Sự kiện Hải Chiến Hoàng Sa (1974 - ?)

Ngày 19.1.1974, Trung Quốc xua quân xuống cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa lúc bấy giờ đang thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa. Trong hoàn cảnh có nhiều bất lợi, các quân nhân Việt Nam vẫn nổ súng chống lại kẻ xâm lược nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương. Cuộc vệ quốc thất bại. Hoàng Sa rơi vào tay ngoại bang.

Hải Chiến Hoàng Sa (1974 - ?):

Diễn biễn lịch sử:

Ngày 19.1.1974, Trung Quốc xua quân xuống cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa lúc bấy giờ đang thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa. Trong hoàn cảnh có nhiều bất lợi, các quân nhân Việt Nam vẫn nổ súng chống lại kẻ xâm lược nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương. Cuộc vệ quốc thất bại. Hoàng Sa rơi vào tay ngoại bang.


Tài liệu Hoàng Sa - Lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa do chính quyền Sài Gòn phát hành sau trận hải chiến năm 1974 cho biết: “Vụ tranh chấp Hoàng Sa đột phát trở lại kể từ ngày 11.01.1974, khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Cộng tuyên bố là nhóm đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Trung Cộng mà Việt Nam Cộng Hòa chiếm cứ bất hợp pháp”.

Sách Tài liệu Hải chiến Hoàng Sa của (cựu hạm trưởng HQ-4) Vũ Hữu San và nhà nghiên cứu Trần Đỗ Cẩm cho biết thêm: “Để làm hậu thuẫn cho những lời tuyên bố vô căn cứ, Trung Cộng tung nhiều tàu đánh cá võ trang xâm nhập hải phận Hoàng Sa và đổ quân giả dạng ngư phủ lên các đảo không có lực lượng quân đội Việt Nam Cộng Hòa đóng”.

“Trung Cộng” là tên gọi để chỉ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo đóng đô tại Bắc Kinh, mà ngày nay chúng ta thường gọi là “Trung Quốc”. Ngày trước, “Trung Cộng” được sử dụng để phân biệt với “Trung Quốc”, tức Trung Hoa Dân Quốc do Quốc Dân đảng lãnh đạo mà sau khi kết thúc nội chiến Quốc - Cộng năm 1949 thì chạy ra cắm dùi tại đảo Đài Loan.

Với chiêu bài mạo xưng chủ quyền, giữa tháng 1.1974, theo yêu cầu của Thủ tướng Quốc vụ viện kiêm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Chu n Lai, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc họp phiên đặc biệt nhằm lập ra ban chuyên trách năm người phụ trách kế hoạch đánh Hoàng Sa - mà phía Trung Quốc gọi là “Cuộc phản kích Tây Sa” để tuyên truyền trong nước và che mắt dư luận quốc tế. Các lãnh đạo cấp cao gồm Diệp Kiếm Anh - Chủ nhiệm Ban chuyên trách, cùng Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Đặng Tiểu Bình và Trần Tích Liên đã nghe Tô Chấn Hoa, Phó Tư lệnh Hải quân, báo cáo tình hình và đề nghị tấn công.

Vào thời điểm ấy, ngày 17.1.1974, tàu và quân lính Trung Quốc đã lởn vởn nhiều nơi quanh cụm Lưỡi Liềm và phía Việt Nam Cộng Hòa đã điều tàu và quân ra để bảo vệ Hoàng Sa.

Chu n Lai cũng nhận báo cáo tình hình từ Cục phó Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu quân Trung Quốc Trường Lý Lực. Sau đó, họ Chu cùng Nguyên soái Diệp Kiếm Anh viết báo cáo gửi Mao Trạch Đông đề nghị tăng quân ra Hoàng Sa để chiếm đảo. Họ Mao lúc này đã 81 tuổi, sức khỏe sa sút, tinh thần thụt lùi, nhưng mộng bành trướng thì lại không ngừng tăng tiến. Sau khi phê “đồng ý” vào báo cáo của Diệp và Chu, Mao nói thêm: “Trận này không thể không đánh!”.

Ở đây có một điểm cần lưu ý, đó là Mao Trạch Đông vốn là tổng công trình sư của Cách mạng Văn hóa tàn khốc, Vương Hồng Văn và Trương Xuân Kiều là hai thành viên của nhóm Bè lũ bốn tên chỉ đạo thực hiện Cách mạng Văn hóa; còn Đặng Tiểu Bình vốn là một nạn nhân của cuộc cách mạng này và vừa được phục hồi danh dự chưa lâu. Giữa Mao, Vương, Trương, Đặng có nhiều ân oán và chỉ hơn hai năm sau đó, vào tháng 10.1976, ngay sau khi Mao Trạch Đông chết, Đặng Tiểu Bình cùng Diệp Kiếm Anh đã bắt đầu ra tay trừng trị Bè lũ bốn tên cùng dư đảng của nhóm này.

Bất chấp những ân oán trùng trùng ấy, vào thời điểm tháng 1.1974, họ đã cùng thống nhất với nhau một mục tiêu bành trướng lãnh thổ, lãnh hải. Đấy là một điểm cần phải lưu ý khi đánh giá các lãnh đạo Trung Quốc, cũng như đánh giá mối quan hệ và lập trường của Trung Quốc - Đài Loan trong vấn đề biển Đông. Giữa họ có thể đầy mâu thuẫn, nhưng mộng bành trướng, yêu sách về lãnh thổ, chủ quyền thì họ hoàn toàn thống nhất với nhau.

Vậy là, sau khi đã thừa nước đục thả câu để chiếm phần đông và đông bắc quần đảo Hoàng Sa, gồm nhóm An Vĩnh và Linh Côn, Trung Quốc giờ đây đã lên đạn sẵn sàng đánh chiếm nhóm đảo Lưỡi Liềm, qua đó nuốt trọn quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam Cộng Hòa.

Tài liệu tham khảo:

Địa điểm liên quan đến sự kiện này

Hoàng Sa

  • 10 thg 3, 2015
  • 45

Quần đảo Hoàng Sa là một nhóm khoảng 30 đảo, bãi san hô và mỏm đá ngầm nhỏ ở Biển Đông. Quần đảo nằm cách miền Trung Việt Nam khoảng một phần ba khoảng cách đến những đảo phía bắc của Philippines; cách đảo Lý Sơn của Việt Nam khoảng 200 hải lý và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 230 hải lý. Quần đảo Hoàng Sa nay được gọi là huyện Hoàng Sa thuộc Thành phố Đà Nẵng.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_1

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_8