (Thừa Thiên - Huế). Nghĩa quân nhanh chóng đập tan sức kháng cự của quân giặc, giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa.

Trận Tốt Động – Chúc Động (1426 - 1426)

  • 2 thg 12, 2
  • 402

Trận Tốt Động – Chúc Động là trận đánh vào cuối năm năm1426, giữa nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi chỉ huy với quân nhà Minh đóng ở Đông Quan (tức là Thăng Long, Hà Nội). Đây là một trong những điển hình rực rỡ về quyết tâm tiêu diệt địch, về tinh thần chiến đấu dũng cảm và nghệ thuật quân sự tuyệt vời của nghĩa quân Lam Sơn. Trận này được nhắc đến trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi: Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh hôi vạn dặm; Tụy Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm.

Chiến tranh Trịnh-Nguyễn, đất nước bị chia cắt thành hai vùng (1627 - 1672)

  • 2 thg 12, 2
  • 897

Trịnh-Nguyễn phân tranh là thời kỳ phân chia giữa chế độ "vua Lê chúa Trịnh" ở phía Bắc sông Gianh (sử gọi là Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn cai trị ở miền Nam (Đàng Trong), mở đầu khi Trịnh Tráng đem quân đánh Nguyễn Phúc Nguyên năm 1627 và kết thúc vào cuối thế kỷ 18 khi nhà Tây Sơn dẹp cả chúa Nguyễn lẫn chúa Trịnh. Nước Việt Nam bị chia cách hơn 100 năm.

Nguyễn Ánh lên ngôi, triều đình nhà Nguyễn thành lập (1802 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 467

Năm 1775, lợi dụng sự suy sụp của triều đình chúa Nguyễn do cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, quân Trịnh vào chiếm Phú Xuân khiến Nguyễn Phúc Ánh phải trốn vào Nam. Từ đó ông bôn tẩu gian nan, tìm đủ mọi cách chiêu tập lực lượng để giành lại vương quyền cho họ Nguyễn. Sau nhiều thất bại lớn và phải cầu viện sự giúp đỡ của Xiêm La và Pháp

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_13

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_0