Sự kiện Chiến tranh Trịnh-Nguyễn, đất nước bị chia cắt thành hai vùng (1627 - 1672)
Trịnh-Nguyễn phân tranh là thời kỳ phân chia giữa chế độ "vua Lê chúa Trịnh" ở phía Bắc sông Gianh (sử gọi là Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn cai trị ở miền Nam (Đàng Trong), mở đầu khi Trịnh Tráng đem quân đánh Nguyễn Phúc Nguyên năm 1627 và kết thúc vào cuối thế kỷ 18 khi nhà Tây Sơn dẹp cả chúa Nguyễn lẫn chúa Trịnh. Nước Việt Nam bị chia cách hơn 100 năm.
Chiến tranh Trịnh-Nguyễn, đất nước bị chia cắt thành hai vùng (1627 - 1672):
Diễn biễn lịch sử:
Trịnh-Nguyễn phân tranh là thời kỳ phân chia giữa chế độ "vua Lê chúa Trịnh" ở phía Bắc sông Gianh (sử gọi là Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn cai trị ở miền Nam (Đàng Trong), mở đầu khi Trịnh Tráng đem quân đánh Nguyễn Phúc Nguyên năm 1627 và kết thúc vào cuối thế kỷ 18 khi nhà Tây Sơn dẹp cả chúa Nguyễn lẫn chúa Trịnh. Nước Việt Nam bị chia cách hơn 100 năm.
Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Hậu Lê lập ra nhà Mạc. Năm 1533, tướng cũ của nhà Lê là Nguyễn Kim lập con vua Lê Chiêu Tông lên ngôi, tức là Lê Trang Tông. Năm 1545, Nguyễn Kim bị sát hại, con rể là Trịnh Kiểm lên thay. Để thâu tóm mọi quyền lực, Trịnh Kiểm tìm mọi cách loại bỏ ảnh hưởng của họ Nguyễn, Trịnh Kiểm đã đầu độc giết con cả của Nguyễn Kim là Nguyễn Uông.
Em trai của Uông là Nguyễn Hoàng, theo lời gợi ý của Nguyễn Bỉnh Khiêm, đã xin cho được vào trấn thủ đất Thuận Hóa. Việc ra đi của Nguyễn Hoàng, như lịch sử đã cho thấy, không phải chỉ để bảo toàn tính mạng, mà là thực hiện bước mở đầu cho một chiến lược lâu dài: xây dựng lực lượng chống lại họ Trịnh. Đất Thuận Hóa trở thành nơi dấy nghiệp của họ Nguyễn.
Nguyễn Hoàng đã thực hiện nhiều chính sách khuyến khích phát triển kinh tế đã lôi kéo nhiều người đến Thuận Hóa làm ăn sinh sống. Bên cạnh đó ông tỏ ra hết sức mềm dẻo, khiến cho họ Trịnh không chút nghi ngờ. Sau hơn 10 năm làm Trấn thủ Thuận Hóa, năm 1570, Nguyễn Hoàng được tin cậy giao cho kiêm lãnh trấn thủ cả xứ Quảng Nam.
Sau hơn 40 năm gây dựng lực lượng, Năm 1613 Nguyễn Hoàng qua đời, con là Nguyễn Phúc Nguyên thay cha làm trấn thủ Thuận- Quảng. Ông cho sửa thành lũy, sắp đặt lại hệ thống quan ải, cải tổ bộ máy cai trị. Trịnh Tráng lên thay Trịnh Tùng đã thi hành chính sách cứng rắn với họ Nguyễn. Năm 1627, chiến tranh đã nổ ra. Trên thực tế đất nước bị chia cắt làm hai miền. Vùng đất từ đèo Ngang trở ra Bắc nằm dưới quyền cai trị của chính quyền Lê - Trịnh gọi là Đàng Ngoài. Đất Thuận - Quảng được gọi là Đàng Trong. Năm 1655, quân Nguyễn đánh ra Đàng Ngoài. Cuộc chiến kéo dài 5 năm, quân Nguyễn mới bị đẩy lui khỏi đất Nghệ An. Sông Gianh trở thành ranh giới tự nhiên giữa hai miền. Nhìn bề ngoài thì đây là cuộc chiến tranh không phân thắng bại, nhưng nếu xét theo mục đích thì bên thất bại là chính quyền Lê - Trịnh. Họ Nguyễn đã bước đầu thực hiện được ý đồ của mình trong việc tách Đàng Trong ra thành một giang sơn riêng.
Tài liệu tham khảo:
Nhân vật liên quan đến sự kiện này
Lê Chiêu Tông (1506 - 1526)
- 2 thg 12, 2
- 101
Lê Chiêu Tông là vị vua thứ 10 của nhà Lê sơ, ở ngôi từ năm 1516 đến 1522. Ông là người gốc Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá, Việt Nam, sinh ra tại kinh thành Thăng Long. Lê Chiêu Tông sinh ngày 4 tháng 10 âm lịch năm 1506, là con trưởng của Cẩm Giang Vương Lê Sùng (anh vua Lê Tương Dực) và bà Hoàng Thái hậu Trịnh Thị Loan, là cháu bốn đời của Lê Thánh Tông và cháu đích tôn của Kiến vương Tân.
Mạc Đăng Dung (1483 - 1541)
- 2 thg 12, 2
- 118
Mạc Đăng Dung là người sáng lập ra nhà Mạc, kéo dài từ năm 1527 đến năm 1592, trong thời kỳ Lê-Mạc phân tranh hay thời kỳ Nam-Bắc triều của Đại Việt. Ông sinh ngày 23 tháng 11 năm Quý Mão - 1483, quê ở làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương (Hải Dương) là cháu bảy đời của trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi làm quan đến chức Nhập nội hành khiển (Tể tướng) thời Trần, bố là Mạc Hịch, mẹ là Đặng Thị Hiến.
Nguyễn Kim (1468 - 1545)
- 2 thg 12, 2
- 133
Nguyễn Kim quê ở Gia Miêu, Tống Sơn, Hà Trung, Thanh Hóa, là con của Trừng quốc công Nguyễn Hoàng Dụ đã từng giúp vua Lê Tương Dực khởi binh ở Thanh Hóa lật đổ Lê Uy Mục, nhân đó được phong là Thái phó Trừng quốc công.
Trịnh Kiểm (1503 - 1570)
- 2 thg 12, 2
- 107
Trịnh Kiểm là người mở đầu sự nghiệp nắm quyền của họ Trịnh và gián tiếp tạo nên tình trạng vua Lê - chúa Trịnh tại Bắc Hà (miền Bắc Việt Nam ngày nay) cũng như là đầu mối của chiến tranh Trịnh-Nguyễn sau này.
Nguyễn Phúc Nguyên (1563 - 1635)
- 2 thg 12, 2
- 82
Nguyễn Phúc Nguyên là vị chúa Nguyễn thứ hai của chính quyền Đàng Trong trong lịch sử Việt Nam (ở ngôi từ 1614 đến 1635) sau chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Trong thời gian ở ngôi chúa, ông đã xây dựng một vương triều độc lập ở Đàng Trong, từng bước ly khai khỏi chính quyền vua Lê - chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Ông là con thứ sáu của chúa Tiên Nguyễn Hoàng và một bà vợ họ Nguyễn. Ông sinh ngày 28 tháng 7 năm Quý Hợi, tức ngày 16 tháng 8 năm 1563.
Nguyễn Hoàng (1525 - 1613)
- 2 thg 12, 2
- 110
Nguyễn Hoàng là con trai thứ hai của An Thành Hầu Nguyễn Kim, ông sinh ngày 28/8/1525 tại Thanh Hóa. Theo Phả hệ họ Nguyễn ở Gia Miêu, ông là hậu duệ của Nguyễn Bặc.
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585)
- 2 thg 12, 2
- 165
Nguyễn Bỉnh Khiêm có tên khai sinh là Nguyễn Văn Đạt, sinh năm Tân Hợi, niên hiệu Hồng Đức thứ 22 dưới triều Lê Thánh Tông (1491), ở thời kỳ được coi là thịnh trị nhất của nhà Lê sơ. Ông sinh tại làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng). Thân phụ của ông là giám sinh Nguyễn Văn Định, đạo hiệu là Cù Xuyên, nổi tiếng hay chữ. Mẹ của ông là bà Nhữ Thị Thục, con gái út của quan Tiến sĩ Thượng thư bộ Hộ Nhữ Văn Lan triều Lê Thánh Tông, bà là người phụ nữ có bản lĩnh khác thường, học rộng biết nhiều lại giỏi tướng số.
Trịnh Tráng (1577 - 1657)
- 2 thg 12, 2
- 86
Trịnh Tráng là chúa Trịnh thứ 3 thời Lê Trung Hưng và là chúa thứ hai chính thức xưng vương khi còn tại vị, nắm thực quyền cai trị miền Bắc nước Đại Việt từ năm 1623 đến 1657. Về chính trị, ông là người củng cố địa vị cai trị của chế độ "vua Lê chúa Trịnh"; về quân sự, thời kỳ ông cầm quyền là bước chuyển căn bản giữa hai cuộc xung đột Nam-Bắc triều và Trịnh-Nguyễn. Ông là con trưởng của Bình An Vương Trịnh Tùng.
Trịnh Tùng (1550 - 1623)
- 2 thg 12, 2
- 103
Trịnh Tùng là vị chúa Trịnh đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Xét theo thế thứ, ông là đời thứ hai của họ Trịnh kế tục nhau lãnh binh quyền "phù Lê". Tuy nhiên, vì cha của Trịnh Tùng là Trịnh Kiểm chỉ mới được phong tước công. Thụy hiệu Thái Vương của Trịnh Kiểm là do đời sau đặt. Phải từ thời Trịnh Tùng trở đi, họ Trịnh mới nhận tước vương khi còn tại vị, được gọi là chúa và lập thế tử, nên ông được xem là vị chúa Trịnh chính thức đầu tiên. Ông người làng Sáo Sơn, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá, Việt Nam. Mẹ Trịnh Tùng là Nguyễn Thị Ngọc Bảo, con gái Nguyễn Kim và là vợ thứ Trịnh Kiểm
Địa điểm liên quan đến sự kiện này
Bài viết phổ biến
Giấy phép hoạt động doanh nghiệp
21 thg 11, 2024
Thế Giới Đá Gà Cúp C1 Đầy Hấp Dẫn
21 thg 11, 2024
Khuyến mãi WIN79 - Cơ hội nhận thưởng lớn cho mọi người chơi
21 thg 11, 2024
Đăng Ký OKVIP Trong 04 Bước Thần Tốc Năm 2024
3 thg 11, 2024
Khám phá về slot Nổ hũ giải trí hàng đầu
25 thg 10, 2024
Mơ thấy trẻ con rơi xuống nước đánh con gì thì trúng lớn?
21 thg 10, 2024
Top 5 Nhà Cái Xóc Đĩa Trực Tuyến Tuyệt Vời Nhất Cho Bet Thủ
24 thg 9, 2024
Chủ đề
Liên kết chia sẻ
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống