Sự kiện Chiến thắng Như Nguyệt (1077 - 1077)

Trận Như Nguyệt, trận đánh Lý Thường Kiệt phat Tống vang danh trong lịch sử Việt Nam. Như Nguyệt là tên của một bến đò và là tên chung của một đoạn sông Cầu. Nhắc đến sông Cầu hẳn ai cũng nhớ đến trận đánh nổi tiếng của quân đội nhà Lý dưới sự chỉ huy của danh tướng Lý Thường Kiệt. Dòng sông có chiều dài 290km bắt nguồn từ núi Văn Ôn, chảy qua biết bao làng mạc, dòng sông đã nuôi nấng bao thế hệ để rồi khi chảy đến ngã ba Xà, nơi hợp lưu của sông Cà Lồ chảy vào sông Cầu, dòng sông là minh chứng duy nhất để kể lại cho muôn đời về trận đánh hào hùng, về phòng tuyến trên sông Như Nguyệt, nơi đánh đuổi 10 vạn quân bắc Tống.

Chiến thắng Như Nguyệt (1077 - 1077):

Diễn biễn lịch sử:

Trận Như Nguyệt, trận đánh Lý Thường Kiệt phat Tống vang danh trong lịch sử Việt Nam. Như Nguyệt là tên của một bến đò và là tên chung của một đoạn sông Cầu. Nhắc đến sông Cầu hẳn ai cũng nhớ đến trận đánh nổi tiếng của quân đội nhà Lý dưới sự chỉ huy của danh tướng Lý Thường Kiệt. Dòng sông có chiều dài 290km bắt nguồn từ núi Văn Ôn, chảy qua biết bao làng mạc, dòng sông đã nuôi nấng bao thế hệ để rồi khi chảy đến ngã ba Xà, nơi hợp lưu của sông Cà Lồ chảy vào sông Cầu, dòng sông là minh chứng duy nhất để kể lại cho muôn đời về trận đánh hào hùng, về phòng tuyến trên sông Như Nguyệt, nơi đánh đuổi 10 vạn quân bắc Tống.


Trận Như Nguyệt vào năm 1077, là trận đánh có tính quyết định của cuộc Chiến tranh Tống - Việt, 1075-1077, và là trận đánh cuối cùng của triều Tống của Trung Quốc trên đất Đại Việt.
Ngày 8-1-1077 quân xâm lược Tống tiến vào nước ta theo hai ngả ở biên giới phía Bắc và một ngả theo đường biển Đông Bắc. Ở phía Bắc, quân địch đã bị các lực lượng thổ binh ta chặn đánh, vừa tiêu hao vừa làm trì hoãn bước tiến của chúng. Địch phải tiến quân vất vả, nhất là trước các cửa ải Quyết Lý, Chi Lăng, và đến 18-1-1077 mới đến bờ Bắc sông Như Nguyệt, đóng thành hai cụm quân: cụm Quách Quỳ và cụm Triệu Tiết. Trong khi đó ở vùng biển Đông Bắc, quân thủy của ta đã Lý Kế Nguyên chỉ huy đã đánh bật về phía sau đạo quân thủy của Dương Tùng Tiên, loại hẳn lực lượng này ra ngoài vùng chiến.

Sau khi tập trung lực lượng tiến hành trinh sát, một đêm đầu tháng 2 Quách Quỳ bắc cầu phao, tung kỵ binh vượt sông đánh vào trận địa ta. Chúng đột phá qua dải phòng ngự tiến về phía Thăng Long, nhưng lập tức bị chặn lại khi cách Thăng Long khoảng 8km. Đồng thời ta tung kỵ binh đột kích cạnh sườn, địch bị rối loạn đội hình, một phần lớn bị tiêu diệt, phần còn lại vội vã tháo chạy về phía Bắc. Đợt tiến công của địch bị đẩy lùi.

Sau đó, Quách Quỳ định mở đợt tấn công thứ hai. Nhưng vì phương tiện thiếu, lại chỉ có thể vượt sông trên hai thủy đoạn hẹp (bến Thị Cầu và bến Như Nguyệt) nên cuộc tiến công thứ hai của chúng bị thất bại. Hai lần vượt sông, hai lần thất bại thảm hại, vì thế nên tuy còn trong tay gần nguyên vẹn số quân 10 vạn, số phu 20 vạn mà Quách Quỳ không dám nghĩ đến tiến công nữa. Quách Quỳ quyết định dứt khoát phải chờ thủy binh và buồn rầu ra lệnh “Ai bàn đánh sẽ chém". Chúng bố trí thành hai tập đoàn: Quách Quỳ Ở Bắc Thị Cầu và Triệu Tiết Ở Bắc Như Nguyệt để chờ viện binh.

Chủ lực của địch là bộ binh và kị binh đã không thể liên hệ được với thủy binh và bị chặn đứng lại trước chiến tuyến sông Như Nguyệt. Quân địch tuy chiếm được khu đông Bắc và Bắc ngạn sông Cầu nhưng đã mất thế chu động tiến công và bị hãm trong một địa bàn rất bất lợi. Đó là vùng thượng du và trung du, dân cư thưa thớt, quân Tống không thể vơ vét cướp bóc được. Lương ăn của đạo quân xâm lược hoàn toàn trông chờ vào việc vận chuyển tiếp tế bằng đường bộ của dân phu.

Quân Tống tuy thế suy lực giảm nhưng vẫn còn một số lượng khá đông. Chúng vẫn đóng trên một trận tuyến dài khoảng 30km ở bờ Bắc sông Như Nguyệt. Từ lúc chuyển sang thế tạm thời cố thủ, chúng không dám tiến công ta dù bị khiêu khích, nhưng lại có âm mưu nhử quân ta sang bờ Bắc để tiêu diệt. Chúng đã bàn tính: “nhử người tới đất mình lợi hơn mình tới đất người". Vậy nên "giả cách không phòng bị, chúng nó (chỉ quân ta) ắt tới đánh".

Trong điều kiện quân địch còn đông và lo phòng thủ như vậy nên ta không thể mở một cuộc tổng tiến công bao vây tiêu diệt toàn bộ quân địch. Lý Thường Kiệt chủ trương mở nhiều cuộc công kích để vừa có thể chia sẻ lực lượng vừa tiêu diệt được nhiều địch. Hai đối tượng chính mà Lý Thường Kiệt dự định tập trung lực lượng đánh là hai khối quân của Quách Quỳ và Triệu Tiết.

Lý Thường Kiệt cử hai hoàng tử Hoàng Chân và Chiêu Văn đem 400 chiến thuyền chở hai vạn quân từ Vạn Xuân ngược sông Như Nguyệt mở một cuộc tiến công vào doanh trại Quách Quỳ. Một đêm tháng 3, 400 chiến thuyền của quân ta ngược dòng sông Như Nguyệt bất ngờ đánh vào cụm quân Quách Quỳ từ hướng Đông. Vào thời gian khi đại bản doanh của Quách Quỳ bị tiến công ồ ạt, toàn bộ quân Tống ở các nơi và bản thân Triệu Tiết đang dồn sự chú ý vào mặt trận phía Quách Quỳ thì bất ngờ Lý Thường Kiệt mở trận công kích vào khối quân Triệu Tiết. Tướng, quân trở tay không kịp, bị đại bại, quân số bị tiêu diệt đến năm, sáu phần mười. Thừa thắng, từ hướng Tây Bắc, Lý Thường Kiệt kéo chủ lực vu hồi vào đạo quân Quách Quỳ cách đó 30km. Địch lại một lần nữa bị bất ngờ, phải đối phó trên hai hướng, và cuối cùng phải phá vây chạy về phía Bắc. Đạo quân cua Thân Cảnh Phúc chặn ở Chi Lăng, cận đại quân ta phía sau truy kích theo.

Một đêm, Lý Thường Kiệt cho người vào đền thờ Trương Hống, Trương Hát ở phía nam bờ sông Như Nguyệt, giả làm thần đọc vang bài thơ "Nam quốc sơn hà" sau này được coi như "Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên" của Việt Nam. Nhờ thế tinh thần binh sĩ thêm hăng hái. Thời cơ đến, ông tổ chức một trận quyết chiến, vượt sông đánh vào trại của giặc. Hơn một nửa số quân giặc bị tiêu diệt. Địch bị tiêu diệt đại bộ phận và buộc phải rút hết quân về nước. Sách Đại Việt sử lược đời Trần chép: lý Thường Kiệt biết quân Tống sức lực đã khốn, đang đêm vượt sông tập kích, đại phá được quân Tống, mười phần chết đến năm, sáu . Nhân dân địa phương vẫn truyền tụng nhiều chi tiết và chỉ rõ những di tích ghi lại chiến công oanh liệt này, khu vực doanh trại địch biến thành bãi chiến trường. Hàng vạn xác giặc nằm ngổn ngang khắp cánh đồng, gò đất. Nhân dân địa phương gọi là cánh đồng xác, gò xác.

Ngay lập tức, vào tháng 3 năm 1077, quân Tống rút lui trong cảnh hỗn loạn. Quách Quỳ sợ quân ta tập kích nên bí mật cho binh sĩ rút lui vào ban đêm. Tống sử đã ghi lại cảnh tượng đó như sau: “Quỳ muốn rút quân về, sợ giặc tập kích, bèn bắt quân lính khởi hành ban đêm, hàng ngũ không được chỉnh tề, tình hình hỗn loạn giẫm xéo lên nhau”.

Chiến thắng Như Nguyệt lần thứ 2 này vào cuối mùa xuân 1077. Đó là chiến thắng của trận quyết chiến chiến lược có ý nghĩa kết thúc chiến tranh. Lúc này, quân Tống đã ở vào cảnh thế cùng lực kiệt. Nếu còn đóng quân thì rõ ràng sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn. Nhưng rút lui thì mất thể diện của "thiên triều'. Biết rõ ý chí xâm lược của giặc đã bị đè bẹp, Lý Thường Kiệt liền chủ động đề nghị "giảng hòa", thực chất là mở một lối thoát cho quân Tống. Đó là chủ trương kết thúc chiến tranh mềm dẻo của Lý Thường Kiệt: "dùng biện sĩ bàn hòa, không nhọc tướng tá, khỏi tốn xương máu mà bảo toàn được tôn miếu”.

Quân Tống rút đến đâu, Lý Thường Kiệt cho quân theo sát lấy lại đất đai đến đấy. Quân ta nhanh chóng thu hồi các Châu Môn, Quang Lang, Tô Mậu, Tư Lang. Riêng châu Quảng Nguyên (Cao Bằng) là miền đất có nhiều tài nguyên, nhất là mỏ vàng, nên nhà Tống có âm mưu chiếm đóng lâu dài. Nhưng rồi bằng những biện pháp đấu tranh kiên quyết, nhà Lý cũng lấy lại được vào năm 1079.

Từ trận đột kích Ung Châu đến trận tập kích Như Nguyệt (Mai Thượng) 30 vạn lính và phu của nhà Tống bị tiêu diệt. Trong lần xuất chinh 1076 - 1077 thì mười vạn quân ra đi, khi về còn lại hơn hai vạn (23.400), tám trong số hai mươi vạn phu đã bỏ mạng. Toàn bộ chi phí chiến tranh được người nhà Tống tính ra là 5.100.000 lạng vàng.

Trận đánh trên sông Như Nguyệt nằm trong tổng thể ý đồ tác chiến chiến lược của Lý Thường Kiệt (tiến công sang đất địch - tổ chức phòng ngự chiến lược để phản công đánh bại hoàn toàn ý đồ xâm lược của chúng) là bước phát triển của nghệ thuật giữ nước, khẳng định chủ quyền dân tộc. Ta đã chủ động phòng ngự, phòng ngự trong thế giặc mạnh và phòng ngự thắng lợi. Trong tác chiến, ta đã kết hợp phòng ngự chính diện với đánh địch ở phía sau, khiến địch bị tiêu hao, mỏi mệt. Sau đó nắm thời cơ, ta bất ngờ tung ra đòn phản công mạnh tiêu diệt tập đoàn chủ yếu của địch, kết thúc chiến tranh. Cùng với các đòn tiến công sang đất địch, trận Như Nguyệt một lần nữa khẳng định cách đánh giải quyết nhanh của quân đội nhà Lý. Ở đây, lần đầu tiên đã xuất hiện một phương thức kết thúc chiến tranh với giặc ngoại xâm: trong thế thắng, ta vẫn chủ động giảng hòa, mở đường cho giặc rút về nước.

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật liên quan đến sự kiện này

Lý Thường Kiệt (1019 - 1105)

  • 2 thg 12, 2
  • 399

Lý Thường Kiệt là một danh tướng, một hoạn quan đời nhà Lý có công đánh bại quân nhà Tống vào năm 1075-1077. Ông vốn họ Ngô tên là Tuấn, người phường Thái Hòa, thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay). Có tài liệu lại nói quê ông là làng An Xá, huyện Quảng Đức (Cơ Xá, huyện Gia Lâm ngày nay). Sau này ông được vua ban quốc tính, nên có tên là Lý Thường Kiệt. Ông đã trải qua 3 triều vua: Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, ông có nhiều công lao trong việc chống Tống bình Chiêm, đóng góp xây dựng đất nước phồn vinh.

Hoằng Chân (? - 1077)

  • 15 thg 2, 2015
  • 64

Hoằng Chân là vị tướng tài đời nhà Lý, có công giúp cho Lý Thường Kiệt đánh bại quân Tống. Dù hy sinh trong chiến trận, ông vẫn được ngàn đời nhớ đến.

Chiêu Văn

  • 15 thg 2, 2015
  • 45

Chiêu Văn là một quý tộc và tướng lĩnh Đại Việt thời nhà Lý trong lịch sử Việt Nam. Ông cùng với một quý tộc nhà Lý khác là Hoằng Chân chỉ huy lực lượng chủ lực của thủy quân Đại Việt tham gia phòng thủ tại Phòng tuyến sông Như Nguyệt và đã tử trận trong trận tập kích vào doanh trại tổng chỉ huy quân Tống vào cuối xuân năm 1077.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_14

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_3