Tiểu sử của Vũ Dương Ninh (1937 - ?)

GS.NGND Vũ Dương Ninh sinh năm 1937 trong một gia đình công chức - trí thức thành thị. Sau khi Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được thành lập năm 1956, GS. Vũ Dương Ninh là sinh viên khoá I, là bạn đồng học của các nhà giáo, nhà sử học nổi tiếng như: GS.NGND Phan Đại Doãn, PGS.NGND Lê Mậu Hãn, PGS.NGUT Nguyễn Thừa Hỷ, PGS. Phạm Thị Tâm... Vốn ham thích và có khiếu về khoa học tự nhiên, nhưng như một sự lựa chọn và an định của số phận, thầy đã học Sử, yêu Sử, giảng dạy, nghiên cứu Lịch sử và đã thành danh trên lĩnh vực Sử học. Năm sinh: 1937. Quê quán: Thái Bình. Tốt nghiệp đại học tại Khoa Lịch sử (Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội) năm 1959. Chuyên ngành được đào tạo: Lịch sử Thế giới Được công nhận chức danh Phó Giáo sư năm 1984. Được công nhận chức danh Giáo sư năm 1992. Được tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú năm 1994 Được tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2002. Thời gian công tác tại trường: 1959 - 2006. + Đơn vị công tác: Khoa Lịch sử (1959-1995). Khoa Quốc tế học (1995-2006). + Chức vụ quản lý: Chủ nhiệm bộ môn Lịch sử Thế giới, Khoa Lịch sử (1968 - 1976) Phó Chủ nhiệm Khoa Lịch sử (1992-1995). Chủ nhiệm Khoa Quốc tế học (1995-2000). Chủ nhiệm Bộ môn Quan hệ Quốc tế (Khoa Quốc tế học) (1995-2007). Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Trường ĐHKHKXH&NV. Các hướng nghiên cứu chính: Lịch sử thế giới cận hiện đại; Lịch sử quan hệ quốc tế cận hiện đại; Lịch sử hiện đại Đông Nam Á, Lịch sử Quan hệ đối ngoại Việt Nam (từ 1945 đến nay). Các công trình khoa học tiêu biểu: Lịch sử thế giới cận đại (viết chung), NXB Giáo dục, 1998. Lịch sử văn minh thế giới (chủ biên), NXB Giáo dục, 1999. Thế giới - Việt Nam và hội nhập, NXB Giáo dục, 2007. Phong trào cải cách ở một số nước Đông Á từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, (Chủ biên), NXB Thế giới, 2007. Biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, (Chủ biên), NXB Công an Nhân dân, 2010. Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam 1940 - 2010, NXB Chính trị Quốc gia, 2014. Cách mạng Việt Nam trên bàn cờ quốc tế. Lịch sử và vấn đề, NXB CTQG, H 2015.

Vũ Dương Ninh (1937 - ?):

Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Vũ Dương Ninh:

Năm Tuổi Địa điểm Sự kiện
1937 ... ... Vũ Dương Ninh được sinh ra
... ... ... Vũ Dương Ninh mất

Thân thế và sự nghiệp của Vũ Dương Ninh:

GS.NGND Vũ Dương Ninh sinh năm 1937 trong một gia đình công chức - trí thức thành thị. Sau khi Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được thành lập năm 1956, GS. Vũ Dương Ninh là sinh viên khoá I, là bạn đồng học của các nhà giáo, nhà sử học nổi tiếng như: GS.NGND Phan Đại Doãn, PGS.NGND Lê Mậu Hãn, PGS.NGUT Nguyễn Thừa Hỷ, PGS. Phạm Thị Tâm... Vốn ham thích và có khiếu về khoa học tự nhiên, nhưng như một sự lựa chọn và an định của số phận, thầy đã học Sử, yêu Sử, giảng dạy, nghiên cứu Lịch sử và đã thành danh trên lĩnh vực Sử học. Năm sinh: 1937. Quê quán: Thái Bình. Tốt nghiệp đại học tại Khoa Lịch sử (Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội) năm 1959. Chuyên ngành được đào tạo: Lịch sử Thế giới Được công nhận chức danh Phó Giáo sư năm 1984. Được công nhận chức danh Giáo sư năm 1992. Được tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú năm 1994 Được tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2002. Thời gian công tác tại trường: 1959 - 2006. + Đơn vị công tác: Khoa Lịch sử (1959-1995). Khoa Quốc tế học (1995-2006). + Chức vụ quản lý: Chủ nhiệm bộ môn Lịch sử Thế giới, Khoa Lịch sử (1968 - 1976) Phó Chủ nhiệm Khoa Lịch sử (1992-1995). Chủ nhiệm Khoa Quốc tế học (1995-2000). Chủ nhiệm Bộ môn Quan hệ Quốc tế (Khoa Quốc tế học) (1995-2007). Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Trường ĐHKHKXH&NV. Các hướng nghiên cứu chính: Lịch sử thế giới cận hiện đại; Lịch sử quan hệ quốc tế cận hiện đại; Lịch sử hiện đại Đông Nam Á, Lịch sử Quan hệ đối ngoại Việt Nam (từ 1945 đến nay). Các công trình khoa học tiêu biểu: Lịch sử thế giới cận đại (viết chung), NXB Giáo dục, 1998. Lịch sử văn minh thế giới (chủ biên), NXB Giáo dục, 1999. Thế giới - Việt Nam và hội nhập, NXB Giáo dục, 2007. Phong trào cải cách ở một số nước Đông Á từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, (Chủ biên), NXB Thế giới, 2007. Biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, (Chủ biên), NXB Công an Nhân dân, 2010. Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam 1940 - 2010, NXB Chính trị Quốc gia, 2014. Cách mạng Việt Nam trên bàn cờ quốc tế. Lịch sử và vấn đề, NXB CTQG, H 2015.


Sau khi tốt nghiệp đại học, cùng với một số bạn đồng khoá, thầy Vũ Dương Ninh ở lại Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội công tác. Trong điều kiện đất nước đang diễn ra cuộc chiến tranh ác liệt, Khoa Lịch sử và Nhà trường phải đi sơ tán ở nhiều nơi, điều kiện học tập, tài liệu tham khảo, đời sống vật chất... đều thiếu thốn nhưng thầy và các thành viên trong Khoa và Bộ môn vẫn nuôi dưỡng một quyết tâm lớn, học thêm ngoại ngữ, mà chủ yếu là con đường tự học, để có thể sử dụng được các nguồn tài liệu bằng tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Anh. Trong khói lửa của chiến tranh, từ trên những chiếc bàn tre dưới ánh đèn dầu không đủ sáng, dưới những mái lán nứa và sự đùm bọc, chở che của bà con nơi sơ tán..., từng phần của cuốn Giáo trình Lịch sử thế giới được biên soạn và ứng dụng trong việc giảng dạy cho sinh viên. Vừa làm vừa học, vừa giảng dạy vừa tích luỹ kinh nghiệm, qua thực tiễn gian khó, thầy cùng các bạn đồng nghiệp đã từng bước trưởng thành và trở thành những hạt nhân cốt lõi trong việc xây dựng một số ngành học của trường cũng như nhiều trường đại học ở phía Nam sau khi đất nước thống nhất.
Kể từ những tháng năm đầy gian lao đó, trước sau thầy vẫn là người chuyên tâm nghiên cứu Lịch sử thế giới nói chung và Lịch sử thế giới cận - hiện đại nói riêng. Nhiều năm là Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử thế giới và Phó Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, thầy Vũ Dương Ninh đã đem bầu nhiệt huyết khoa học của mình góp công đào luyện nên nhiều lớp học trò chuyên về Lịch sử thế giới và các vấn đề Quan hệ quốc tế. Năm 1995, từ một ngành học của Khoa Lịch sử, trước những yêu cầu phát triển mới của đất nước, GS. Vũ Dương Ninh là một trong những người khởi xướng và thành lập nên ngành Nghiên cứu quốc tế. Đến nay, ngành học này đã trở thành Khoa Quốc tế học thuộc Trường Đại học KHXH&NV, ngày càng khẳng định vị thế là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu về quan hệ quốc tế ở nước nhà.
Nhờ uy tín và tầm nhìn khoa học, GS.Vũ Dương Ninh được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao chủ trì xây dựng chương trình đào tạo đại học và sau đại học các môn: Lịch sử thế giới, Lịch sử quan hệ quốc tế, Lịch sử văn minh thế giới... để sử dụng chung cho các trường đại học trên cả nước. Chính Thầy cũng chủ biên các bộ giáo trình: Lịch sử cận đại thế giới, Lịch sử văn minh thế giới, Lịch sử quan hệ quốc tế - Tập I, Một số chuyên đề về Lịch sử thế giới (đến nay đã xuất bản được 3 tập)... Là người góp công khai mở nhiều chương trình và ngành học mới nhưng luôn gắn với các hoạt động thực tiễn, các chuyên đề mà thầy Vũ Dương Ninh giảng dạy bao giờ cũng có sức thu hút lớn. Sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh không chỉ tiếp nhận được từ bài giảng lượng thông tin phong phú, cách truyền đạt, phân tích logic, chặt chẽ mà còn thấy ở đó một nhân cách và tấm lòng của một người Thầy, một người Bạn lớn.

Là một nhà giáo, nhà sư phạm có thâm niên của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và ngành giáo dục đại học, vào đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, nhà giáo Vũ Dương Ninh được Nhà nước cử đi làm chuyên gia giáo dục ở Mađagaxca. Sau chuyến đi thỉnh giảng thành công, trong bối cảnh đất nước Mở cửa, tiến hành công cuộc Đổi mới, với vốn kiến thức và kinh nghiệm tích hợp được, GS.Vũ Dương Ninh đã được mời tham gia nhiều hội thảo quốc tế, chương trình phối hợp nghiên cứu, giảng dạy ở Pháp, Hà Lan, Nhật Bản, Hồng Kông, Thái Lan, Xinhgapo... Sự tinh tế trong các quan điểm khoa học, cách trình bày dễ tiếp nhận và tác phong gần gũi của thầy được nhiều học giả quốc tế tin cậy, mến phục.
Cùng với chức trách của một nhà giáo, GS.Vũ Dương Ninh còn dành nhiều tâm huyết cho công tác nghiên cứu khoa học. Vấn đề tìm hiểu các mối quan hệ quốc tế, đặc biệt là xác định vị thế của Việt Nam trước những biến động sâu sắc của tình hình thế giới đã thực sự trở thành một chủ đề nghiên cứu hấp dẫn của thầy. Theo quan niệm của Giáo sư, việc có được những công trình khoa học nghiêm túc về thế giới sẽ góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề trong lịch sử dân tộc, từ đó có thể rút ra những liên hệ, chắt lọc kinh nghiệm quý để rồi đi đến sự lựa chọn các giải pháp, đối sách thích hợp. Hiểu mình, hiểu thế giới, nắm bắt đúng các khuynh hướng vận động và phát triển của thế giới là một trong những nhân tố cốt lõi cho việc hoạch định các chính sách phát triển của mỗi quốc gia và hội nhập quốc tế.

Bằng trí tuệ và lao động miệt mài của mình, GS.Vũ Dương Ninh đã nêu một tấm gương cho các học trò cùng những người cộng sự về tinh thần trách nhiệm với công việc và sự nghiêm túc trong khoa học. Thời gian qua, cùng với việc chủ biên các bộ giáo trình cơ bản, GS.Vũ Dương Ninh còn đồng thời là người chịu trách nhiệm chính trong việc biên soạn 5 cuốn sách nghiên cứu về Lịch sử thế giới cận đại, Lịch sử quan hệ quốc tế cận đại, Lịch sử văn minh thế giới, Phong trào cải cách ở một số nước Đông Á giữa thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, Biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc và là tác giả của cuốn chuyên khảo công phu Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam (1940-2010), Cách mạng Việt Nam trên bàn cờ quốc tế. Lịch sử và vấn đề. GS.Vũ Dương Ninh cũng đã chủ trì nhiều đề tài khoa học cấp Bộ và Đại học Quốc gia về quan hệ Việt Nam - ASEAN, quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Đến nay, GS. Vũ Dương Ninh cũng đã hoàn thành và công bố hơn 150 bài nghiên cứu được công bố trên các tạp chí chuyên ngành. Những kết quả nghiên cứu không chỉ góp phần làm sáng tỏ nhiều sự kiện, nhiều vấn đề của lịch sử thế giới mà còn tập trung phân tích bối cảnh quốc tế và những tác động của nó đến những sự kiện quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu đó là sự đóng góp cho việc chuẩn bị những luận cứ khoa học cho một số cơ quan nghiên cứu và hoạch định chính sách tham khảo.
Với uy tín và ảnh hưởng khoa học, GS. Vũ Dương Ninh từng đảm trách cương vị chủ tịch và uỷ viên nhiều hội đồng thẩm định công trình khoa học, hội đồng xây dựng chương trình phát triển và định hướng nghiên cứu của một số cơ quan khoa học, Hội đồng chức danh giáo sư ngành Lịch sử - Khảo cổ học – Dân tộc học, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam... Trong mỗi công việc, Giáo sư luôn đòi hỏi chặt chẽ về chất lượng khoa học, đồng thời thể hiện cái nhìn lạc quan, nhân bản, giàu chất tư duy thực tiễn. Phong cách giảng dạy và những hoạt động khoa học phong phú của Giáo sư đã góp phần tạo nên uy tín và vinh danh của Trường ĐHTH HN trước kia và Trường ĐH KHXH&NV ngày nay. Khiêm tốn, giản dị, trung thực với suy nghĩ và luôn giữ vững niềm tin khoa học của chính mình đã trở thành những nhân tố cốt lõi giúp thầy thành công và tạo nên vị thế của một trong những chuyên gia đầu ngành của Khoa học lịch sử Việt Nam hiện đại. Bằng trí tuệ và lao động khoa học, bằng tình cảm chân thành, gắn bó thuỷ chung với bạn bè, đồng nghiệp, cùng với các nhà giáo trong chuyên ngành như PGS.NGƯT Nguyễn Gia Phu, PGS.NGND Nguyễn Văn Hồng, PGS.NGND Nguyễn Quốc Hùng, PGS.Nguyễn Huy Quý và các thầy Hồ Gia Hường, Hoàng Điệp, cô Võ Mai Bạch Tuyết..., GS. Vũ Dương Ninh đã góp phần xứng đáng tạo nên vị thế của Khoa Lịch sử - Đơn vị Anh hùng, một trung tâm đào tạo và nghiên cứu sử học có uy tín của cả nước. Do có những đóng góp tiêu biểu, GS. Vũ Dương Ninh đã được Nhà nước tặng nhiều danh hiệu cao quý: Nhà giáo Ưu tú (1994), Nhà giáo Nhân dân (2002), Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì, Huân chương Lao động hạng Nhì (2000) và Huân chương Lao động hạng Nhất (2004), Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng (2007)...

Cùng với những huân danh cao quý đó, hoạt động và sự nghiệp của GS.NGND Vũ Dương Ninh luôn khắc ghi những ấn tượng sâu sắc trong tâm trí của biết bao thế hệ học trò. Ở tuổi xấp xỉ 80, thầy Vũ Dương Ninh đã được Nhà nước và Nhà trường cho phép nghỉ hưu nhưng hàng ngày thầy vẫn miệt mài với công việc giảng dạy, nghiên cứu, tham gia hướng dẫn học viên cao học và nghiên cứu sinh. Là một nhà giáo, thầy Vũ Dương Ninh luôn tin ở học trò, tin ở năng lực sáng tạo và bản lĩnh khoa học của họ. Đất nước đang từng ngày đổi thay. thầy đã chọn nghề sư phạm, mải miết đi trên dặm đường dài nhiều chông gai nhưng cũng vinh quang đó. Suy ngẫm và chiêm nghiệm về cuộc đời làm nhà giáo và nhà khoa học, thầy vẫn thấy đã chọn con đường đi đúng. Giờ đây, thầy có thể vui với Sự nghiệp trồng người của mình vì đã và đang có lớp lớp học trò tiếp bước.

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật cùng thời kỳ với Vũ Dương Ninh:

Trần Hồng Quân (1937 - ?)

  • 27 thg 11, 2022
  • 0

Ông nguyên là Bộ trưởng Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, nguyên Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam; Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI, ủy viên chính thức khóa VII và VIII, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh.

Phạm Tuấn Tài (1905 - 1937)

  • 5 thg 12, 2022
  • 0

Ông là nhà giáo, nhà cách mạng Việt Nam.

Hà Văn Tấn (1937 - 2019)

  • 5 thg 12, 2022
  • 0

Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Hà Văn Tấn (16 tháng 8 năm 1937 – 27 tháng 11 năm 2019) là một nhà sử học, khảo cổ học Việt Nam. Ông là một trong "tứ trụ" của nền sử học Việt Nam (Lâm, Lê, Tấn, Vượng).

Vũ Dương Ninh (1937 - ?)

  • 6 thg 12, 2022
  • 0

GS.NGND Vũ Dương Ninh sinh năm 1937 trong một gia đình công chức - trí thức thành thị. Sau khi Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được thành lập năm 1956, GS. Vũ Dương Ninh là sinh viên khoá I, là bạn đồng học của các nhà giáo, nhà sử học nổi tiếng như: GS.NGND Phan Đại Doãn, PGS.NGND Lê Mậu Hãn, PGS.NGUT Nguyễn Thừa Hỷ, PGS. Phạm Thị Tâm... Vốn ham thích và có khiếu về khoa học tự nhiên, nhưng như một sự lựa chọn và an định của số phận, thầy đã học Sử, yêu Sử, giảng dạy, nghiên cứu Lịch sử và đã thành danh trên lĩnh vực Sử học. Năm sinh: 1937. Quê quán: Thái Bình. Tốt nghiệp đại học tại Khoa Lịch sử (Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội) năm 1959. Chuyên ngành được đào tạo: Lịch sử Thế giới Được công nhận chức danh Phó Giáo sư năm 1984. Được công nhận chức danh Giáo sư năm 1992. Được tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú năm 1994 Được tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2002. Thời gian công tác tại trường: 1959 - 2006. + Đơn vị công tác: Khoa Lịch sử (1959-1995). Khoa Quốc tế học (1995-2006). + Chức vụ quản lý: Chủ nhiệm bộ môn Lịch sử Thế giới, Khoa Lịch sử (1968 - 1976) Phó Chủ nhiệm Khoa Lịch sử (1992-1995). Chủ nhiệm Khoa Quốc tế học (1995-2000). Chủ nhiệm Bộ môn Quan hệ Quốc tế (Khoa Quốc tế học) (1995-2007). Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Trường ĐHKHKXH&NV. Các hướng nghiên cứu chính: Lịch sử thế giới cận hiện đại; Lịch sử quan hệ quốc tế cận hiện đại; Lịch sử hiện đại Đông Nam Á, Lịch sử Quan hệ đối ngoại Việt Nam (từ 1945 đến nay). Các công trình khoa học tiêu biểu: Lịch sử thế giới cận đại (viết chung), NXB Giáo dục, 1998. Lịch sử văn minh thế giới (chủ biên), NXB Giáo dục, 1999. Thế giới - Việt Nam và hội nhập, NXB Giáo dục, 2007. Phong trào cải cách ở một số nước Đông Á từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, (Chủ biên), NXB Thế giới, 2007. Biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, (Chủ biên), NXB Công an Nhân dân, 2010. Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam 1940 - 2010, NXB Chính trị Quốc gia, 2014. Cách mạng Việt Nam trên bàn cờ quốc tế. Lịch sử và vấn đề, NXB CTQG, H 2015.

Nguyễn Thừa Hỷ (1937 - ?)

  • 6 thg 12, 2022
  • 0

Họ tên: Nguyễn Thừa Hỷ Năm sinh: 10/01/1937 Giới tính: Nam Quê quán: Phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Chuyên ngành: Lịch sử Học hàm: Phó Giáo sư Học vị: Tiến sĩ Danh hiệu giải thưởng, huân huy chương: Nhà giáo Ưu tú Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Đái Duy Ban (1937 - ?)

  • 6 thg 12, 2022
  • 0

Đái Duy Ban (sinh ngày 22 tháng 9 năm 1937) là Giáo sư, Viện sĩ, Tiến sĩ khoa học, Bác sĩ, Nguyên giám đốc Trung tâm nghiên cứu Hóa Sinh ứng dụng Viện Khoa học Việt Nam và Chủ tịch Hội Hóa Sinh Y học Việt Nam. Ông giữ cương vị Ủy viên thường vụ Tổng Hội Y Học Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Khoa học quốc tế trong Liên đoàn Hóa Sinh Lâm sàng châu Á Thái Bình Dương, Ủy viên Hội đồng Khoa học ngành Công nghệ sinh học Việt Nam, Cố vấn khoa học Hệ thống Phòng khám VIPLAB Việt Nam, Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ Vạn Xuân, Viện trưởng Viện nghiên cứu đào tạo và chuyển giao công nghệ sinh học, người sáng lập Công ty Phòng khám Đại Gia đình DAIBIO.

Đặng Phong (1937 - 2010)

  • 6 thg 12, 2022
  • 0

Đặng Phong (4 tháng 11 năm 1937 – 20 tháng 8 năm 2010) là một nhà sử học kinh tế người Việt Nam. Ông lần lượt tốt nghiệp Đại học Hà Nội vào năm 1960 rồi sau đó là Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội vào 4 năm sau. Không chỉ từng làm Trưởng phòng Lịch sử Kinh tế, Viện Kinh tế Việt Nam, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Thị trường & Giá cả, ông còn là giảng viên thỉnh giảng của nhiều trường đại học ngoài lãnh thổ Việt Nam. Đặng Phong được gọi là "cuốn từ điển sống" về kinh tế Việt Nam với hơn 40 năm nghiên cứu lịch sử kinh tế Việt và là tác giả của hơn 30 công trình, đặc biệt là về thời kỳ bao cấp, kinh tế Việt Nam thời hậu tái thống nhất cũng như những cuộc "phá rào" nhằm thoát khỏi ràng buộc của thời đó và giai đoạn đầu của thời kỳ Đổi Mới.

Hà Văn Tấn (1937 - 2019)

  • 8 thg 12, 2022
  • 0

Ông là một nhà sử học, khảo cổ học Việt Nam. Ông là một trong "tứ trụ" của nền sử học Việt Nam (Lâm, Lê, Tấn, Vượng).

Trần Kim Thạch (1937 - 2009)

  • 9 thg 12, 2022
  • 0

Trần Kim Thạch (1937–2009) là một trong những nhà địa chất hàng đầu của Việt Nam và là nhà khoa học nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới.Ông cũng là người có công lớn góp phần vào việc đặt nền móng nghiên cứu, giảng dạy và phát triển hiệu quả về địa chất tại miền Nam Việt Nam liên tục trong suốt 45 năm qua (1964–2009). Ông được giới chuyên môn xem là một trong số ít những cây đại thụ của ngành địa chất Việt Nam.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_4

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_8