Tiểu sử của Nguyễn Thừa Hỷ (1937 - ?)

Họ tên: Nguyễn Thừa Hỷ Năm sinh: 10/01/1937 Giới tính: Nam Quê quán: Phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Chuyên ngành: Lịch sử Học hàm: Phó Giáo sư Học vị: Tiến sĩ Danh hiệu giải thưởng, huân huy chương: Nhà giáo Ưu tú Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Nguyễn Thừa Hỷ (1937 - ?):

Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Nguyễn Thừa Hỷ:

Năm Tuổi Địa điểm Sự kiện
1937 ... ... Nguyễn Thừa Hỷ được sinh ra
... ... ... Nguyễn Thừa Hỷ mất

Thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Thừa Hỷ:

Họ tên: Nguyễn Thừa Hỷ Năm sinh: 10/01/1937 Giới tính: Nam Quê quán: Phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Chuyên ngành: Lịch sử Học hàm: Phó Giáo sư Học vị: Tiến sĩ Danh hiệu giải thưởng, huân huy chương: Nhà giáo Ưu tú Giải thưởng Hồ Chí Minh.


1937

Sinh tại Hà Nội.

Trước 1956

Học sinh phổ thông ở Hà Nội.

1956-1959

Sinh viên khóa I, khoa Lịch sử, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

1960-1990

- Giáo viên trung học phổ thông;

- Bảo vệ luận án Tiến sĩ tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1984).

1990-2002
- Giảng viên khoa Lịch sử, trường Đại học Tổng hợp (nay là trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội;

- Phong hàm Phó Giáo sư (1996).

2002 Nghỉ hưu.
Đã quá quen với những cái tên từ lâu được định vị trong lòng công chúng về những người nghiên cứu sâu về Hà Nội, như nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, nhà văn Tô Hoài, nhiếp ảnh gia Quang Phùng, nhà nghiên cứu Giang Quân, nhà văn hóa Hữu Ngọc, nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Đạm và mùa thu năm nay, mọi người biết đến một người với tình yêu Hà Nội sâu sắc đã làm nên những điều phi thường, điều như không thể, đó là PGS. TS. NGƯT Nguyễn Thừa Hỷ. Thật ra, vì không phải là gương mặt quen tên với truyền thông nên có thể công chúng chưa biết nhiều đến ông, chứ trong giới nghiên cứu khoa học lịch sử, nhắc đến ông không ai là không biết.
Nói về PGS. TS. NGƯT Nguyễn Thừa Hỷ, nhà sử học Dương Trung Quốc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cho biết: “Tôi là người gần gũi với PGS Nguyễn Thừa Hỷ với tư cách đồng nghiệp nên dễ dàng đánh giá được những ảnh hưởng của ông trong lĩnh vực lịch sử. Về tính cách, bác Hỷ là người rất Hà Nội, trong lối sống, công việc, trong đối nhân xử thế... Tình yêu với mảnh đất này là động lực chính để ông đạt thành tựu như ngày hôm nay. Bác có một quá trình tích lũy lâu dài, kết tinh qua bề dày tri thức, tác phẩm cụ thể và nhân cách sống”.

Trong cuộc đời mình, ông đã âm thầm, lặng lẽ miệt mài bên máy tính, cần mẫn trên những trang bản thảo để cho đến giờ ra đời hơn 10 cuốn sách nghiên cứu sâu về Hà Nội trải dài qua nhiều thế kỉ về phương diện kinh tế, xã hội, lịch sử và văn hóa. Các công trình khoa học của ông trải dài theo thời gian: Thăng Long - Hà Nội thế kỉ XVII, XVIII, XIX (1993); Kinh tế - xã hội đô thị Thăng Long - Hà Nội thế kỉ XVII, XVIII, XIX (2010); Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Tuyển tập tư liệu phương Tây (2010); Văn hóa Việt Nam truyền thống, một góc nhìn (2011); Lịch sử và văn hóa Việt Nam từ góc nhìn đổi mới (2018); Thăng Long - Hà Nội trong mắt một người Hà Nội (2018)...

Trong đó, Kinh tế - xã hội đô thị Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XVII, XVIII, XIX đã được trao Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ năm 2012. Ông còn viết chung hàng chục cuốn sách, đã được xuất bản và tái bản nhiều lần.

Vào một sớm mùa thu, tới thăm ông tại căn nhà ở cuối phố Huế, con phố được coi là khu phố sầm uất bậc nhất của Thủ đô Hà Nội. Năm 1937, khi ông cất tiếng khóc chào đời, cũng là lúc cụ thân sinh mua căn nhà này, ngôi nhà rộng hơn 80m vuông. Sau này, khi chuyển công tác dạy học ở Lý Nhân, Hà Nam ra Hà Nội, cho đến nay vừa tròn 40 năm, vợ chồng ông vẫn sống ở đây, mảnh đất hương hỏa của cha mẹ để lại. Mảnh đất vàng nhưng vợ chồng ông không bán, cũng chẳng cho thuê.

Vợ chồng ông cùng một người con gái và cô cháu gái vừa mới tốt nghiệp ra trường sống trong căn nhà một tầng mặt phố, lợp mái tôn. Trước đây, căn phòng ẩm thấp, xuống cấp và cách đây ít lâu gia đình ông mới sửa sang lại, quét sơn vàng óng ả. Phòng tiếp khách của ông nhìn ra đường, với phố xá tấp nập.

Căn phòng ấm cúng, giản dị, tràn ngập hoa tươi do những người hâm mộ mang đến tặng nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10-10. Bộ salon bằng gỗ cũ lắm đã hiện hữu ở đây từ hơn 40 năm về trước.

Và căn phòng toàn sách là sách, cùng với một tủ gỗ nhỏ bày rất nhiều búp bê của cô cháu gái. Đam mê với công việc nghiên cứu, hiện tại ông có hơn 1.000 cuốn sách in và sưu tầm hơn 15 cuốn sách số trong hai chiếc laptop của mình. Tuy giản dị vậy nhưng khi tiếp xúc với ông vẫn thấy khí chất của một người Hà Nội gốc, phong lưu, nho nhã, tĩnh tại, thanh cao.

Quê ông ở làng Hạ Đình (nay thuộc quận Thanh Xuân), mẹ là người làng La Phù (Hà Tây cũ). Cha ông sống ở phố hàng Cót, cạnh nhà danh họa Bùi Xuân Phái. Tốt nghiêp phổ thông trung học ở một trong 3 trường danh giá nhất Hà Nội thời bấy giờ (Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Trưng Vương).
Ông là sinh viên khóa I của Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ở khóa đầu tiên này, ông là một trong những người trò giỏi, ra trường với tấm bằng xuất sắc. Là con của một gia đình trí thức tiểu tư sản, sau khi học xong, ra trường, ông được điều động về dạy môn sử ở Trường Trung học phổ thông Lý Nhân, Hà Nam.

Ba mươi năm gắn bó với công việc trồng người ở Sở Giáo dục Hà Nam, Hà Nội, năm 1990, vào tuổi 53, theo lời mời của GS Phan Huy Lê (bấy giờ là chủ nhiệm bộ môn) ông về làm cán bộ giảng dạy bộ môn Lịch sử Việt Nam cổ trung đại, Khoa Lịch sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Ngay từ những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, trong ông đã nhen nhóm cần phải làm nghiên cứu sinh về đề tài mà ông đã quá quen thuộc như từng hơi thở, đó là Hà Nội, mảnh đất 1.000 năm văn hiến với bao thăng trầm biến động.

Năm 1984, luận án “Thăng Long - Hà Nội thế kỉ XVII-XVIII-XIX: Kết cấu kinh tế - xã hội của một đô thị trung đại” của ông được đưa ra bảo vệ thuộc hàng luận án tiến sĩ đầu tiên của Khoa Lịch sử. Vợ ông, nhà giáo Trần thị Hoàng Yến nhớ lại: Ngày bảo vệ luận án ở 19 Trần Thánh Tông rất đông người đến dự, có nhiều gương mặt tên tuổi của ngành sử. Vậy mà đến hôm nay, nhiều người đã rời bỏ chúng tôi đi xa rồi.

Quả thật, sau này công trình được xuất bản thành sách và lập tức được sự quan tâm của giới nghiên cứu trong và ngoài nước. Đến nay, gần 30 năm trôi qua, nó trở thành một cuốn sách gần như là bách khoa toàn thư không thể thiếu trong nghiên cứu về Thăng Long - Hà Nội, nhất là trong thế kỷ XVII, XVIII, XIX. Những cuốn sách dầy dặn, láng bóng và quan trọng hơn là bên trong chứa đựng tất cả những gì sâu sắc tinh túy, vốn kiến thức ngồn ngộn với thông tin, phản biện đa chiều.

Ông chia sẻ: “Vào thời điểm đầu những năm 80 thế kỷ trước, việc tiếp cận các tư liệu bằng tiếng Anh, Pháp viết về Thăng Long - Hà Nội ở các kho tư liệu quý là khá khó khăn, phải có thẻ đọc đặc biệt. Nhờ thông thạo 2 ngoại ngữ này từ thời còn đi học, tôi dần tìm tòi, chắt lọc, tự dịch nghĩa, đối chiếu, trích dẫn vào luận án hàng trăm nguồn tư liệu gốc nước ngoài, trong đó có nhiều tư liệu chưa được ai khai thác trước đó. Lúc ấy điều kiện kinh tế của bản thân còn gặp khó khăn nhưng vì đam mê nên tôi theo đuổi đến cùng.

Năm 2002, cuốn sách được dịch và xuất bản bằng tiếng Anh, với tên gọi Economic History of HaNoi in the 17th,18th,19th centuries. Năm 2006, dựa trên những tiền đề sẵn có, tôi biên soạn cuốn Kinh tế - xã hội đô thị Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XVII, XVIII, XIX, xuất bản đúng dịp đại lễ và sau đó được trao Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ năm 2012”.

Năm 2018, ông cho ra đời cuốn “Thăng Long - Hà Nội trong mắt một người Hà Nội”, có thể xem sự nối dài những trăn trở của ông về Hà Nội, đã được đề cập trong công trình trước đó với cách viết gần gũi, đi vào những chủ đề hết sức thiết thực đối với Hà Nội hôm nay.

Mặc dù bị bệnh, gây khó khăn trong việc di chuyển đi lại, ông ngồi trên xe lăn, đôi bàn tay co rút nhưng điều đó không dập tắt được tình yêu trong ông với Hà Nội. Những công trình nghiên cứu vẫn nối tiếp nhau ra đời.
Vợ ông, nhà giáo Trần Thị Hoàng Yến cho biết hằng ngày ông vẫn đều dặn ngồi viết 8 tiếng. Đôi khi nghĩ được điều gì đó, ông bật mình trở dậy vào 2 giờ đêm không quản ngại ngay cả khi mùa đông rét mướt, ông lách cách miệt mài bên máy tính, người bạn trung thành đồng hành suốt bao năm qua. Nhiều năm nay, cứ mỗi năm ông cho ra 2 đầu sách, đấy là đúc kết công trình nghiên cứu của ông suốt bao năm qua. Ngoài ra, ông còn tận tâm hướng dẫn làm luận án cho nhiều nghiên cứu sinh.

Ông bảo, ông theo phương châm “cư trần lạc đạo” của Phật hoàng Trần Nhân Tông: “Ở đời vui đạo hãy tùy duyên/ Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền/ Trong nhà có báu thôi tìm kiếm/ Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền”. Ở tuổi ngoài 80, ông có triết lí giản dị thể hiện sự văn minh và cấp tiến. Đừng lấy cái của mình mà áp đặt cho người khác. Và trước mọi việc phải luôn lạc quan. Ví dụ như anh có một nửa cốc nước thì đừng bi quan mà nghĩ rằng tại sao nước của tôi lại ít thế, tôi chẳng có gì cả. Mà hãy nghĩ, may thật, ta đã có được một nửa cốc nước. Chính tư tưởng lạc quan, an vui và tự tại đã đưa ông đến với sự thành công trong con đường học tập, lao động và nghiên cứu.

Ông trăn trở: Sự phát triển kinh tế của Hà Nội nói riêng hay Việt Nam nói chung bây giờ rất là nhanh nhưng hình như còn hơi vênh với sự phát triển của văn hóa nhân văn và tôi muốn kêu gọi sự phát triển bền vững, mang tính chất nhân bản. Lấy con người làm điểm xuất phát và điểm đến cuối cùng. Con người chứ không phải là con số. Mục đích cuối cùng là phục vụ con người với lợi ích của con người.

Theo ông, người Việt Nam có tư duy rất linh hoạt, mềm dẻo và làm được nhiều thứ với điều kiện môi trường bên ngoài tạo điều kiện cho họ. “Tôi muốn làm thế nào Hà Nội phát triển cân đối, vừa là sự phát triển bền vững, kinh tế, xã hội, môi trường, văn hóa, vừa là phát triển nhân bản. Phát triển vì con người, điểm khởi đầu là con người mà cái đích cũng là con người”, PGS. TS. NGƯT Nguyễn Thừa Hỷ nói.

Ông hóm hỉnh bảo: “Nên tôi tự hào tôi cũng là người giàu có nhất theo kiểu mình. Và anh hãy là một ngọn nến nhỏ để tỏa sáng cho người thân và cho bạn bè mình. Anh cho đi, như ngọn nến chia lửa, anh chẳng mất gì cả mà lại càng giàu có thêm. Mình hãy là mình và sống hài hòa với những người khác. Nhiều người hỏi tôi thích phương Đông hay thích phương Tây? Sự thực cả Đông và Tây đều có cái hay nhưng đúng là phương Tây có những khai phá, về căn cốt thì tôi nghiêng về phương Đông”.

Vợ ông, kém ông 5 tuổi, người phụ nữ đã đi cùng ông suốt cả chẳng đường dài, nâng giấc cho chồng. Bà lưu giữ những tấm ảnh kỉ niệm của gia đình trong một cuốn album, xúc động lật từng trang chia sẻ với chúng tôi về người chồng mà bà hết mực yêu thương và tự hào. Bà trân quý từng trang sách của ông như một báu vật vô giá.
Cuốn sách đầu tiên viết về Hà Nội

Chúng tôi tới thăm Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thừa Hỷ vào đầu tháng 10 trong không khí kỷ niệm 65 năm ngày Giải phóng Thủ đô trên phố Bà Triệu. Dù tuổi đã cao, lại mắc bệnh viêm đa khớp, di chuyển khó khăn, nhưng hàng ngày, Nhà giáo ưu tú vẫn dành phần lớn thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu và viết sách.
Cuốn sách đầu tiên viết về Hà Nội

Chúng tôi tới thăm Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thừa Hỷ vào đầu tháng 10 trong không khí kỷ niệm 65 năm ngày Giải phóng Thủ đô trên phố Bà Triệu. Dù tuổi đã cao, lại mắc bệnh viêm đa khớp, di chuyển khó khăn, nhưng hàng ngày, Nhà giáo ưu tú vẫn dành phần lớn thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu và viết sách.
Với những công trình nghiên cứu, dịch thuật mẫu mực về Thăng Long - Hà Nội trên cả bình diện lịch sử, văn hóa và kinh tế xã hội, ông đã có nhiều đóng góp cho ngành Hà Nội học.

Trong câu chuyện với PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ, chúng tôi được biết nhiều hơn về các công trình khoa học của ông, khá đồ sộ, trải dài theo thời gian. Nhất là 20 năm trở lại đây, khi về hưu, thầy Hỷ có nhiều thời gian hơn để viết sách. Sau “Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XVII - XVIII - XIX: Kết cấu kinh tế - xã hội của một thành thị trung đại” (năm 1993) là công trình “Kinh tế - xã hội đô thị Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XVII - XVIII - XIX” , “Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Tuyển tập tư liệu phương Tây” (tập 1), xuất bản năm 2010… Gần đây là tác phẩm “Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Tuyển tập tư liệu phương Tây trước năm 1945” (tập 2) của ông đã được xuất bản. Hiện thầy Hỷ đang viết bản thảo cuốn “Lịch sử Việt Nam tập 10 - Đàng Ngoài 1593-1771”, thuộc đề án “Nghiên cứu, biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam”; đồng thời nghiên cứu về văn hóa Hà Nội thời Lê Trung Hưng…

Gần đây do sức khỏe yếu, PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ vẫn chọn cách quan sát, tiếp cận với Hà Nội, với thế giới qua các thông tin trên phương tiện truyền thông bằng suy nghĩ lạc quan và tư duy biện chứng. “Hơn nữa, người làm nghiên cứu khoa học phải chăm chỉ, cần mẫn như công nhân khai thác mỏ, càng đào sâu, càng có nhiều cơ hội phát hiện ra quặng quý”, thầy Hỷ chia sẻ.

Thầy Hỷ chia sẻ, sau đợt ốm nặng gần đây, sách và internet trở thành cứu cánh. Giờ trong nhà, ông giữ khoảng 1.000 cuốn sách giấy và 15.000 cuốn sách điện tử, đủ các thể loại. “Mỗi khi tiếp nhận các thông tin về lối ứng xử thiếu chuẩn mực, về xu hướng thích sống hưởng thụ, lười suy nghĩ... của một bộ phận giới trẻ, tôi rất đau lòng. Nhưng tôi tin, đó chỉ là một hiện tượng trong giai đoạn đầu của quá trình hội nhập, phát triển”, PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ nói.

Trong những nghiên cứu của mình về Hà Nội, thầy Nguyễn Thừa Hỷ cho rằng việc gìn giữ những nét đẹp văn hóa của người Hà Nội sẽ là “nền cốt” để Hà Nội hội nhập và phát triển. “Đó là lý do, khi viết sách về Hà Nội xưa, tôi mong muốn lưu giữ nhiều hơn về văn hóa đẹp của người Hà Nội”, thầy Hỷ chia sẻ.

Với những cống hiến không ngừng nghỉ, PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ đã được tặng thưởng danh hiệu Nhà giáo ưu tú, Huân chương Lao động hạng Ba vào năm 2003; được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen năm 2011. Năm 2012, ông nhận Giải thưởng Nhà nước về khoa học công nghệ trao cho công trình “Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XVII - XVIII - XIX: Kết cấu kinh tế - xã hội của một thành thị trung đại”. Năm 2019, ông nhận Giải thưởng lớn - Vì tình yêu Hà Nội của Giải thưởng Bùi Xuân Phái lần thứ 12 và mới đây được tặng danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2019.
Trong hơn 2 thập niên qua, công trình nghiên cứu Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XVII - XVIII - XIX của ông được nhìn nhận là một chuyên khảo mẫu mực về lịch sử Thăng Long - Hà Nội. Những cuốn sách khác của PGS-TS Nguyễn Thừa Hỷ về Hà Nội cùng thể hiện tình yêu tha thiết của ông đối với thành phố này.

Nhìn lại những nguyên nhân của tình trạng trì trệ, lạc hậu
Công trình nghiên cứu Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XVII - XVIII - XIX cũng là luận án tiến sĩ được ông thực hiện vào năm 1984. Trong đó, ông tập trung vào nghiên cứu kết cấu kinh tế - xã hội Thăng Long Hà Nội. Vì sao ông có sự lựa chọn này vào thời điểm đó?

Sự lựa chọn của tôi có mấy lý do. Trước hết, tôi là một người Hà Nội. Bởi vậy, đây là nơi tôi đã quen thân, được chứng kiến sự đổi thay, cùng những mặt tốt, mặt xấu. Những hiểu biết nhiêu đó giúp tôi chắc tay hơn. Trước đó, đã có nhiều nghiên cứu về Thăng Long - Hà Nội nhưng chủ yếu tiếp cận theo kiểu hồi cố (nhớ lại) hoặc tập trung vào văn hóa dân gian. Còn tôi chọn nghiên cứu về kinh tế - xã hội vốn là nền tảng của sự phát triển đô thị, qua đó bên cạnh mặt phát triển, nhìn lại những nguyên nhân của tình trạng trì trệ, lạc hậu của Thăng Long - Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung trong giai đoạn từ cuối thời trung đại, khắc phục những di lụy còn tồn tại, góp phần thúc đẩy xã hội tiến lên.
Trong công trình nghiên cứu mà ông chia sẻ là bước khởi đầu để phát triển, mở rộng và đào sâu, ông chỉ ra những trì trệ, lạc hậu của một đô thị là trung tâm chính trị - hành chính của đất nước. Đến giờ, ông nhận thấy những điều đó đã được loại bỏ, thay đổi hay vẫn tồn tại theo cách nào đó?

Tôi cho rằng người Việt Nan nói chung, người Hà Nội nói riêng đều có một tình yêu xuất phát từ tình yêu quê hương, Tổ quốc, đô thị, mở rộng ra đến tình yêu con người nói chung. Nhưng tình yêu đó không phải là tô vẽ, mà khi đã yêu thì phải nhìn cả mặt được - mặt chưa được, mặt mạnh - mặt yếu, với mong muốn làm cho đối tượng mình yêu hoàn thiện hơn.
Hà Nội là nơi hội tụ và lan tỏa, nhưng thường bị đứng trước 2 thái cực ứng xử đối lập: một là khen hết lời, hai là chê hết lời. Những lời khen, lời chê đó đưa ra không toàn diện. Chúng ta phải thấy cả mặt tốt, mặt xấu đan xen trong đô thị này, cũng như trong mọi xã hội. Việc tuyệt đối hóa lời khen hay lời chê sẽ dẫn đến sự một chiều hóa, làm tư duy què quặt, sai sự thật. Con người ở Hà Nội nói riêng, Việt Nan nói chung về cơ bản có bản sắc tốt, con người tốt, thân thiện, có tình người, tính cộng đồng cao; nhưng cũng có mặt khác là sĩ diện, thụ động, cam chịu, chưa tích cực, thiếu trách nhiệm…
Từ thời kỳ đổi mới, về mặt vật chất, kỹ thuật, kinh tế, Hà Nội phát triển một cách chóng mặt. Tuy nhiên, Hà Nội hình như còn chưa cân xứng ở mặt phát triển bền vững và nhân bản. Phát triển bền vững phải đồng thời bao gồm những yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường, văn hóa. Còn phát triển nhân bản là phải lấy con người làm trung tâm chứ không phải con số, cụ thể ở đây là phải làm cho con người sống tốt hơn, có nhiều tình yêu, tình thương hơn. Chúng ta có thể dễ dàng lấy ví dụ về những sự thay đổi trong cuộc sống của người dân như nhà cao cửa rộng, ăn ngon mặc đẹp… Nhưng, như một câu danh ngôn “con người đâu chỉ sống bằng bánh mì”. Có những sự việc tiêu cực có nguyên nhân từ sự phát triển không bền vững, không nhân bản. Ở ngoài, người ta khen là thành phố đáng sống nhất cũng đúng thôi, nhưng “nằm trong chăn mới biết chăn có rận”. Vậy nên, phải trung thực với mình, với người. Đừng tự dối mình, tự lừa mình dối người.
Hà Nội hình như còn chưa cân xứng ở mặt phát triển bền vững và nhân bản.
Phát triển bền vững phải đồng thời bao gồm những yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường, văn hóa. Còn phát triển nhân bản là phải lấy con người làm trung tâm chứ không phải con số, cụ thể ở đây là phải là làm cho con người sống tốt hơn, có nhiều tình yêu, tình thương hơn

Người Hà Nội hiện đang phải chịu rất nhiều sự ô nhiễm, từ ô nhiễm không khí đến nguồn nước. Ông có thấy thương người Hà Nội bây giờ không?

Phát triển bền vững phải chú ý đến môi trường, không chỉ môi trường tự nhiên, mà cả môi trường xã hội. Thế giới đã nhìn thấy trước điều đó. Bởi sự phát triển bao giờ cũng đi kèm với rủi ro.

Nhưng điều tôi muốn nói là khi đã xảy vụ việc thì phải trung thực đối diện chứ không giả dối. Chẳng hạn như việc nguồn nước bị bẩn vừa qua, vì sự ham lợi mà người ta đã bỏ thêm hóa chất vào để đánh lừa người dân. Sự giả dối chính là ngọn nguồn của cái xấu, cái ác; ngược lại, chân - thiện - mỹ chỉ có khi nào con người chân thực. Một xã hội bền vững trước hết phải là một xã hội chân thực, không được tự lừa mình dối người.

Nhưng phát triển bền vững là tự thân phát triển chứ không thể can thiệp một cách thô bạo. Bởi vậy, mới nói người lãnh đạo giỏi là người có “bàn tay vô hình”, để mọi người phát triển theo như ý muốn của bản thân họ nhưng cuối cùng đi theo hướng đồng quy cho sự phát triển tiến bộ chung, chứ không thể kêu gọi con người bỏ quên mình vì cái chung, cái tập thể.

Sự vô cảm ngăn sự phát triển nhân bản
Ông vẫn đều đặn có những nghiên cứu, cuốn sách mới về Hà Nội. Hẳn ông còn những đau đáu với nơi mình sinh ra và lớn lên?

Trăn trở là biểu hiện của tình yêu thực sự. Con người sống phải đồng cảm chứ đừng vô cảm. Nhưng tôi thấy buồn vì sự vô cảm đây đó vẫn còn đang phổ biến, ngự trị con người và ngăn sự phát triển nhân bản.

Ông đã hơn 80 tuổi, mắc bệnh viêm đa khớp không đi lại được và luôn phải chịu đựng sự đau đớn của bệnh tật. Điều gì thôi thúc ông nghiên cứu không ngừng nghỉ?

Đó là một nhu cầu nội tại, là lý do để tôi tồn tại. 20 năm, tôi rất ít khi ra khỏi nhà. Lúc ban đầu không đi lại được tôi bị hẫng, chính “cái anh” internet đã cứu tôi. Tôi làm việc để luyện tập tinh thần. Tôi không thể làm việc liên tục 8 tiếng, mệt thì nghỉ hoặc ngủ thôi, nhưng luôn cảm thấy sảng khoái.

Mặc dù bệnh tật nhưng mình quên đi. Còn khi không vượt được ngưỡng thì mình sẽ yên tâm ra đi. Vì ra đi cũng là trở về thôi. Tôi thấy bình thản. Mình hãy sống cho đến khi mình chết.

Là một nhà nghiên cứu cũng là một người thầy, ông có triết lý cuộc sống nào không?

Công việc của một nhà giáo và một nhà nghiên cứu có sự gắn bó với nhau, một người đi truyền lửa, một người đi tìm sự thật và bảo vệ sự thật. Tôi coi đó là lẽ sống của mình. Nói lý tưởng thì hơi cao xa, không thực lòng và theo sách vở, giáo trình, nhưng mỗi người chúng ta cần có lý do và mục đích sống.

Nhà sử học Harari (Israel) có nói ai cũng muốn mình sống tốt đẹp hơn, nên tương lai nhân loại sẽ tốt đẹp hơn. Điều đó cho dù là khó, nhưng tôi tin rằng nó cũng sẽ phải đến. Nhìn trước mắt, cái thật xen lẫn với giả, cái tốt đan xen cái xấu. Về tình cảm có thể mình hơi buồn, nhưng nhìn bằng lý trí, mình phải tin vào tương lai con người.

Nói như Marx thì nhân loại sẽ giải quyết được vấn đề mà lịch sử đặt ra, có thể là lâu dài, đời mình chưa được thì tới đời con, đời cháu mình. Là nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa thì mình phải tin, hy vọng vào tương lai sẽ tốt đẹp hơn, mặc dù tương lai đó có thể ngoằn ngoèo xa xôi, nhưng trước hết, như Camus nói “hướng tới những đỉnh cao đã đủ để tràn đầy một trái tim con người”. Còn có đến hay không, sớm hay muộn, là chuyện khác. Nhưng niềm vui khi đi có khi còn hơn là niềm vui khi ta đến.

PGS-TS-NGƯT Nguyễn Thừa Hỷ sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, năm nay ông đã ở tuổi 82.

Năm 2012, công trình Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XVII - XVIII - XIX của ông đã được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ.

Nhiều công trình nghiên cứu về Thăng Long - Hà Nội khác của ông có thể kể đến: Kinh tế - xã hội đô thị Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XVII, XVIII, XIX (2010); Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội; Văn hóa Việt Nam truyền thống, một góc nhìn (2011); Lịch sử và văn hóa Việt Nam từ góc nhìn đổi mới (2018)… Năm ngoái, ông ra mắt cuốn sách Thăng Long - Hà Nội trong mắt một người Hà Nội (2018), và gần đây nhất là 2 cuốn sách Thăng Long - Kẻ Chợ thời Mạc - Lê Trung Hưng và Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Tuyển tập tư liệu phương Tây trước 1945 (do ông làm chủ biên).

Ông cũng là dịch giả nhiều cuốn sách như: Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà (J.Barrow), Những người châu Âu ở nước An Nam (Ch.Maybon), Tiểu sử một đô thị (W.Logan)…

Ông đang tham gia nghiên cứu, biên soạn bộ lịch sử VN nằm trong đề án Khoa học xã hội cấp quốc gia. Hiện ông đang hoàn thành bản thảo cuốn Lịch sử Việt Nam tập 10 - Đàng Ngoài 1593 - 1771 nằm trong công trình đồ sộ này.

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật cùng thời kỳ với Nguyễn Thừa Hỷ:

Trần Hồng Quân (1937 - ?)

  • 27 thg 11, 2022
  • 0

Ông nguyên là Bộ trưởng Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, nguyên Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam; Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI, ủy viên chính thức khóa VII và VIII, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh.

Phạm Tuấn Tài (1905 - 1937)

  • 5 thg 12, 2022
  • 0

Ông là nhà giáo, nhà cách mạng Việt Nam.

Hà Văn Tấn (1937 - 2019)

  • 5 thg 12, 2022
  • 0

Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Hà Văn Tấn (16 tháng 8 năm 1937 – 27 tháng 11 năm 2019) là một nhà sử học, khảo cổ học Việt Nam. Ông là một trong "tứ trụ" của nền sử học Việt Nam (Lâm, Lê, Tấn, Vượng).

Vũ Dương Ninh (1937 - ?)

  • 6 thg 12, 2022
  • 0

GS.NGND Vũ Dương Ninh sinh năm 1937 trong một gia đình công chức - trí thức thành thị. Sau khi Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được thành lập năm 1956, GS. Vũ Dương Ninh là sinh viên khoá I, là bạn đồng học của các nhà giáo, nhà sử học nổi tiếng như: GS.NGND Phan Đại Doãn, PGS.NGND Lê Mậu Hãn, PGS.NGUT Nguyễn Thừa Hỷ, PGS. Phạm Thị Tâm... Vốn ham thích và có khiếu về khoa học tự nhiên, nhưng như một sự lựa chọn và an định của số phận, thầy đã học Sử, yêu Sử, giảng dạy, nghiên cứu Lịch sử và đã thành danh trên lĩnh vực Sử học. Năm sinh: 1937. Quê quán: Thái Bình. Tốt nghiệp đại học tại Khoa Lịch sử (Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội) năm 1959. Chuyên ngành được đào tạo: Lịch sử Thế giới Được công nhận chức danh Phó Giáo sư năm 1984. Được công nhận chức danh Giáo sư năm 1992. Được tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú năm 1994 Được tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2002. Thời gian công tác tại trường: 1959 - 2006. + Đơn vị công tác: Khoa Lịch sử (1959-1995). Khoa Quốc tế học (1995-2006). + Chức vụ quản lý: Chủ nhiệm bộ môn Lịch sử Thế giới, Khoa Lịch sử (1968 - 1976) Phó Chủ nhiệm Khoa Lịch sử (1992-1995). Chủ nhiệm Khoa Quốc tế học (1995-2000). Chủ nhiệm Bộ môn Quan hệ Quốc tế (Khoa Quốc tế học) (1995-2007). Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Trường ĐHKHKXH&NV. Các hướng nghiên cứu chính: Lịch sử thế giới cận hiện đại; Lịch sử quan hệ quốc tế cận hiện đại; Lịch sử hiện đại Đông Nam Á, Lịch sử Quan hệ đối ngoại Việt Nam (từ 1945 đến nay). Các công trình khoa học tiêu biểu: Lịch sử thế giới cận đại (viết chung), NXB Giáo dục, 1998. Lịch sử văn minh thế giới (chủ biên), NXB Giáo dục, 1999. Thế giới - Việt Nam và hội nhập, NXB Giáo dục, 2007. Phong trào cải cách ở một số nước Đông Á từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, (Chủ biên), NXB Thế giới, 2007. Biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, (Chủ biên), NXB Công an Nhân dân, 2010. Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam 1940 - 2010, NXB Chính trị Quốc gia, 2014. Cách mạng Việt Nam trên bàn cờ quốc tế. Lịch sử và vấn đề, NXB CTQG, H 2015.

Nguyễn Thừa Hỷ (1937 - ?)

  • 6 thg 12, 2022
  • 0

Họ tên: Nguyễn Thừa Hỷ Năm sinh: 10/01/1937 Giới tính: Nam Quê quán: Phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Chuyên ngành: Lịch sử Học hàm: Phó Giáo sư Học vị: Tiến sĩ Danh hiệu giải thưởng, huân huy chương: Nhà giáo Ưu tú Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Đái Duy Ban (1937 - ?)

  • 6 thg 12, 2022
  • 0

Đái Duy Ban (sinh ngày 22 tháng 9 năm 1937) là Giáo sư, Viện sĩ, Tiến sĩ khoa học, Bác sĩ, Nguyên giám đốc Trung tâm nghiên cứu Hóa Sinh ứng dụng Viện Khoa học Việt Nam và Chủ tịch Hội Hóa Sinh Y học Việt Nam. Ông giữ cương vị Ủy viên thường vụ Tổng Hội Y Học Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Khoa học quốc tế trong Liên đoàn Hóa Sinh Lâm sàng châu Á Thái Bình Dương, Ủy viên Hội đồng Khoa học ngành Công nghệ sinh học Việt Nam, Cố vấn khoa học Hệ thống Phòng khám VIPLAB Việt Nam, Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ Vạn Xuân, Viện trưởng Viện nghiên cứu đào tạo và chuyển giao công nghệ sinh học, người sáng lập Công ty Phòng khám Đại Gia đình DAIBIO.

Đặng Phong (1937 - 2010)

  • 6 thg 12, 2022
  • 0

Đặng Phong (4 tháng 11 năm 1937 – 20 tháng 8 năm 2010) là một nhà sử học kinh tế người Việt Nam. Ông lần lượt tốt nghiệp Đại học Hà Nội vào năm 1960 rồi sau đó là Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội vào 4 năm sau. Không chỉ từng làm Trưởng phòng Lịch sử Kinh tế, Viện Kinh tế Việt Nam, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Thị trường & Giá cả, ông còn là giảng viên thỉnh giảng của nhiều trường đại học ngoài lãnh thổ Việt Nam. Đặng Phong được gọi là "cuốn từ điển sống" về kinh tế Việt Nam với hơn 40 năm nghiên cứu lịch sử kinh tế Việt và là tác giả của hơn 30 công trình, đặc biệt là về thời kỳ bao cấp, kinh tế Việt Nam thời hậu tái thống nhất cũng như những cuộc "phá rào" nhằm thoát khỏi ràng buộc của thời đó và giai đoạn đầu của thời kỳ Đổi Mới.

Hà Văn Tấn (1937 - 2019)

  • 8 thg 12, 2022
  • 0

Ông là một nhà sử học, khảo cổ học Việt Nam. Ông là một trong "tứ trụ" của nền sử học Việt Nam (Lâm, Lê, Tấn, Vượng).

Trần Kim Thạch (1937 - 2009)

  • 9 thg 12, 2022
  • 0

Trần Kim Thạch (1937–2009) là một trong những nhà địa chất hàng đầu của Việt Nam và là nhà khoa học nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới.Ông cũng là người có công lớn góp phần vào việc đặt nền móng nghiên cứu, giảng dạy và phát triển hiệu quả về địa chất tại miền Nam Việt Nam liên tục trong suốt 45 năm qua (1964–2009). Ông được giới chuyên môn xem là một trong số ít những cây đại thụ của ngành địa chất Việt Nam.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_11

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_13