Tiểu sử của Lê Xuân Nghĩa (1952 - ?)

Lê Xuân Nghĩa (sinh ngày 2 tháng 2 năm 1952, tại Hà Tĩnh) là một nhà kinh tế Việt Nam. Ông được biết đến là một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ và ngân hàng; có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực kinh tế nhà nước và làm cố vấn kinh tế cho các đời Thủ tướng Việt Nam và Lào.

Lê Xuân Nghĩa (1952 - ?):

Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Lê Xuân Nghĩa:

Năm Tuổi Địa điểm Sự kiện
1952 ... ... Lê Xuân Nghĩa được sinh ra
... ... ... Lê Xuân Nghĩa mất

Thân thế và sự nghiệp của Lê Xuân Nghĩa:

Lê Xuân Nghĩa (sinh ngày 2 tháng 2 năm 1952, tại Hà Tĩnh) là một nhà kinh tế Việt Nam. Ông được biết đến là một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ và ngân hàng; có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực kinh tế nhà nước và làm cố vấn kinh tế cho các đời Thủ tướng Việt Nam và Lào.


Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa: “Tôi đã bắt đầu mua vào cổ phiếu, nếu không mua 4 – 5 tháng sau có lẽ sẽ hối hận”.
“Từ nay tới cuối năm sẽ có thay đổi lớn về room tín dụng. Bởi nếu không chuẩn bị sớm thì rất khó cho bối cảnh hiện nay, NHNN 2 tuần nay đang làm và sắp tới sẽ làm mạnh hơn”, ông Nghĩa chia sẻ.
Chia sẻ tại Toạ đàm “Các kênh dẫn vốn cho doanh nghiệp Việt Nam” diễn ra chiều ngày 15/11, Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính tiền tệ Quốc gia - đã có những thông tin đáng chú ý.

Trong đó, trả lời nhà đầu tư về câu hỏi liệu Ngân hàng Nhà nước còn tăng lãi suất nữa không, ông Nghĩa cho biết theo quan điểm cá nhân, Fed của Mỹ nếu tăng cũng chỉ mở mức 0,5%, và Việt Nam thì không tăng nữa.

"Từ nay tới cuối năm sẽ có thay đổi lớn về room tín dụng"

“Từ nay tới cuối năm sẽ có thay đổi lớn về room tín dụng. Bởi nếu không chuẩn bị sớm thì rất khó cho bối cảnh hiện nay, NHNN 2 tuần nay đang làm và sắp tới sẽ làm mạnh hơn”, ông Nghĩa nói.

Dưới một góc nhìn lạc quan hơn, ông Nghĩa cho rằng sự khó khăn của nền kinh tế thế giới hiện nay chỉ là một tai nạn do Covid-19 và do xung đột. Vì tai nạn lớn nên kéo dài, dẫn đến sẽ có khó khăn nhất định; song không nền tài chính nào trên thế giới bị khủng hoảng.

Và tai nạn thì không biểu hiện cho dài hạn, thực tế khảo sát cho thấy Mỹ đang hồi phục rất tốt. Ông Nghĩa theo đó không nghĩ là thực tế sẽ quá bi đát như những định chế dự báo hiện nay, và Việt Nam chúng ta cũng đang phản ứng thái quá do tâm lý.

Ông Nghĩa cũng đề cập đến tình trạng DN đang kinh doanh trong bối cảnh chênh lệch “lãi suất – lạm phát” rất cao.

Ông Nghĩa minh chứng, từ đầu năm đến tháng 10, tăng trưởng GDP vào khoảng 8%, lạm phát khoảng 3%. Như vậy, GDP danh nghĩa tăng khoảng 11%. Hay nói cách khác, GDP tính theo giá hiện hành tăng 11%. Trong khi đó, cung tiền M2 chỉ tăng được 3%. Giả định, vòng quay tiền không đổi, thì nền kinh tế thiếu tiền cung ứng để lưu thông hàng hoá theo giá hiện hành một cách bình thường.

Theo thống kê, cung tiền năm 2021 tăng 11%, trong khi GDP danh nghĩa chỉ tăng khoảng 4,6%. Như vậy, có khoảng 6,4% tiền dư thừa từ năm 2021 được tiếp tục lưu hành trong các quý đầu năm 2022. Dù vậy, đến nay thanh khoản của nền kinh tế bắt đầu suy kiệt.

Cũng vì lý do đó, nhu cầu tín dụng của nền kinh tế đang rất lớn dẫn tới lãi suất cho vay của NHTM tăng rất nhanh. Ví dụ, lãi suất cho vay kỳ hạn 1 năm khoảng 10%, lạm phát 3%. Ngược lại, ở châu Âu lãi suất cho vay kỳ hạn 1 năm là 3%, trong khi lạm phát 10%. Lãi suất thực âm gấp đôi lạm phát. Mỹ cũng tương tự, lạm phát Mỹ khoảng 8,5-9%, trong khi lãi suất cho vay khoảng 2,5% - 3%.

Nhìn chung, tỷ lệ lạm phát thuộc nhóm thấp nhất thế giới nhưng lãi suất tiền gửi và cho vay cao dẫn đến vấn đề thanh khoản hiện tại của DN Việt Nam.

Mặt khác, NHNN đã hút vào 600.000 tỷ đồng dẫn tới tiền hạn chế trong lưu thông. Đồng thời, 900.000 tỷ đồng đầu tư công do phát hành trái phiếu Chính phủ đang bị đóng băng. Do đó, cần phải tìm cách giải phóng 900.000 tỷ đầu tư công đang bị "nhốt" tại hệ thống ngân hàng.
Giải pháp “giải cứu” DN bất động sản: Cho DN tái cấu trúc như một NHTM và không hình sự hoá án kinh tế

Câu hỏi đặt ra, làm sao để giải cứu tình trạng này? Đó chính là đẩy nhanh dòng tiền ra ngoài. Cụ thể, theo ông Nghĩa, ban tư vấn đã và đang khẩn trương làm đề án giải pháp do trực tiếp Thủ tướng chỉ đạo; có 4 kiến nghị giải pháp chính, gồm:

Một, có thể dùng 300.000 tỷ đồng gửi vào 4 ngân hàng quốc doanh lớn và cho phép cho vay ngắn hạn. Đây là cách ngân hàng không lo mất thanh khoản.

Hai , trích một phần trong số tiền này thành lập khẩn trương quỹ bảo lãnh trái phiếu doanh nghiệp như Chính phủ Trung Quốc và Hàn Quốc đang làm. Quỹ sẽ mua lại trái phiếu, bảo lãnh, tái bảo lãnh trái phiếu rồi từ từ xử lý tài sản trong tương lai. Chính phủ cũng có thể xem xét kéo dài điều kiện nhà đầu tư chuyên nghiệp của nghị định trước đó thêm 1 năm. Như vậy sẽ có thêm 1 năm để nhà đầu tư không chuyên tiếp tục đầu tư trái phiếu, sau đó, từ từ thu hẹp lại.

Ba, không hình sự hóa các vụ án, vì nếu như thế thì tài sản sẽ bị phong tỏa không xử lý được nữa.

Cuối cùng, cho phép các doanh nghiệp tái cấu trúc nợ như một NHTM, làm đề án tái cấu trúc nợ và công khai ra thị trường.

Với các giải pháp này, ông Nghĩa cho biết có thể dần dần giải quyết các vấn đề của nền kinh tế trong vòng 1 - 2 năm để dứt điểm các vấn đề về trái phiếu. Trong vòng 2 năm thì chứng khoán sẽ hồi phục. Tiền sẽ được bơm ra từ các kênh, mặt khác, rủi ro từ kênh trái phiếu không còn nữa theo đó lãi suất sẽ đi xuống và tỷ giá hối đoái sẽ đi xuống.

Đồng quan điểm, Chủ tịch VNDirect cũng nhấn mạnh để xử lý tình trạng này cần thời gian bằng năm. Nhưng, điểm tích cực thấy được là chính quyền đã nắm được vấn đề và đang ráo riết lên phương án.

Đây theo đó cũng là cơ hội đầu tư mới cho nhà đầu tư. Tiến sĩ Nghĩa tâm sự bản thân là người đầu tiên tham gia TTCK Việt Nam (giai đoạn đầu chỉ có 2 mã là REE và SAM), đồng thời là người Việt đầu tiên nghĩ đến việc mua bất động sản bên Trung Quốc. Và với kinh nghiệm đó, ông nhấn mạnh: “Tôi đã bắt đầu mua vào cổ phiếu, nếu không mua 4 – 5 tháng sau có lẽ sẽ hối hận”.

Thực tế, khối ngoại cũng có dấu hiệu trở lại TTCK Việt nam. “Nhà đầu tư nước ngoài khác Việt Nam ở chỗ, họ chạy nhưng ngoảnh lại, Việt Nam mình chạy là chạy luôn”, ông Nghĩa dí dỏm. Nói vậy, song theo ông để việc đẩy tiền ra hiệu quả (tức phải đúng chỗ), thì Việt Nam cần tái cấu trúc lại hệ thống bất động sản.

Trong đó, bất động sản cao cấp được đẩy mạnh quá đà, nhằm phục vụ đối tượng đầu tư đầu cơ; trong khi nhu cầu ở thực của người dân thu nhập vừa rất cao. Bài học cho chúng ta chính là cuộc khủng hoảng của Trung Quốc, nguyên nhân nhìn thấy là sự dư thừa quá mức của dự án siêu sang.

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật cùng thời kỳ với Lê Xuân Nghĩa:

Võ Thị Sáu (1933 - 1952)

  • 2 thg 12, 2
  • 475

Võ Thị Sáu tên thật Nguyễn Thị Sáu sinh năm 1933 tại xã Phước Thọ, Huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa nay thuộc nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Cô được biết với vai trò là một nữ chiến sĩ anh hùng và được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Nguyễn Hữu Chánh (1952 - ?)

  • 4 thg 12, 2022
  • 0

Ông là một chính khách người Việt hải ngoại, Chủ tịch Đảng Dân tộc Việt Nam.

Lê Xuân Nghĩa (1952 - ?)

  • 6 thg 12, 2022
  • 0

Lê Xuân Nghĩa (sinh ngày 2 tháng 2 năm 1952, tại Hà Tĩnh) là một nhà kinh tế Việt Nam. Ông được biết đến là một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ và ngân hàng; có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực kinh tế nhà nước và làm cố vấn kinh tế cho các đời Thủ tướng Việt Nam và Lào.

Mai Trọng Nhuận (1952 - ?)

  • 8 thg 12, 2022
  • 0

Mai Trọng Nhuận (sinh 1952 tại Hà Tĩnh) là Giáo sư, nhà quản lý sư phạm và là nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội nhiệm kỳ 2007–2012. Ông là nhà nghiên cứu địa chất và tài nguyên môi trường, từng bảo vệ luận án tiến sĩ năm 1984 tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và được phong giáo sư năm 1996.

Bảo Ninh (1952 - ?)

  • 8 thg 12, 2022
  • 0

Bảo Ninh (sinh ngày 18 tháng 10 năm 1952) là nhà văn Việt Nam viết tiểu thuyết và truyện ngắn.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_7

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_0