Sự kiện Chiến dịch phòng ngự Quảng Trị (1972 - 1973)

Diễn ra từ ngày 28.6.1972 đến ngày 31.1.1973, chiến dịch phòng ngự Quảng Trị là chiến dịch phòng ngự của quân giải phóng (QGP)miền Nam Việt Nam tại thị xã Quảng Trị (nay là tỉnh Quảng Trị) và vùng ven, đánh trả cuộc phản công của Quân đội Việt Nam Cộng hòa (VNCH) được không quân và hải quân Mĩ yểm trợ, bảo vệ vùng giải phóng Quảng Trị, phục vụ yêu cầu của đấu tranh chính trị ngoại giao tại Hội nghị Pari (1968 -1973).

Chiến dịch phòng ngự Quảng Trị (1972 - 1973):

Diễn biễn lịch sử:

Diễn ra từ ngày 28.6.1972 đến ngày 31.1.1973, chiến dịch phòng ngự Quảng Trị là chiến dịch phòng ngự của quân giải phóng (QGP)miền Nam Việt Nam tại thị xã Quảng Trị (nay là tỉnh Quảng Trị) và vùng ven, đánh trả cuộc phản công của Quân đội Việt Nam Cộng hòa (VNCH) được không quân và hải quân Mĩ yểm trợ, bảo vệ vùng giải phóng Quảng Trị, phục vụ yêu cầu của đấu tranh chính trị ngoại giao tại Hội nghị Pari (1968 -1973).


Tại vùng chiến dịch, lực lượng của quân VNCH có 3 sư đoàn (dù, bộ binh, thuỷ quân lục chiến) 1 liên đoàn biệt động quân, 1 lữ đoàn và 1 thiết đoàn thiết giáp, 1 sư đoàn không quân, 4 tiểu đoàn pháo binh và lực lượng Vùng 1 hải quân Quân đội Sài Gòn cùng hàng trăm lượt máy bay B-52/ngày và hàng trăm khẩu pháo trên các chiến hạm của Mỹ đánh phá liên tục.

Lực lượng của QGP miền Nam Việt Nam gồm 5 sư đoàn bộ binh (304, 308, 312, 320B và 325) và 1 trung đoàn độc lập, 5 tiểu đoàn đặc công, 1 trung đoàn tăng thiết giáp, 3 trung đoàn pháo binh, 4 trung đoàn pháo phòng không, 1 trung đoàn tên lửa phòng không, 2 trung đoàn công binh và 5 tiểu đoàn bộ đội địa phương.

Chiến dịch diễn ra 3 đợt. Đợt 1(từ 28.6 đến 16.9.1972), quân VNCH dùng 2 sư đoàn tổng dự bị chiến lược (dù, thuỷ quân lục chiến) và lực lượng lớn pháo binh, xe tăng, xe thiết giáp, dưới sự yểm trợ hoả lực của không quân Mĩ, từ hai hướng tiến công thị xã và thành cổ Quảng Trị. QGP miền Nam Việt Nam kiên cường bám trụ, giữ vững thành cổ suốt 81 ngày đêm. Ngày 16.9, QGP rút ra phía bắc sông Thạch Hãn. Đợt 2 (từ 17.8.1972 đến 25.1.1973), quân VNCH liên tiếp mở các cuộc tiến công về hướng Đông Hà - Ái Tử hòng chiếm lại các vị chí đã mất, QGP tổ chức phòng ngự khu vực, chặn đứng các cuộc tiến công của địch ở nam bắc sông Thạch Hãn. Đợt 3 (từ 26 đến 31.1.1973), quân VNCH thực hiện kế hoạch "tràn ngập lãnh thổ" trước khi hiệp định Pari 1973 về Việt Nam có hiệu lực, bí mật bất ngờ đánh chiếm Cửa Việt, QGP tập trung lực lượng tiến hành phản đột kích tiêu diệt hoàn toàn quân VNCH lấn chiếm, kết thúc chiến dịch.

Kết thúc chiến dịch, QGP loại khỏi vòng chiến đấu hơn 29.000 địch (bắt 226), diệt 1 lữ đoàn và 12 đại đội. Phá huỷ 345 xe tăng, thiết giáp (thu 13 xe), 273 khẩu pháo, bắn rơi 169 máy bay, bắn chìm 9 tàu chiến thu gần 1.000 súng các loại, giữ vững khu vực giải phóng phía Bắc sông Thạch Hãn.

Tài liệu tham khảo:

lichsuvietnam.vn ; http://www.lichsuvietnam.vn/home.php?option=com_content&task=view&id=1401&Itemid=5

dialinhnhankiet.wordpress.com ; https://dialinhnhankiet.wordpress.com/2011/04/03/thanh-c%E1%BB%95-qu%E1%BA%A3ng-tr%E1%BB%8B-va-cu%E1%BB%99c-chi%E1%BA%BFn-81-ngay-dem/

dohoang.vnweblogs.com ; http://dohoang.vnweblogs.com/print/3360/360604

Địa điểm liên quan đến sự kiện này

Quảng Trị

  • 2 thg 12, 2
  • 368

Quảng Trị là một tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Từ thời Hùng Vương - An Dương Vương, vùng Quảng Trị ngày nay được cho là thuộc lãnh địa bộ Việt Thường của Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc. Đầu thời Hán thuộc (từ năm 179 Trước Công nguyên đến năm 192), Quảng Trị thuộc đất quận Nhật Nam.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_2

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_4