Tiểu sử của Lương Thị Minh Nguyệt (? - 1433)

Lương Thị Minh Nguyệt quê tại thôn Ngọc Chuế thuộc xã Chuế Cầu, tổng Tử Mặc (nay là xã Yên Nghĩa, huyện Ý Yên)

Lương Thị Minh Nguyệt (? - 1433):

Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Lương Thị Minh Nguyệt:

Năm Tuổi Địa điểm Sự kiện
... ... ... Lương Thị Minh Nguyệt được sinh ra
1433 ... ... Lương Thị Minh Nguyệt mất

Thân thế và sự nghiệp của Lương Thị Minh Nguyệt:

Lương Thị Minh Nguyệt quê tại thôn Ngọc Chuế thuộc xã Chuế Cầu, tổng Tử Mặc (nay là xã Yên Nghĩa, huyện Ý Yên)


Năm 1405, giặc Minh xâm lược nước ta. Trước sự tàn bạo của giặc Minh, năm 1418, Lê Lợi giương cờ khởi nghĩa Lam Sơn truyền hịch kêu gọi nhân dân đứng lên cứu nước.

Khi Lê Lợi trên đường tiến quân ra đánh thành Đông Quan, gặp thành Cổ Lộng chặn đường. Giữa lúc các tướng lĩnh đang tìm mưu hiến kế thì Nguyệt Nương tìm đến, xin vào dâng kế hạ thành. Bà cho biết sẽ bỏ thuốc mê vào rượu cho lính canh uống, nhốt vào bao bố thắt lại, rồi đốt lửa làm hiệu đồng thời trao tấm bản đồ những nơi chứa lương thực và vũ khí.

Vào một đêm cuối năm Bính Ngọ (1426), nhân tiết trời giá rét, bà Lương theo lệ thường đem rượu, thịt vào thành bán rẻ cho bọn giặc. Cùng lúc, đem theo một số thôn nữ trẻ, nói là để múa hát cho vui. Quân tướng giặc Minh vừa uống rượu say, vừa ngắm người đẹp nên lăn ra ngủ. Bà Lương mau chóng cùng các thôn nữ khênh từng tên giặc cho vào bao vải, quấn vòng thắt nút thật chặt. Xong việc, bà cho mở cửa thành. Ông Đinh Tuấn cùng nghĩa binh đã phục sẵn, dẫn đại quân xông vào. Tướng giặc là Trần Hiệp và bọn chỉ huy vội vàng đạp túi ngủ để chui ra nhưng do nút buộc quá chắc, chúng không sao thoát được.

Chẳng mấy chốc, nghĩa quân đã chiếm gọn thành, bắt sống tướng giặc mà không tốn giọt máu.

Năm Mậu Thân (1428), Vua Lê Thái Tổ hội quần thần ở điện Giảng Võ – Thăng Long để thưởng khao tướng sĩ, đã ban tước danh cho bà là Kiến Quốc Trinh Liệt Phu Nhân; ban cho ông Đinh Tuấn tước danh Kiến Quốc Trung Dũng Công Thần.

Ngày 25 tháng 11 năm Quý Sửu (1433) niên hiệu Thuận Thiên thứ VI, hai ông bà bỗng nhiên không bệnh mà qua đời. Vua Lê Thái Tổ sai quân về tang chế theo tước Vương, phong làm Nhị vị Phúc thần. Cho lập đền thờ Kiến Quốc, xây hướng chính nam ở làng Ngọc chuế, mộ táng sau đền, lại đem 100 mẫu ruộng tốt dâng vào việc tế tự.

Một số video về Lương Thị Minh Nguyệt

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật cùng thời kỳ với Lương Thị Minh Nguyệt:

Lê Thái Tổ (1385 - 1433)

  • 2 thg 12, 2
  • 124

Lê Thái Tổ tên húy là Lê Lợi, là người khởi xướng khởi nghĩa Lam Sơn chiến thắng quân Minh trở thành vị Hoàng đế đầu tiên của triều Hậu Lê. Lê Lợi là con của Lê Khoáng và bà Trịnh Thị Ngọc Thương. Ông sinh vào giờ tý ngày 6 tháng 8 năm Ất Sửu, tức ngày 10 tháng 9 năm 1385 tại Lam Sơn (Kẻ Cham), nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_0

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_14