Tiểu sử của Vũ Quang Việt

Vũ Quang Việt là một nhà kinh tế gốc Việt, từng là Vụ trưởng Vụ Tài khoản Quốc gia thuộc Cục Thống kê Liên Hợp Quốc. Ông là người có nhiều công trình nghiên cứu và đóng góp cho tư duy kinh tế của Việt Nam.

Vũ Quang Việt:

Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Vũ Quang Việt:

Năm Tuổi Địa điểm Sự kiện
... ... ... Vũ Quang Việt được sinh ra
... ... ... Vũ Quang Việt mất

Thân thế và sự nghiệp của Vũ Quang Việt:

Vũ Quang Việt là một nhà kinh tế gốc Việt, từng là Vụ trưởng Vụ Tài khoản Quốc gia thuộc Cục Thống kê Liên Hợp Quốc. Ông là người có nhiều công trình nghiên cứu và đóng góp cho tư duy kinh tế của Việt Nam.


Ông rời Việt Nam trước năm 1975, trong thời gian ở Hoa Kỳ, ông đã học ngành Tâm lý học và sau đó ông học ngành Kinh tế. Ông có dịp tư vấn đầu tiên về kinh tế với Việt Nam là vào năm 1977, khi ngoại trưởng Việt Nam là Nguyễn Cơ Thạch sang thăm Hoa Kỳ và có tiếp xúc với ông. Trong thời gian làm việc ở Cục thống kê Liên Hợp Quốc, ông là thành viên trong nhóm xây dựng Hệ thống Tài khoản Quốc gia 1993 (TKQG93) của Liên Hợp Quốc, có bảng phân tích "vào - ra" nhằm đo lường toàn bộ các hoạt động sản xuất và sự liên hệ của chúng trong một nền kinh tế.
Công việc chuyên môn của TS Vũ Quang Việt là nghiên cứu hệ thống ý niệm và cấu trúc thống kê kinh tế, điều hành việc ước tính một số thống kê kinh tế cho 191 nước thành viên của Liên Hợp Quốc.
Từ những năm 1990 khi nền kinh tế Việt Nam đã mở cửa, ông có nhiều bài viết phân tích về nền kinh tế Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa, các góp ý của ông dưới dạng văn bản gửi tới các cơ quan thẩm quyền của chính phủ. Cùng với đó, ông cũng viết nhiều bài viết về kinh tế Việt Nam với các nền kinh tế khác qua các tờ báo kinh tế của Việt Nam như: Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Thời báo Tài chính.
Thời gian gần đây ngoài các bài viết về kinh tế, ông còn viết các bài viết về chính sách xã hội của Việt Nam trước thực trạng chuyển biến thay đổi nhanh chóng của môi trường chính trị khu vực và quốc tế.
Về việc Đinh La Thăng vì những vi phạm bị cho ra khỏi bộ Chính trị, ông Việt cho đây là vấn đề thể chế: "Rõ ràng là quyền lập tập đoàn, doanh nghiệp mới, bổ nhiệm người lãnh đạo thông qua dự án đầu tư đã được giao cho quan chức hành chính (từ Thủ tướng trở xuống) mà không cần đến một cơ quan dân cử nào như Quốc hội xem xét kỹ lưỡng và bỏ phiếu. Chủ trương coi kinh tế nhà nước là chủ đạo, và dựa vào tập đoàn nhà nước và các công ty con cháu là quả đấm thép, do Đảng chủ trương rõ ràng là nguyên nhân đưa đến đầy rẫy những trường hợp tương tự như Đinh La Thăng. Và chủ trương đó đang làm giầu cho một số đảng viên lãnh đạo, con cái và gia đình họ, và nhóm lợi ích bâu quanh. Còn nền kinh tế tiếp tục đi xuống và xã hội ngày càng bất ổn. Vấn đề Đinh La Thăng là vấn đề thể chế về quyền lực, chứ đâu phải chỉ định thầu. Quyền lực không kiểm soát là quyền lực tha hóa và bị lạm dụng. Hệ thống quyền lực hiện nay vẫn không có gì thay đổi.
Tiến sỹ Vũ Quang Việt là một nhà Kinh tế học, nguyên Vụ trưởng Vụ Tài khoản Quốc gia, thuộc Cục Thống kê Liên Hợp Quốc (The National Accounts Section of the United Nations Statistics Division). Ông có nhiều công trình nghiên cứu, đóng góp cho sự phát triển của tư duy kinh tế, cũng như góp phần giải quyết vấn đề biển đảo ở Việt Nam.
TS Vũ Quang Việt, chuyên gia kinh tế gốc Việt vừa cảnh báo là Việt Nam đang trong tình trạng bấp bênh, mức tăng GDP không đủ để trả lãi nợ vay của toàn bộ nền kinh tế.
Trong bài viết được tờ Thời báo Kinh tế Saigon Online đưa lên mạng ngày 29/1/2015, TS Vũ Quang Việt nguyên Vụ trưởng Vụ tài khoản Quốc gia Cục Thống kê Liên Hiệp Quốc kêu gọi Việt Nam cấp bách đổi mới thể chế, nhằm bảo đảm sự lành mạnh cho nền tài chính quốc gia. Theo lời TS Vũ Quang Việt, hiện nay nền tài chính bị nhóm lợi ích tài chính sử dụng nhằm mục đích chính là đầu cơ tài sản từ địa ốc, chứng khoán và đến cả điều gọi là sản xuất ảo. Lạm phát, nợ tăng quá mức, nợ xấu là hệ quả, đưa đến tình trạng một số người giàu nhanh chóng còn đại đa số vẫn khó khăn.
TS Vũ Quang Việt đưa ra một thí dụ đơn giản, trong một nền kinh tế không có lạm phát, nếu nợ là 100% ngang bằng với GDP với lãi suất là 5% thì GDP tăng 5% chỉ đủ để trả lãi. Hiện nay tỷ lệ nợ của Việt Nam tức nợ của toàn bộ nền kinh tế đã bằng 164% GDP thì GDP tăng 5% chỉ đủ để trả 60% lãi, như thế phải tăng GDP đến 8% thì mới có thể trả được lãi.
Theo đánh giá của TS Vũ Quang Việt trên Saigon Times Online, toàn bộ nợ của nền kinh tế Việt Nam cho đến năm 2014 là 303 tỉ đô la, tương đương 164% GDP, số nợ tăng rất mạnh sau năm 2006, lúc đó chỉ bằng 98% GDP. Riêng về nợ công tức nợ của khu vực kinh tế nhà nước nếu gộp cả nợ của doanh nghiệp nhà nước, thì tính đến năm 2013 là 143,6 tỉ đô la chứ không phải 90 tỉ đô la như cách tính của chính phủ. Như vậy theo TS Vũ Quang Việt nợ của khu vực kinh tế nhà nước tương đương 53% tổng nợ của cả nền kinh tế. Trong khi đó khu vực kinh tế nhà nước chỉ sản xuất ra 32% GDP.
Việt Nam cần thực hiện những biện pháp gì trong lĩnh vực kinh tế để bảo đảm phát triển bền vững về lâu dài cho đất nước ? Đây là vấn đề mà biên tập viên Gia Minh nêu ra với tiến sĩ Vũ Quang Việt, một cựu chuyên viên thuộc Cục Thống kê Liên hiệp quốc, và là người luôn theo dõi sát tình hình Việt Nam.

Chỉ thấy lượng mà không thấy chất

Tiến sĩ Vũ Quang Việt : Theo tôi nghĩ phải đánh giá lại toàn bộ hệ thống; phải thấy rằng nền kinh tế của Việt Nam đến nay không có chất lượng. Suốt một thời gian dài, sản xuất kinh tế chỉ nhắm về lượng mà không có chất lượng. Mục đích chính chỉ tập trung tăng GDP, càng thấy GDP càng lớn càng tốt, dù vay nợ, phá hoại môi trường, và nhiều vấn đề xã hội khác … Người ta không nhìn thấy, hoặc thấy mà cũng lờ đi.

Vấn đề là phải nhìn lại. Nếu không nhìn lại, thiếu hụt cán cân thanh toán đã lớn sẽ còn tiếp tục lớn, lên đến 18-20 tỷ đô la, khi đó lấy gì bù vào. Áp lực lạm phát sẽ rất lớn trong năm nay. Thế rồi, việc phải trả nợ nước ngoài mà trước đây đã hơn 30% một tí rồi, và sẽ tiếp tục lên 50%. Nếu cứ đà này sẽ lên đến 70% và 100% trong vòng một vài năm. Lúc đó áp lực trả nợ sẽ khó khăn, áp lực giải quyết các vấn đề của nền kinh tế sẽ khó khăn hơn bây giờ.

Tiến sĩ nói phải đánh giá lại toàn bộ nền kinh tế, nhưng như thế có quá rộng không? Nút thắt đầu tiên nào cần gỡ?

Tiến sĩ Vũ Quang Việt : Theo tôi phải giải quyết vấn đề tập đoàn kinh tế quốc doanh, không thể để họ ‘tự tung, tự tác’. Muốn tăng chất lượng phát triển kinh tế, cần yêu cầu họ tập trung vào những ngành nghề mà họ có khả năng nhất , chứ không chạy sang mở sang các nghề khác như Tập đoàn Điện, Vinashin ra mở ngân hàng, cung cấp dịch vụ buôn bán chứng khoán, địa ốc…

Những tập đoàn quốc doanh nói họ cũng có đóng góp cho thu nhập đất nước ?

Tiến sĩ Vũ Quang Việt : Suốt mấy năm nay, khu vực kinh tế quốc doanh không tạo ra công ăn việc làm, thậm chí lao động trong khu vực quốc doanh còn giảm. Họ lấy vốn của Nhà Nước nhiều mà làm ăn không hiệu quả. Công ăn việc làm được tạo ra từ những công ty tư nhân nhỏ, và những công ty đầu tư, chứ không phải các công ty quốc doanh.

Theo tiến sĩ thì điều gì cản trợ hoạt động cải tạo hệ thống quốc doanh ?

Tiến sĩ Vũ Quang Việt : Rõ ràng là vì lợi ích cá nhân đặt trên lợi ích quốc gia. Tình trạng tập đoàn thành lập công ty con, rồi xin cấp đất rẻ. Sau đó họ kêu gọi bà con, anh em góp vốn vào. Họ chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang xây nhà bán, từ đó trở nên giàu có ( thành tỷ phú ) một cách dễ dàng. Vấn đề lợi ích của họ rất rõ.

Thị trường mới không có chiều sâu

Việt Nam thường so sánh với những quốc gia lân cận, và cho rằng hướng đi kinh tế của họ đạt được hiệu quả và được đánh giá cao ?

Tiến sĩ Vũ Quang Việt : Những nước khác như Thái Lan đã phát triển cao nhưng vừa qua gặp khó khăn phải chậm lại. Việt Nam là thị trường mới phát triển dễ làm tiền hơn cho một số nhà đầu tư nước ngoài, và những người có vốn bỏ vào. Lúc đầu sẽ vọt lên như thế. Hãy so sánh tỷ lệ tăng trưởng 7-8% với số vốn bỏ ra đến 40% hay hơn 40% GDP để đầu tư của Việt Nam; trong khi đó nước khác cũng đạt mức tăng trưởng tương tự mà vốn bỏ ra chỉ chừng 20%, 30% hay ít hơn thì như vậy sẽ thấy không hiệu quả.

Những định chế như Ngân hàng Thế giới ( World Bank ) , Qũy tiền tệ thế giới ( IMF ) năm nào tổng kết cũng có khen ngợi thành quả của Việt Nam; rồi các nước cấp viện vẫn đổ vốn vào Việt Nam, năm sau cao hơn năm trước ? Ông giải thích thế nào về điều đó ?

Tiến sĩ Vũ Quang Việt : Trong thời gian trước mắt khả năng làm tiền còn nhiều. Khả năng làm tiền còn có thể dễ hơn cả bên Thái Lan…; nhưng sau đó không còn nữa họ sẽ rút đi.

Còn Ngân hàng Thế giới cho vay mà thấy thành công hơn thì phải khen ngợi chứ sao. Dù thấy sai trái cũng thấy ít, vỗ tay nhiều hơn. Ngân hàng Thế giới từng vỗ tay hoan nghênh Á Châu hôm trước, hôm sau xảy ra khủng hoảng. Điều mà họ vỗ tay cũng có giá trị giới hạn thôi.

Điều quan trọng nhất đối với một nhà điều hành kinh tế phải thấy điểm dở của mình; chứ không phải luôn nghe ngóng tìm cách cho người ta vỗ tay khen mình.

Vừa qua Viện trưởng Kinh tế của Việt Nam, ông Trần Đình Thiên chỉ ra 5 điểm yếu cơ bản của Việt Nam – cấu trúc thị trường chưa đồng bộ, nguồn nhân lực yếu cản trở tăng trưởng kinh tế lâu dài, khu vực doanh nghiệp thiếu và yếu, năng lực quản trị ở tầm vĩ mô thấp, nhiếu nút thắt tăng trưởng chưa được giải quyết-. Theo Tiến sĩ ngoài 5 điểm đó còn có những điểm gì nữa ?

Tiến sĩ Vũ Quang Việt: Những điểm đó một phần phù hợp Việt Nam, phần khác cũng phù hợp với mọi nền kinh tế. Cần phải nhận rõ, thẳng thắn những vấn đề của Việt Nam. Thứ nhất là vấn đề đầu tư quá lớn- hơn 40% GDP mà không đạt kết quả tốt; tức đầu tư không đúng chỗ, không có kiểm soát- đó là đầu tư cho các tập đoàn quốc doanh.

Vấn đề thứ hai gần chục năm nay, vấn đề xuất khẩu quá ít mà nhập khẩu nhiều dẫn đến thâm thủng cán cân thương mại càng ngày càng lớn. Nếu cứ tiếp tục như thế nền kinh tế không thể tồn tại được. Nền kinh tế Việt Nam chủ yếu là gia công, chủ yếu nhập máy móc về mà lại là những loại máy tồi và rẻ nhưng lại khai giá cao hơn để trục lợi cá nhân.
Máy móc như thế khiến chi phí sản xuất cao lên, hao hụt nguyên vật liệu rất lớn. Từ đó giá thành cao hơn, khó cạnh tranh. Sau một thời gian phải thay máy mới.
Việt Nam vẫn gượng được, qua nguồn kiều hối, và ngành nông nghiệp.
TS Vũ Quang Việt: Phải tiếp tục như thế chứ không đa số dân Việt Nam sẽ chết đói. Nếu có khu vực sản xuất tốt nhất ở Việt Nam, đó là khu vực nông nghiệp. Khu vực này tạo ra công ăn việc làm, giữ người nông dân lại; nhưng họ vẫn tiếp tục nghèo vì cả nền kinh tế không phục vụ gì cho nông nghiệp cả. Họ tự làm, tự sản xuất.

Tài liệu tham khảo:

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_7

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_11