Sự kiện Cuộc nổi dậy của binh lính Đô Lương (1941 - ?)

Từ đầu năm 1940, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, phong trào cách mạng của quần chúng ngày càng lan rộng và có ảnh hưởng đến tinh thần các binh lính người Việt trong quân đội Pháp. Tại Nghệ An, binh lính rất bất bình vì bị bắt sang Lào làm bia đỡ đạn cho thực dân Pháp trong cuộc chiến với Thái Lan nên đã hình thành nên sự phản kháng trong hàng ngũ của một số tầng lớp binh lính, trong đó nổi bật nhất là binh lính đồn Chợ Rạng (Thanh Chương - Nghệ An), người đứng đầu nhóm binh lính đó là Nguyễn Văn Cung.

Cuộc nổi dậy của binh lính Đô Lương (1941 - ?):

Diễn biễn lịch sử:

Từ đầu năm 1940, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, phong trào cách mạng của quần chúng ngày càng lan rộng và có ảnh hưởng đến tinh thần các binh lính người Việt trong quân đội Pháp. Tại Nghệ An, binh lính rất bất bình vì bị bắt sang Lào làm bia đỡ đạn cho thực dân Pháp trong cuộc chiến với Thái Lan nên đã hình thành nên sự phản kháng trong hàng ngũ của một số tầng lớp binh lính, trong đó nổi bật nhất là binh lính đồn Chợ Rạng (Thanh Chương - Nghệ An), người đứng đầu nhóm binh lính đó là Nguyễn Văn Cung.


Về sự kiện này, Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) viết: “Ngày 13-1-1941, Đội Cung với 50 anh em binh lính Đô Lương ở Chợ Rạng, nổi dậy bạo động cướp đồn. Một tên quan một và hai vợ chồng anh kiểm lâm bị Tây giết, toán quân ấy liền kéo về lấy thành Vinh. Nhưng công việc chưa thành thì cả toán quân đều bị bắt (4-1). Cuộc này do Đội Cung và 50 anh em binh lính tự động, không có Đảng chỉ huy”. Tòa án quân sự của thực dân Pháp họp từ 18 đến 20-2-1941 tại Hà Nội đã kết án tử hình 10 chiến sĩ, 12 án khổ sai chung thân và 24 án khổ sai từ 5 đến 20 năm.

Đội Cung và 9 đồng chí của ông đã bị thực dân Pháp đưa về hành hình tại Chợ Rạng vào sáng 25-4-1941.

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật liên quan đến sự kiện này

Đội Cung (1903 - 1941)

  • 2 thg 12, 2
  • 177

Đội Cung hay Nguyễn Văn Cung là một thủ lĩnh của cuộc binh biến của Đô Lương ngày ngày 13 tháng 1 năm 1941 tại Nghệ An, chống lại thực dân Pháp. Ông quê ở xã Đông Thọ, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa (nay thuộc thành phố Thanh Hóa). Khi trưởng thành ông tham gia lực lượng lính Khố xanh tại Nghệ An và thăng dần lên chức Đội (tương đương Trung sĩ).

Địa điểm liên quan đến sự kiện này

Nghệ An

  • 14 thg 11, 2014
  • 104

Nghệ An thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, trung tâm hành chính của Nghệ An là thành phố Vinh, nằm cách thủ đô Hà Nội 291 km về phía nam. Thời Bắc thuộc, Nghệ An và Hà Tĩnh cùng có tên là Hoan Châu, đến đời nhà Lý, Trần đổi thành Nghệ An châu, có tên là xứ Nghệ vào năm 1490, đời vua Lê Thánh Tông, rồi trấn Nghệ An. Năm 1831, vua Minh Mệnh chia trấn Nghệ An thành 2 tỉnh: Nghệ An và Hà Tĩnh . Năm 1976 đến 1991, Nghệ An và Hà Tĩnh sáp nhập thành một tỉnh Nghệ Tĩnh. Từ năm 1991, lại tách ra thành 2 tỉnh là Nghệ An và Hà Tĩnh.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_4

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_10