Tiểu sử của Bùi Thị Xuân (? - 1802)

Bùi Thị Xuân là nữ tướng thời Tây Sơn, người thôn Phú xuân, xã Bình Phú, huyện Bình Khê, tỉnh Nghĩa Bình, nay là thôn Xuân Hòa, xã Bình Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Bà là cháu của Thái sư Bùi Đắc Tuyên, là vợ của quan Thái phó Trần Quang Diệu, một danh tướng thời Tây Sơn.

Bùi Thị Xuân (? - 1802):

Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Bùi Thị Xuân:

Năm Tuổi Địa điểm Sự kiện
... ... ... Bùi Thị Xuân được sinh ra
1802 ... Đồng Hới Trận Trấn Ninh giữa quân Tây Sơn và quân Nhà Nguyễn
1802 ... ... Bùi Thị Xuân mất

Thân thế và sự nghiệp của Bùi Thị Xuân:

Bùi Thị Xuân là nữ tướng thời Tây Sơn, người thôn Phú xuân, xã Bình Phú, huyện Bình Khê, tỉnh Nghĩa Bình, nay là thôn Xuân Hòa, xã Bình Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Bà là cháu của Thái sư Bùi Đắc Tuyên, là vợ của quan Thái phó Trần Quang Diệu, một danh tướng thời Tây Sơn.


Năm 16 tuổi, Bùi Thị Xuân theo nghĩa quân Tây Sơn xã thân vì nghiệp lớn chống lại cường hào, địa chủ và tập đoàn Nguyễn Ánh. Nhận thấy tài năng và đức độ của Bùi Thị Xuân, Nguyễn Huệ đã phong cho bà làm tướng thống soái đội nữ binh năm ngàn người. Là người có tài điều khiển voi, Bùi Thị Xuân còn chỉ huy đội chiến tượng của Tây Sơn. Dưới ngọn cờ của phong trào Tây Sơn và Anh hùng áo vải Nguyễn Huệ, Bùi Thị Xuân luôn thể hiện rõ sự tinh thông võ nghệ và sự can đảm, cùng chồng ra trận lập nhiều công lớn.

Trong trận đại phá quân Mãn Thanh vào đầu xuân Kỷ Dậu (1789), bà chỉ huy đội tượng binh của đạo Trung quân do vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) chỉ huy.

Trong những năm tiếp theo, bà cùng chồng cầm quân đi đánh dẹp các phe chống đối vương triều mới (nhà Tây Sơn), trong số đó có lực lượng của hoàng thân nhà Lê là Lê Duy Chỉ cấu kết với Tù trưởng Bảo Lạc (Hà Tuyên)...
Giữa lúc nhà Tây Sơn đang từng bước ổn định tình hình trong nước, ngày 29 tháng 7 năm 1792, vua Quang Trung đột ngột qua đời. Kể từ đấy vương triều này bắt đầu suy yếu do vua Cảnh Thịnh (Nguyễn Quang Toản) còn nhỏ, lại bị người cậu ruột là Thái sư Bùi Đắc Tuyên chuyên quyền.

Tháng 9 năm 1801, nghe tin thành Phú Xuân thất thủ, Vua Cảnh Thịnh bị vây ở Thuận an, Bùi Thị Xuân đã đem quân về Thuận An, tả xung hữu đột phá vòng vây đưa Vua Cảnh Thịnh ra Quảng Bình. Tại Quảng Bình, Bùi Thị Xuân chỉ huy năm ngàn quân tiến đánh quân Nguyễn Ánh ở thành Trấn Ninh. Đánh lâu nhưng thành chưa chuyển, vua muốn rút lui, Bùi Thị Xuân can gián. Vua Cảnh Thịnh cảm động trước tấm lòng sắt đá của Bùi Thị Xuân đã ở lại chiến thành. Quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của nữ tướng tài ba Bùi Thị Xuân đã chiến đấu vô cùng anh dũng, nhưng do quá chênh lệch về lực lượng , Vua Cảnh Thịnh rút lui, buộc Bùi Thị Xuân cho quân rút về Nghệ An. Đến nơi, Bùi Thị Xuân khuyên Vua huy động binh mã trấn giữ Nghệ An nhưng vua nghe lời bọn đại thần ham sống sợ chết chạy về Thăng Long.

Tháng giêng năm Nhâm Tuất 1802 bà chỉ huy 500 quân thuộc hạ góp mặt trong trận đánh Lũy Trấn Ninh, dưới quyền vị Thống lãnh chư quân là Nguyễn Quang Thùy, và vị Tư lệnh cánh quân tiên phong là Nguyễn Văn Kiên.
Trong trận này bà tấn công địch quyết liệt, khiến quân Nguyễn Ánh hết sức khiếp sợ.

Tháng 2 năm 1802, Trần Quang Diệu chỉ huy quân chiếm được thành Quy Nhơn, sau đó ông rời Quy Nhơn theo đường thượng đạo sang Lào rồi đến Nghệ An, Bùi Thị Xuân nghe tin đi đón chồng, đến huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An thì bị giặc phục kích bắt sống.

Bắt được danh tướng Bùi Thị Xuân, Nguyễn Ánh đưa về Phú Xuân rồi tiến đánh Thăng Long, đánh bại vua Cảnh Thịnh.

Cả hai vợ chồng nữ tướng Bùi Thị Xuân bị đem ra hành quyết. Người ta kể lại khác nhau về trường hợp Trần Quang Diệu, có tài liệu cho biết ông bị xử chém, có tài liệu thì nói bị lột da. Còn Bùi Thị Xuân và con gái 15 tuổi bị voi giày.

Hiện nay, dãy gò Xuân Hòa là nơi bà tập luyện đàn voi chiến, mặc dù đã bị phá vỡ thành ruộng, song vẫn còn di tích.

Một số video về Bùi Thị Xuân

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật cùng thời kỳ với Bùi Thị Xuân:

Trần Quang Diệu (? - 1802)

  • 2 thg 10, 2014
  • 104

Trần Quang Diệu (? - 1802) quê ở xã Ân Tín, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định. Ông là một trong Tây Sơn thất hổ tướng của nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông là chồng nữ Đô đốc Bùi Thị Xuân. Ngay từ tuổi thanh niên, ông là bạn tâm giao của Nguyễn Nhạc. Chiến công đánh đuổi quân Thanh xâm lược đầu xuân Kỷ Dậu (1789) có rất nhiều đóng góp của vợ chồng ông.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_9

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_1