Sự kiện Cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn ở Đá Vách Quảng Ngãi (1803 - 1883)

Phong trào nổi dậy ở Đá Vách (1803 - 1883) là tên gọi một loạt nhiều cuộc nổi dậy của người dân tộc thiểu số ở khu vực Quảng Ngãi, Việt Nam. Phong trào kéo dài từ buổi đầu triều đại vua Gia Long đến suốt hơn nửa thế kỷ. Nguyên do chính sách cai trị của triều đình nhà Nguyễn, sưu cao thuế nặng, quan lại và địa chủ tham lam nhũng nhiều người dân và còn xúc phạm đến phong tục đời sống của đồng dân tộc thiểu số ở khu vực Đá Vách. Đây là cuộc chiến bền bỉ của nhân dân Đá Vách dưới thời nhà Nguyễn.

Cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn ở Đá Vách Quảng Ngãi (1803 - 1883):

Diễn biễn lịch sử:

Phong trào nổi dậy ở Đá Vách (1803 - 1883) là tên gọi một loạt nhiều cuộc nổi dậy của người dân tộc thiểu số ở khu vực Quảng Ngãi, Việt Nam. Phong trào kéo dài từ buổi đầu triều đại vua Gia Long đến suốt hơn nửa thế kỷ. Nguyên do chính sách cai trị của triều đình nhà Nguyễn, sưu cao thuế nặng, quan lại và địa chủ tham lam nhũng nhiều người dân và còn xúc phạm đến phong tục đời sống của đồng dân tộc thiểu số ở khu vực Đá Vách. Đây là cuộc chiến bền bỉ của nhân dân Đá Vách dưới thời nhà Nguyễn.


Năm 1803, dân Đá Vách gây biến, Gia Long điều Lê Văn Duyệt vào dẹp loạn. Năm 1807, triều đình chiêu dụ nhưng không hiệu quả, quân Vách Đá lại kéo xuống đốt bảo Tượng Đầu. Nhà vua bèn sai Lưu thú Nguyễn Công Toản và Phan Tiến Hoàng đem quân đánh đuổi.

Cuối năm 1810, quân Đá Vách lại tràn xuống đánh bảo Giang Ngạn, giết chết viên Thủ ngự rồi kéo đến đánh phá thôn Bồ Đề, quê hương của Lê Văn Duyệt. Năm 1812, thấy quân nổi dậy hoạt động mạnh, Tả quân xin lấy các xã ven núi đặt làm 27 xóm, chọn người đứng đầu, lại điều quân thuộc 6 cơ ở Quảng Ngãi đóng chặn.Năm 1816, quân Đá Vách lại kéo xuống đánh phá, quan nhà Nguyễn là Phan Tiến Hoàng không chống nổi, bị trói về kinh nhận án trảm giam hậu.Năm Gia Long thứ 18 (1819), theo đề nghị của Lê Văn Duyệt, nhà vua cho đắp trường lũy Bình Man (nay có tên là Trường Lũy Quảng Ngãi)

Đến thời Minh Mạng, Thiệu Trị, nghĩa quân ở Đá Vách tiếp tục dấy binh, nhiều binh tướng triều đình bị sát hại. Đời Tự Đức (trị vì: 1847-1883), cuộc đấu tranh của nhân dân Đá Vách vẫn diễn ra, nhưng ít gay gắt hơn. Đến 1854, thì họ lại quyết liệt khiến nhà vua phải ra lệnh cho quan đầu tỉnh Quảng Ngãi điều động cả lính đang nghỉ phép, để bổ sung cho các đồn bảo.

Đến giữa năm sau (1885), quân nổi dậy tấn công bảo Ngân Hòa và Vĩnh Khánh, rồi thừa thắng đánh luôn bảo Tuy An, làm viên Hiệp quản phải bỏ chạy. Sau đó, nhà vua phải điều thêm 1000 lính đế phối hợp mới đánh đuổi được

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật liên quan đến sự kiện này

Lê văn Duyệt (1763 - 1832)

  • 2 thg 12, 2
  • 114

Lê Văn Duyệt là một nhà chính trị, quân sự Việt Nam. Ông được biết đến khi tham gia phò tá chúa Nguyễn Ánh, trong cuộc chiến của Nguyễn Ánh với quân Tây Sơn. Sau khi chiến tranh kết thúc và Nhà Nguyễn được thành lập, ông trở thành một vị quan cấp cao trong triều đình và phục vụ hai triều vua Gia Long và Minh Mạng. Lê Văn Duyệt sinh năm Quý Mùi (1763) tại vàm Trà Lọt, thuộc làng Hòa Khánh (nay thuộc xã Hòa Khánh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang).

Địa điểm liên quan đến sự kiện này

Quảng Ngãi

  • 2 thg 12, 2
  • 143

Quảng Ngãi là tỉnh ven biển, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi - Bình Định) và được Chính phủ chọn khu vực Dung Quất để xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 5.136,88 km2. Quảng Ngãi có bờ biển dài khoảng 129 km, ngoài khơi có đảo Lý Sơn và một số đảo nhỏ khác

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_10

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_2