Tiểu sử của Ngô Thị Thuận (1939 - ?)

Sau khi tốt nghiệp Khoa Hóa học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, bà được cử sang Liên Xô, học tiếp tại Trường Đại học Tổng hợp Lômônôxốp, chỉ sau gần 3 năm miệt mài đèn sách - năm 1962, bà đã tốt nghiệp với kết quả xuất sắc và được chuyển tiếp nghiên cứu sinh. Vì có sự chậm trễ về giấy tờ, bà trở về nước với hành lý chỉ toàn sách vở, bà được nhận vào làm cán bộ giảng dạy của Khoa Hoá học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và ngay lập tức tham gia giảng dạy cho sinh viên. Cuốn " Xúc tác trong Hóa học hữu cơ"do bà viết vào thời gian này được nhà trường in rônêô năm 1963, là cuốn sách tốt cho các sinh viên ngành Hoá hữu cơ. Khao khát khám phá những chân trời khoa học mới, mong mỏi nâng cao tri thức của mình để có thể truyền thụ kiến thức nhiều hơn cho các em sinh viên, năm 1963, bà sang Liên Xô làm tiếp nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Tổng hợp Lômônôxốp. Với lòng say mê khoa học, bà lao vào học tập, nghiên cứu, tìm tòi dưới sự hướng dẫn của nữ Giáo sư Turôva Pôliắc.

Ngô Thị Thuận (1939 - ?):

Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Ngô Thị Thuận:

Năm Tuổi Địa điểm Sự kiện
1939 ... ... Ngô Thị Thuận được sinh ra
... ... ... Ngô Thị Thuận mất

Thân thế và sự nghiệp của Ngô Thị Thuận:

Sau khi tốt nghiệp Khoa Hóa học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, bà được cử sang Liên Xô, học tiếp tại Trường Đại học Tổng hợp Lômônôxốp, chỉ sau gần 3 năm miệt mài đèn sách - năm 1962, bà đã tốt nghiệp với kết quả xuất sắc và được chuyển tiếp nghiên cứu sinh. Vì có sự chậm trễ về giấy tờ, bà trở về nước với hành lý chỉ toàn sách vở, bà được nhận vào làm cán bộ giảng dạy của Khoa Hoá học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và ngay lập tức tham gia giảng dạy cho sinh viên. Cuốn " Xúc tác trong Hóa học hữu cơ"do bà viết vào thời gian này được nhà trường in rônêô năm 1963, là cuốn sách tốt cho các sinh viên ngành Hoá hữu cơ. Khao khát khám phá những chân trời khoa học mới, mong mỏi nâng cao tri thức của mình để có thể truyền thụ kiến thức nhiều hơn cho các em sinh viên, năm 1963, bà sang Liên Xô làm tiếp nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Tổng hợp Lômônôxốp. Với lòng say mê khoa học, bà lao vào học tập, nghiên cứu, tìm tòi dưới sự hướng dẫn của nữ Giáo sư Turôva Pôliắc.


Nỗ lực của bản thân bà phải tăng lên nhiều lần khi Giáo sư hướng dẫn đột ngột qua đời. Lãnh đạo Khoa và Bộ môn đã đưa ra hai sự lựa chọn: hoặc tiếp tục theo hướng cũ thì hoàn toàn phải tự lực cánh sinh, hoặc chọn một đề tài mới và làm lại từ đầu. Bà đã quyết tâm đi theo con đường mình đã chọn là tiếp tục đề tài nghiên cứu về xúc tác. Cô gái Việt Nam bé nhỏ đã khiến các thầy cô giáo Nga và các bạn sinh viên nước ngoài hết sức khâm phục khi vẫn bảo vệ thành công xuất sắc luận án tiến sĩ (thời đó gọi là Phó tiến sĩ) đúng thời hạn chỉ với sự giúp đỡ của một cộng tác viên khoa học là một cô giáo trẻ người Nga. Không thể nói hết những khó khăn phải trải qua thời gian đó: tìm tòi nghiên cứu, tiến hành thí nghiệm, viết và sửa chữa luận án bằng tiếng Nga... Những nỗ lực rồi cũng được đền đáp xứng đáng khi bà được nhận tấm bằng tiến sĩ Hoá học và trở thành nữ tiến sĩ Hoá học đầu tiên của Việt Nam . Vui hơn nữa là bà được trở về Tổ quốc Việt Nam, về với mái trường thân yêu, nơi đã dìu dắt bà những bước đi đầu tiên trên con đường khoa học, về với người mẹ hiền đêm ngày dõi theo từng bước chân con...
GS. Ngô Thị Thuận nhớ mãi năm 1972, thời gian có thể coi là khó khăn nhất với bà. Năm đó, Mỹ trở lại đánh phá miền Bắc, cả trường phải sơ tán tại Hiệp Hòa, Bắc Giang, bà vừa sinh con thứ hai thì mẹ bị ngã gãy chân phải nằm yên không dậy được tới gần 2 năm. Bà vừa chăm mẹ già, vừa nuôi hai con nhỏ, vừa phải đảm bảo giảng dạy cho các lớp sinh viên. Gian khổ không làm bà chùn bước, bà tìm mọi điều kiện có thể để hướng dẫn thí nghiệm cho sinh viên, giúp các em có kiến thức về thực tế. Cô trò thường xuyên phải đi bộ nhiều cây số tìm các đoàn địa chất để nhờ địa điểm, bản thân bà lặn lội đi từng cơ sở tìm kiếm sự giúp đỡ cho sinh viên. Năm 1967, bà vừa sinh con đầu lòng được vài tuần đã phải nhờ sinh viên chở bằng xe đạp đi mượn dụng cụ thí nghiệm. Những khó khăn gian khổ thời đó có lẽ bây giờ khó có thể hình dung nổi, nhưng mọi người vẫn bình tĩnh và tự tin vượt qua. Khó khăn về vật chất là khó khăn chung của cả đất nước lúc bấy giờ, nhưng bà lại may mắn có được người bạn đời, cũng là người thầy giáo, người đồng nghiệp đáng tin cậy luôn ở bên, động viên, chia sẻ với bà những lúc gian nan nhất - đó là GS.TSKH.NGND Đặng Như Tại. Niềm say mê khoa học của 2 giáo sư là tấm gương sáng cho nhiều thế hệ sinh viên sau này noi theo.
Từ năm 1979 đến năm 1981, GS. Ngô Thị Thuận được cử đi làm thực tập sinh cao cấp tại Liên Xô. Năm 1987, một lần nữa bà lại bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ khoa học với đề tài "Động lực học của các quá trình đa phân tử không ổn định với sự tích tụ sản phẩm ngưng kết trên các chất xúc tác dị thể"tại Trường Đại học Tổng hợp Lômônôxốp. Nhà khoa học không ngừng học tập này đã tiếp tục có những nghiên cứu ứng dụng vào thực tế ở Việt Nam như: nghiên cứu xúc tác chuyển hoá các sản phẩm dầu mỏ, xúc tác xử lý ô nhiễm môi trường... Trước thực trạng sử dụng các chất màu không được dùng cho thực phẩm, bà đề xuất và làm chủ nhiệm đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà nước: "Xây dựng quy trình công nghệ tách chiết và tổng hợp các chất màu dùng cho thực phẩm"nhằm phục vụ thiết thực cho đời sống của nhân dân. Chính đề tài khoa học này đã mang lại giải thưởng Kôvalepxkaia năm 1994 cho tập thể nữ Bộ môn Hoá học Hữu cơ mà bà làm Chủ nhiệm. Bà cũng tự hào vì đây là Bộ môn đầu tiên của Trường mà tất cả anh chị em đều có trình độ tiến sĩ trở lên.
Tròn 40 năm công tác, GS. Ngô Thị Thuận nhận quyết định nghỉ hưu năm 2002. Nghỉ hưu nhưng công việc còn bộn bề, bà tiếp tục tham gia giảng dạy cho các lớp sinh viên, hướng dẫn học viên cao học và nghiên cứu sinh, tiếp tục cho ra đời nhiều công trình khoa học thiết thực và bổ ích. Hơn 40 năm nghiên cứu và giảng dạy, bà đã hướng dẫn thành công 17 luận án tiến sĩ; 27 luận văn thạc sĩ, trên 120 khóa luận tốt nghiệp; Chủ trì 14 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp; Công bố 172 bài báo và báo cáo khoa học trên các tạp chí trong và ngoài nước. Chủ biên 2 cuốn sách, dịch 4 cuốn sách chuyên ngành. Hiện bà vẫn đang tiếp tục hướng dẫn 4 nghiên cứu sinh và 3 học viên cao học. Nhiều sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh của bà nay đã trở thành các phó giáo sư, tiến sĩ, đảm nhiệm nhiều trọng trách khác nhau trên mọi miền của đất nước. Dưới sự hướng dẫn nghiên cứu khoa học của bà, nhiều sinh viên đạt giải cao trong các kỳ thi nghiên cứu khoa học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bà còn tham gia bồi dưỡng cho đội tuyển học sinh giỏi đi thi Olympic Hoá học quốc tế, trực tiếp giảng dạy cho lớp cử nhân khoa học tài năng của Khoa.

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật cùng thời kỳ với Ngô Thị Thuận:

Trịnh Công Sơn (1939 - 2001)

  • 10 thg 11, 2014
  • 154

Trịnh Công Sơn sinh tại cao nguyên Lạc Giao (xã Lạc Giao-hiện nay là phường Thống Nhất, Ban Mê Thuột), tỉnh Đắk Lắk nhưng lúc nhỏ sống ở làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế . Ông lớn lên tại Huế. Lúc nhỏ ông học theo học các trường Lyceè Francais và Provindence ở Huế, sau vào Sài Gòn theo học triết học trường Tây Lyceé J.J Rousseau Sài Gòn và tốt nghiệp tú tài tại đây.

Tản Đà (1889 - 1939)

  • 28 thg 11, 2022
  • 0

Trong văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20, Tản Đà nổi lên như một ngôi sao sáng, vừa độc đáo, vừa dồi dào năng lực sáng tác. Ông là một cây bút phóng khoáng, xông xáo trên nhiều lĩnh vực. Đi khắp miền đất nước, ông đã để lại nhiều tác phẩm với nhiều thể loại. Ông đã từng làm chủ bút tạp chí Hữu Thanh, An Nam tạp chí. Với những dòng thơ lãng mạn và ý tưởng ngông nghênh, đậm cá tính, ông được đánh giá là người chuẩn bị cho sự ra đời của thơ mới trong nền văn học Việt Nam, là "gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại". Ngoài sáng tác thơ, Tản Đà còn giỏi trong việc dịch thơ Đường thành thơ lục bát và được biết đến như một người dịch thơ Đường ra ngôn ngữ Việt hay nhất.

Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939)

  • 28 thg 11, 2022
  • 0

Ông là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Tuy thời gian cầm bút rất ngắn ngủi, với tác phẩm đầu tay là truyện ngắn Chống nạng lên đường đăng trên Ngọ báo vào năm 1930, ông đã để lại một kho tác phẩm đáng kinh ngạc: hơn 30 truyện ngắn, 9 tập tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch, cùng một bản dịch vở kịch từ tiếng Pháp, một số bài viết phê bình, tranh luận văn học và hàng trăm bài báo viết về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa. Một số trích đoạn tác phẩm của ông trong các tác phẩm Số đỏ và Giông Tố đã được đưa vào sách giáo khoa môn Ngữ văn của Việt Nam.

Ngô Thị Thuận (1939 - ?)

  • 30 thg 11, 2022
  • 0

Sau khi tốt nghiệp Khoa Hóa học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, bà được cử sang Liên Xô, học tiếp tại Trường Đại học Tổng hợp Lômônôxốp, chỉ sau gần 3 năm miệt mài đèn sách - năm 1962, bà đã tốt nghiệp với kết quả xuất sắc và được chuyển tiếp nghiên cứu sinh. Vì có sự chậm trễ về giấy tờ, bà trở về nước với hành lý chỉ toàn sách vở, bà được nhận vào làm cán bộ giảng dạy của Khoa Hoá học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và ngay lập tức tham gia giảng dạy cho sinh viên. Cuốn " Xúc tác trong Hóa học hữu cơ"do bà viết vào thời gian này được nhà trường in rônêô năm 1963, là cuốn sách tốt cho các sinh viên ngành Hoá hữu cơ. Khao khát khám phá những chân trời khoa học mới, mong mỏi nâng cao tri thức của mình để có thể truyền thụ kiến thức nhiều hơn cho các em sinh viên, năm 1963, bà sang Liên Xô làm tiếp nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Tổng hợp Lômônôxốp. Với lòng say mê khoa học, bà lao vào học tập, nghiên cứu, tìm tòi dưới sự hướng dẫn của nữ Giáo sư Turôva Pôliắc.

Trung Kiên (1939 - 2021)

  • 4 thg 12, 2022
  • 0

Ông là một ca sĩ, giáo sư, từng giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin. Ông là con trai của nhà cách mạng Nguyễn Danh Đới. Ông được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1984 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2001.

Phan Trung Điền (1939 - 2018)

  • 8 thg 12, 2022
  • 0

Phan Trung Điền (1939-2018) là một Tiến sĩ Khoa học người Việt Nam. Ông là nhà địa chất trầm tích học người Việt Nam đầu tiên áp dụng phương pháp phân tích bể cùng với mô phỏng các quá trình tích tụ của các trầm tích Đệ tam trên thềm lục địa Việt Nam, tên ông được đưa vào sách Tiến sĩ Việt nam Hiện đại, nằm thứ 22 trong mục Danh sách các Tiến sĩ Khoa học. Sau khi ông mất, tên ông cùng các kỉ vật của ông đã được đưa vào Trung tâm Di sản các nhà khoa học bên cạnh tên tuổi các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành khác của Việt Nam.

Nguyễn Châu (1939 - 2019)

  • 8 thg 12, 2022
  • 0

Nguyễn Châu (16/11/1939 - 11/09/2019), nguyên là một nhà vật lý người Việt Nam, Tiến sĩ khoa học, Giáo sư vật lý của trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên là Phó chủ tịch Hội Vật lý Việt Nam các khóa 3 (1991-1997), 4 (1997-2002) và 5 (2002-2007); đồng thời là Chủ tịch Hội Khoa học Vật liệu Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2008. Ông là chuyên gia trong lĩnh vực từ học và vật liệu từ ở Việt Nam thuộc chuyên ngành vật lý chất rắn và khoa học vật liệu.

Võ Hồng Anh (1939 - 2009)

  • 8 thg 12, 2022
  • 0

Võ Hồng Anh (1939–2009) là một nữ giáo sư tiến sĩ nổi tiếng về ngành toán lý tại Việt Nam. Bà là người đầu tiên nhận được Giải thưởng Kovalevskaya năm 1988. Bà là con gái đầu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Thị Quang Thái.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_11

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_14