Thời kỳ Nhà Trần (1225 - 1400)

Nhà Lý ngày càng suy yếu. Chính quyền không còn chăm lo đến đời sống nhân dân như trước, hầu hết quan lại lao vào ăn chơi sa đoạ. Dân chúng vô cùng khổ cực. Ở nhiều nơi dân nghèo nổi dậy đấu tranh. Nhà Lý phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các lực lượng nổi loạn nên tạo điều kiện và thời cơ cho Trần Thủ Độ buộc Lý Chiêu Hoàng phải kết hôn và nhường ngôi cho Trần Cảnh.

Nhà Trần (1225 - 1400):

Sự kiện thuộc thời kỳ này

Trần Cảnh lên ngôi vua, nhà Trần thành lập (1226 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 341

Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu. Chính quyền không lo đời sống của dân như trước, hầu hết quan lại lao vào ăn chơi sa đọa. Lụt lội, hạn hán liên tiếp xảy ra, dân nghèo phải bán con làm nô tì cho nhà giàu, một số khác phải bỏ vào chùa kiếm sống. Một số thế lực phong kiến ở các địa phương đánh giết lần nhau, quấy phá nhân dân, chống lại triều đình. Nhà Lý phải dựa vào thế lực họ Trần để chống các thế lực nổi loạn. Nhân cơ hội này, họ Trần buộc Chiêu Hoàng phải nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh vào tháng 12 năm Ất Dậu (Đầu năm 1228). Khi đó Trần Cảnh mới 8 tuổi.

Ban hành Quốc triều hình luật (1230 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 252

Năm 1230, Trần Thái Tông ban hành bộ Quốc triều thông chế gồm 20 quyển, quy định về tổ chức chính quyền. Sau đó qua vài lần sửa chữa bổ sung lại ban hành bộ Quốc triều hình luật. Bộ luật này là do Nguyễn Trung Ngạn và Trương Hán Siêu biên soạn. Nhà Trần đặt cơ quan thẩm hình viện để xét xử việc kiện cáo. Vua Trần để chuông lớn ở thềm điện Long Trì cho dân đền kêu oan khi cần. Sự tách biệt giữa vua, quan và dân chúng chưa thực sự sâu sắc.

Lập Quốc học viện và Giảng võ đường (1253 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 207

Năm 1253, vua Trần Thái Tông chuyển nhà Thái Học thành Quốc Học viện, mở rộng cho cả người học giỏi trong quần chúng bình dân và cho lập Giảng võ đường. Đây là một trường võ bị cao cấp, chuyên đào tạo các tướng lĩnh không chỉ về mặt kỹ thuật chiến đấu, mà quan trọng hơn, còn là kỹ năng chỉ huy, tham mưu. Chính từ Giảng Võ đường, nhà Trần đã đào tạo được nhiều tướng lĩnh xuất sắc cho quân đội, có đóng góp lớn cho các chiến thắng quân Nguyên-Mông bảo vệ được cho Thăng Long trường tồn.

Chiến thắng quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất (1258 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 404

Đầu thề kỉ thứ XIII, nước Mông Cổ thành lập. Với một lực lượng quân đội mạnh và hiếu chiến, vua Mông Cổ liên tiếp xâm lược và thống trị nhiều nước ở Châu Á, Châu Âu. Quân Mông Cổ đi đến đâu cũng làm nhà cửa đổ nát, thành trì tan hoang, nhân dân bị giết hoặc bị bắt làm nô lệ. Năm 1257, để thực hiện kế hoạch "gọng kìm" tiêu diệt Nam Tống nhằm xâm chiếm toàn bộ Trung Quốc, vua Mông Cổ sai tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy hơn 2 vạn quân xâm lược Đại Việt.

Chiến thắng quân Nguyên lần hai (1285 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 360

27 năm sau chiến thắng quân Nguyên Mông lần thứ nhất, Hoàng đế nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt ra lệnh chinh phạt Đại Việt với sự chuẩn bị chiến tranh tốt hơn, huy động lực lượng lớn hơn. Cuối tháng 1-1285, khoảng 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan tổng chỉ huy tràn vào xâm lược Đại Việt.

Nhân vật thuộc thời kỳ này

Trần Hưng Đạo (1228 - 1300)

  • 2 thg 12, 2
  • 525

Trần Hưng Đạo còn được gọi là Hưng Đạo Vương, tên thật là Trần Quốc Tuấn, là con trai An Sinh Vương Trần Liễu, gọi vua Trần Thái Tông bằng chú ruột, và Công chúa Thụy Bà (chị ruột của vua Trần Thái Tông, và là cô ruột Trần Quốc Tuấn) là mẹ nuôi của ông, quê làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Hà Nam Ninh(nay thuộc tỉnh Nam Định).

Hồ Quý Ly (1336 - 1407)

  • 2 thg 12, 2
  • 438

Tổ tiên Hồ Quý Ly là Hồ Hưng Dật vốn người Chiết Giang (Trung Quốc), sang làm Thái thú Diễn Châu và định cư ở hương Bào Đột, nay là xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Hồ Liêm là đời cháu thứ 12 đã dời đến ở hương Đại Lại, Thanh Hóa, làm con nuôi tuyên úy Lê Huấn, từ đấy lấy Lê làm họ mình. Hồ Quý Ly là cháu bốn đời của cụ Hồ Liêm.

Trần Quang Khải (1241 - 1294)

  • 2 thg 12, 2
  • 251

Trần Quang Khải sinh năm 1241, mất năm 1294, là con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông và hoàng hậu Thuận Thiên, em ruột vua Trần Thánh Tông. Thuở nhỏ, ông đã bộc lộ tư chất thông minh, giỏi cả văn lẫn võ, được vua cha rất mực yêu quý.

Chu Văn An (1292 - 1370)

  • 2 thg 12, 2
  • 397

Chu Văn An còn được gọi là Chu An, Chu Văn Trinh, tự là Linh Triệt, hiệu là Tiều Ẩn, người thôn Văn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là Thanh Trì, Hà Nội). Là người chính trực, đã từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung, bên kia sông Tô Lịch, ông có công lớn trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo vào Việt Nam. Vua Trần Minh Tông đã mời ông ra làm tư nghiệp Quốc tử giám, dạy cho Thái tử Trần Vượng, tức là vua Trần Hiến Tông tương lai. Đến đời Dụ Tông, ông thấy quyền thần làm nhiều điều vô đạo, ông dâng Thất trảm sớ xin chém 7 tên gian nịnh, nhưng vua không nghe. Ông chán nản từ quan về ở núi Phượng Hoàng (Chí Linh, Hải Dương), lấy hiệu là Tiều ẩn (người đi ẩn hái củi), dạy học, viết sách cho tới khi mất.

Mạc Đĩnh Chi (1280 - 1346)

  • 2 thg 12, 2
  • 140

Mạc Đĩnh Chi tên tự là Tiết Phu, người làng Lũng Động, huyện Chí Linh (nay thuộc xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Năm 1304, ông đỗ Trạng nguyên. Vua thấy tướng mạo xấu có ý chê, ông dâng bài phú "Ngọc tỉnh liên" (sen giếng ngọc) khiến Vua khâm phục, bổ chức Nội thư gia. Về sau ông được cháu 7 đời là Mạc Đăng Dung truy tôn là Kiến Thủy Khâm Ninh Văn Hoàng Đế.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_5

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_7