Sự kiện Đánh chiếm thành Tuyên (1884 - 1885)

Cuộc vây đánh thành Tuyên diễn ra trong 4 tháng, Liên quân giành với địch từng thước đất. Tám lần bộc phá nổ đã khoét thủng tường thành, khiến quân địch hết sức hoang mang. Hơn 600 tên địch bị vây chặt trong thành, thiếu lương ăn, nước uống, bị sốt rét, kiết lỵ hoành hành. Tuy không chiếm được thành nhưng nghĩa quân đã gây cho địch nhiều tổn thất thiệt hại nặng nề: Một phần ba quân số bị tiêu diệt. Hầu hết các sĩ quan và một nửa binh lính bị trúng đạn.

Đánh chiếm thành Tuyên (1884 - 1885):

Diễn biễn lịch sử:

Cuộc vây đánh thành Tuyên diễn ra trong 4 tháng, Liên quân giành với địch từng thước đất. Tám lần bộc phá nổ đã khoét thủng tường thành, khiến quân địch hết sức hoang mang. Hơn 600 tên địch bị vây chặt trong thành, thiếu lương ăn, nước uống, bị sốt rét, kiết lỵ hoành hành. Tuy không chiếm được thành nhưng nghĩa quân đã gây cho địch nhiều tổn thất thiệt hại nặng nề: Một phần ba quân số bị tiêu diệt. Hầu hết các sĩ quan và một nửa binh lính bị trúng đạn.


Chiếm được thành Tuyên, nhưng chẳng bao lâu sau, khi Pháp vừa rút bớt quân, thì quân Cờ Đen của tướng Lưu Vĩnh Phúc (khi ấy đã về ở Bảo Thắng, Lào Cai) và Quân Thanh ở mạn sông Hồng và sông Lô do tướng Sầm Dục Anh chỉ huy, quay trở lại công hãm, nhốt mấy trăm quân Pháp ở trong thành Tuyên suốt nhiều tháng dài.

Khi quân Pháp đi đánh mặt Lạng Sơn, thì quân Tàu và quân Cờ Đen ở mạn sông Hồng Hà và sông Lô Giang lại kéo về đánh Tuyên Quang. Bấy giờ quân Pháp ở trong thành cả thảy độ hơn 600 người, thuộc quyền Thiếu tá Dominé...
Lưu Vĩnh Phúc đem quân lên đánh thành Tuyên Quang; đánh mãi đến 15 tháng Chạp (1884) mới vây được thành. Quân Cờ Đen dùng đủ kế dể phá thành, mà quân Pháp ở trong thành cũng cố hết sức để chống giữ.

Lúc ấy quân Pháp đã lấy được thành Lạng Sơn rồi, Trung tướng Brière de l'Isle liền để thiếu tướng De Négrier ở lại giữ thành, đến ngày mồng 2 tết (1885) đem quân đi đường đồn Chữ về Hà Nội, rồi lập tức lên cứu Tuyên Quang . Ngày 13 tháng Giêng năm Ất Dậu (1885) thì lên đến Đoan Hùng rồi sang sông Chảy. Quân Tàu và quân Pháp giao chiến từ đó cho đến ngày 16, mới giải được vây. Trận ấy quân hai bên thiệt hại cũng nhiều, nhưng quân Tàu không địch được quân Pháp, phải vội vàng giải vây mà rút lên mạn ngược. Hai lính Cờ Đen bị quân Pháp bắt được tại Tuyên Quang.

Phía Pháp nhờ có quân chi viện nên trong đánh ra ngoài đánh vào, khiến đội quân vây hãm, từ thế thắng đổi ra thế bại vào ngày 3 tháng 3 năm 1885.

Tuy quân Pháp của Dominé được giải vây, nhưng theo Tổng tập , thì số thiệt mạng và bị thương trong 6 tuần kịch chiến đã lên đến con số 300 người. Còn binh đoàn của Giovanninelli, chỉ tính trong trận Hòa Mộc (để phá vòng vây), đã bị chết gần 100 quân, bị thương 787 quân, trong đó có 21 sĩ quan.

Tài liệu tham khảo:

Địa điểm liên quan đến sự kiện này

Nhà Mạc

  • 23 thg 3, 2015
  • 35

Thành nhà Mạc ở tỉnh Tuyên Quang, hay còn gọi là thành cổ Tuyên Quang, là một di tích lịch sử văn hóa ở thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang, Việt Nam. Thành cổ Tuyên Quang là một trong số khá ít di tích còn lại của thời kỳ nhà Mạc trong lịch sử Việt Nam.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_8

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_6