Sự kiện Chiến dịch Phú Xuân 1786 (1786 - 1786)

Chiến dịch Phú Xuân 1786 là loạt trận đánh giữa quân Tây Sơn và chúa Trịnh trong cuộc nội chiến nước Đại Việt cuối thế kỷ 18. Chiến dịch này là một phần của Chiến tranh chúa Trịnh-Tây Sơn, mở đầu cho cuộc bắc tiến thắng lợi của quân Tây Sơn trong quá trình tiêu diệt thế lực họ Trịnh tại Bắc Hà. Chiến dịch Phú Xuân bao gồm việc đánh chiếm toàn bộ lãnh thổ từ sông Gianh trở vào nam tới Thuận Hóa, mà trọng điểm là thành Phú Xuân.

Chiến dịch Phú Xuân 1786 (1786 - 1786):

Diễn biễn lịch sử:

Chiến dịch Phú Xuân 1786 là loạt trận đánh giữa quân Tây Sơn và chúa Trịnh trong cuộc nội chiến nước Đại Việt cuối thế kỷ 18. Chiến dịch này là một phần của Chiến tranh chúa Trịnh-Tây Sơn, mở đầu cho cuộc bắc tiến thắng lợi của quân Tây Sơn trong quá trình tiêu diệt thế lực họ Trịnh tại Bắc Hà. Chiến dịch Phú Xuân bao gồm việc đánh chiếm toàn bộ lãnh thổ từ sông Gianh trở vào nam tới Thuận Hóa, mà trọng điểm là thành Phú Xuân.


Trong hơn 10 năm (1775-1786), mối quan hệ Phú Xuân và Quy Nhơn giữa quân Trịnh và Tây Sơn bên ngoài là giao hảo, phụ thuộc của Tây Sơn nhưng thực chất là thời kỳ chiến tranh lạnh âm ỉ, sẽ có cuộc chiến tranh thôn tính lẫn nhau.

Về phía quân Trịnh: Có 3 vạn quân thường trực đóng ở Phú Xuân và rải ra khắp địa bàn của Thuận Hoá với các viên tướng lão luyện như: Phạm Ngô Cầu, Hoàng Đình Thể, Hoàng Nghĩa Quyền... trấn đóng. Các hệ thống phòng thủ phía nam thành Phú Xuân như ở đèo Hải Vân, cửa Tư Hiền, cửa Eo, dọc theo đường Thiên Lý, dọc phá Tam Giang. Đặc biệt, việc xây dựng đồn An Nông cách thành Phú Xuân hơn 20 km làm sở chỉ huy các đồn luỹ của quân Trịnh đóng ở phía Nam và cũng là yết hầu của thành Phú Xuân.

Lãnh tụ Tây Sơn: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ được vua Lê ban cờ quạt, sắc phong, tướng hiệu... hàng năm cử người vào Quy Nhơn thu thuế. Đáp lại, Tây Sơn lại cử sứ giả ra Phú Xuân đáp lễ, nộp thuế, nhưng thực chất là các hoạt động tình báo để theo dõi tình hình đối phương.

Năm 1775, Nguyễn Hữu Chỉnh được vua Lê giao cầm đầu sứ giả vào Quy Nhơn ban sắc phong cho Nguyễn Nhạc, thì năm 1782, Nguyễn Hữu Chỉnh đưa cả gia đình vào Quy Nhơn tham gia Tây Sơn, đã nói lên mối quan hệ này vốn chứa đựng những vấn đề vô cùng phức tạp, gay gắt.

Về phía Tây Sơn, sau cuộc kháng chiến chống quân Xiêm thắng lợi (1.1785), phong trào Tây Sơn đã trưởng thành và phát triển về ý thức đấu tranh chống áp bức và giải phóng dân tộc. Nhiều tướng lĩnh tài ba đã rèn luyện qua chiến tranh như Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. Cái khó của Tây Sơn là đánh quân Trịnh với một lực lượng mạnh đã từng đánh bại quân Tây Sơn ở mặt trận Quảng Nam (1775) và có hệ thống phòng vệ kiên cố, có cấp chỉ huy lão luyện. Điều đáng quan tâm hơn là một chiến trường mới với những thế đất, tình người còn xa lạ với quân đội Tây Sơn. Tất cả những điều đó đã làm cho Nguyễn Huệ phải có những kế sách mới để đánh thắng được quân Trịnh. Cẩn thận hơn, trước khi xuất quân, Nguyễn Huệ đã cử một nghĩa quân đóng vai pháp sư người Hoa ra gặp Trấn tướng Phạm Ngô Cầu, khuyên Phạm Ngô Cầu mở đại lễ chay đàn một tuần ở chùa Thiên Mụ để cầu an trong mùa hè nhằm mong tai qua nạn khỏi. Vốn là một tướng già cầu an, tinh thần bạc nhược, Phạm Ngô Cầu đã trúng kế "điệu hổ ly sơn" của Nguyễn Huệ, y đã điều hết binh lính ở thành Phú Xuân lên phục dịch chay đàn ở chùa Thiên Mụ. Nguyễn Hữu Chỉnh lại viết thư cho Phó tướng Hoàng Đình Thể để khuyên Thể đem thành ra hàng nhằm bảo tồn phú quý và danh vọng. Người lính Tây Sơn theo lời dặn lại mang thư đến cho Phạm Ngô Cầu - 2 viên chánh tướng và phó tướng vốn có mâu thuẫn. Cầu đọc thư xong và giữ lấy không báo cho Thể biết, thế là kế ly gián đã thành công.

Tháng 5 năm 1786, 3 vạn quân Tây Sơn xuất phát từ Quy Nhơn theo hai đường thuỷ bộ ra đánh Phú Xuân - Thuận Hoá. Nguyễn Huệ làm Tổng chỉ huy dẫn quân theo đường Thiên Lý ra đánh Hải Vân, đồn An Nông, rồi phối hợp với quân thuỷ đánh chiếm thành Phú Xuân.

Nguyễn Hữu Chỉnh được đặt làm Hữu quân Đô đốc dẫn quân tiên phong mở đường. Ở Thượng đạo có tượng binh, kỵ binh, bộ binh cùng tiến ra mở mũi đánh cạnh sườn các đồn An Nông, Phú Xuân.

Nguyễn Lữ làm Phó tướng chỉ huy quân thuỷ tiến vào cửa Tư Hiền, cửa Eo hợp lực với quân bộ của Nguyễn Huệ đánh vào đồn An Nông, Phú Xuân... có Võ Văn Dũng và Nguyễn Văn Lộc cùng giúp.

Võ Văn Nhậm được đặt Tả quân Đô đốc chỉ huy quân thuỷ, tiến thẳng ra cửa Gianh chặn viện và truy quét các đồn luỹ quân Trịnh trên đất Quảng Bình.

Trần Quang Diệu được cử mở đường núi và chỉ huy cánh quân Thượng Đạo tiến ra.

Nguyễn Huệ cho đại binh đánh phá đồn Hải Vân rồi tiến ra vây đồn An Nông. Tướng giữ đồn là Hoàng Nghĩa Quyền kháng cự quyết liệt hòng giữ đồn. Nguyễn Huệ để một bộ phận vây hãm đồn An Nông và tự mình dẫn quân ra phối hợp với quân thuỷ vây đánh thành Phú Xuân.

Việc phòng vệ của quân Trịnh ở thành Phú Xuân trong những ngày phục dịch đại lễ cầu an ở chùa Thiên Mụ tuy có chểnh mảng, nhưng quân Tây Sơn đã không phá được thành trong ngày tấn công đầu tiên. Phó tướng Hoàng Đình Thể đem quân ra ngoài thành nghinh chiến ở vùng Lạc Nô bị đánh bại thảm hại. Ngày hôm sau, đại bác Tây Sơn công phá thành Phú Xuân, quân bộ tràn vào thành, làm chủ được Phú Xuân. Nhân dân Thuận Hoá nổi dậy hưởng ứng truy quét tàn quân Trịnh. Gần toàn bộ quân Trịnh đóng ở Phú Xuân bị tiêu diệt, Phạm Ngô Cầu kéo cờ trắng ra hàng, bị Tây Sơn đưa về Quy Nhơn rồi giết.

Ở phía bắc, cánh quân Võ Văn Nhậm sau khi tiêu diệt các đồn luỹ quân Trịnh ở trên đất Quảng Bình có nhân dân nổi dậy hưởng ứng đã kéo vào đánh đồn Dinh Cát (Quảng Trị ) - đồn luỹ cuối cùng của quân Trịnh ở Thuận Hoá bị tiêu diệt vào ngày 21.6.1786. Chế độ thống trị của chúa Nguyễn, chúa Trịnh ở Thuận Hoá sau hơn 200 năm (1558-1786) chỉ sau một tuần tấn công của quân đội Tây Sơn, đã bị xoá bỏ. Trần Văn Kỷ, Ngô Thế Lân... cùng nhiều trí thức, thanh niên ở Thuận Hoá ra tham gia lãnh đạo phong trào Tây Sơn và bổ sung lực lượng nghĩa quân làm cho thế lực Tây Sơn lớn mạnh hẳn lên về mọi phương diện.

Tài liệu tham khảo:

Địa chí Bình Định ; http://www.dostbinhdinh.org.vn/diachibd/Lichsu/ChuongIII_Phongtrao69-79.htm

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_8

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_6