Tiểu sử của Triệu Thị Trinh (226 - 248)

Triệu Thị Trinh (còn có những tên gọi khác như Triệu Trinh Nương, Nàng Trinh hoặc là Bà Triệu) sinh trưởng tại làng Cẩm Trướng, huyện Quân Yên (cũng tức là huyện Quan Yên), quận Cửu Chân. Vào thời nhà Nguyễn, làng Cẩm Trướng thuộc xã Cẩm Trướng (còn có tên khác là xã Cẩm Cầu) huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá. Ngày nay, làng này thuộc xã Định Công, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá. Theo truyền thuyết, Bà sinh ngày 2 tháng 10 năm 226

Triệu Thị Trinh (226 - 248):

Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Triệu Thị Trinh:

Năm Tuổi Địa điểm Sự kiện
226 ... ... Triệu Thị Trinh được sinh ra
248 22 tuổi ... Triệu Thị Trinh mất

Thân thế và sự nghiệp của Triệu Thị Trinh:

Triệu Thị Trinh (còn có những tên gọi khác như Triệu Trinh Nương, Nàng Trinh hoặc là Bà Triệu) sinh trưởng tại làng Cẩm Trướng, huyện Quân Yên (cũng tức là huyện Quan Yên), quận Cửu Chân. Vào thời nhà Nguyễn, làng Cẩm Trướng thuộc xã Cẩm Trướng (còn có tên khác là xã Cẩm Cầu) huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá. Ngày nay, làng này thuộc xã Định Công, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá. Theo truyền thuyết, Bà sinh ngày 2 tháng 10 năm 226


Triệu Thị Trinh là Nữ anh hùng dân tộc, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân Ngô trong thời Bắc thuộc. Tên thực là Triệu Thị Trinh hoặc Triệu Trịnh Nương. Sử cũng gọi là Nhuỵ Kiều tướng quân, hay Lệ Hải bà vương, quê ở Cửu Chân, huyện Nông Cống (nay thuộc vùng núi Quan Yên, tỉnh Thanh Hóa).

Bà giỏi võ nghệ, có chí lớn. Năm 19 tuổi, đáp người hỏi bà về việc chồng con, bà nói: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, cỡi ách nô lệ, há chịu cúi đầu làm tì thiếp người ta ư?. Bà cùng anh là Triệu Quốc Đạt chiêu tập nghĩa quân, quyết lòng đánh đuổi quân Ngô cứu nước, cứu dân. Người chị dâu có ý phản động toan tố cáo giặc, bà cương quyết giết đi.

Năm Mậu Thìn 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ. Giữa lúc chiến đấu ác liệt với quân Ngô, anh bà đột ngột lâm bệnh rồi mất, bà vẫn tiếp tục chỉ huy dân quân đánh đuổi giặc. Tướng Ngô là Thứ sử Lục Dân dùng của cải quyến tước mua chuộc một số tù trưởng khiến một số người rời bỏ cuộc chiến, rồi đem quân đàn áp nghĩa quân dữ dội. Thất bại, bà chạy đến xã Bộ Điền (nay là Phú Điền, huyện Mĩ Hóa) tử đâm cổ hi sinh, hưởng dương 23 tuổi, (có sách chép bà hi sinh trên đỉnh núi Tùng). Nay là xã Phú Điền, tỉnh Thanh Hóa có đền thờ bà.

Về sau Lý Nam Đế (Lý Bôn) có lập miếu thờ bà và truy phong là Bật chính anh hùng tài trinh nhất phu nhân.

Một số video về Triệu Thị Trinh

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật cùng thời kỳ với Triệu Thị Trinh:

Bà Triệu (226 - 248)

  • 2 thg 12, 2
  • 303

Bà Triệu có tên là Triệu Thị Trinh, thuở nhỏ ba mẹ đều mất sớm, là em gái của Triệu Quốc Đạt - một hào trưởng lớn ở miền núi huyện Quan yên, thuộc quận Cửu Chân (huyện Yên Định, Thanh Hóa), bà là người có sức khỏe, có chí lớn và giàu mưu chí. Năm 19 tuổi, bà đã cùng anh trai tập hợp nhiều nghĩa sĩ trên đỉnh núi Nưa, mài gươm luyện võ, chuẩn bị khởi nghĩa.

Sĩ Tiếp (137 - 226)

  • 2 thg 12, 2
  • 81

Sĩ Tiếp là thái thú cai trị đất Giao Chỉ (nay tương ứng với miền Bắc Việt Nam) vào thời Bắc thuộc từ năm 187 đến năm 226 (cuối thời Đông Hán, đầu thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc). Ông được coi là một vị quan cai trị có tài và được giới Nho học phong kiến Việt Nam sau này suy tôn là một trong những nhân vật mở đường cho Nho giáo ở Việt Nam.

Triệu Thị Trinh (226 - 248)

  • 1 thg 11, 2014
  • 169

Triệu Thị Trinh (còn có những tên gọi khác như Triệu Trinh Nương, Nàng Trinh hoặc là Bà Triệu) sinh trưởng tại làng Cẩm Trướng, huyện Quân Yên (cũng tức là huyện Quan Yên), quận Cửu Chân. Vào thời nhà Nguyễn, làng Cẩm Trướng thuộc xã Cẩm Trướng (còn có tên khác là xã Cẩm Cầu) huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá. Ngày nay, làng này thuộc xã Định Công, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá. Theo truyền thuyết, Bà sinh ngày 2 tháng 10 năm 226

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_14

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_3