Sự kiện Chiến thắng quân Nguyên lần hai (1285 - ?)

27 năm sau chiến thắng quân Nguyên Mông lần thứ nhất, Hoàng đế nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt ra lệnh chinh phạt Đại Việt với sự chuẩn bị chiến tranh tốt hơn, huy động lực lượng lớn hơn. Cuối tháng 1-1285, khoảng 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan tổng chỉ huy tràn vào xâm lược Đại Việt.

Chiến thắng quân Nguyên lần hai (1285 - ?):

Diễn biễn lịch sử:

27 năm sau chiến thắng quân Nguyên Mông lần thứ nhất, Hoàng đế nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt ra lệnh chinh phạt Đại Việt với sự chuẩn bị chiến tranh tốt hơn, huy động lực lượng lớn hơn. Cuối tháng 1-1285, khoảng 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan tổng chỉ huy tràn vào xâm lược Đại Việt.


Quân Thoát Hoan tập trung một lực lượng lớn tấn công vào Vạn Kiếp và mau chóng giành thắng lợi. Quân Đại Việt liên tục bị đánh bại phải lui về Thăng Long sau đó rút về Thiên Trường (Nam Định). Nhân dân Thăng Long thực hiện lệnh "vường không nhà trống" của triều định.

Quân Thoát Hoan kéo vào chiếm Thăng Long trống vắng, gặp khó khăn về lương thực và phải dựng doanh trại ở sông Nhị. Toa Đô được lệnh từ Champa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa. Cùng lúc đó Thoát Hoan tự mình chỉ huy lực lượng mạnh, mở cuộc tấn công đánh xuống phía Nam tạo thế "gọng kìm". Cuộc kháng chiến gặp nhiều khó khăn.Trần Quốc Tuấn phải ra lệnh rúi lui để củng cố lực lượng chuẩn bị kháng chiến.

Trong khi đó, quân Đại Việt đã nhanh chóng chấn chỉnh đội ngũ và chờ đợi đối phương mệt mỏi, suy giảm nhuệ khí rồi tổ chức phản công. Dọc theo sông Hồng, quân Đại Việt lần lượt giành thắng lợi tại cửa Hàm Tử (nay ở Khoái Châu, Hưng Yên), bến Chương Dương (nay ở Thượng Phúc, thuộc Thường Tín, Hà Nội), giải phóng Thăng Long.

Quân giặc hốt hoảng tháo chạy, bị quân Trần phục kích chặn đánh, nhiều tên bị giết. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi, đất nước sạch bóng quân Nguyên.

Tài liệu tham khảo:

Lịch sử 7, NXB giáo dục Việt Nam.

vi.wikipedia.org

vi.wikipedia.org

vi.wikipedia.org

Nhân vật liên quan đến sự kiện này

Trần Hưng Đạo (1228 - 1300)

  • 2 thg 12, 2
  • 525

Trần Hưng Đạo còn được gọi là Hưng Đạo Vương, tên thật là Trần Quốc Tuấn, là con trai An Sinh Vương Trần Liễu, gọi vua Trần Thái Tông bằng chú ruột, và Công chúa Thụy Bà (chị ruột của vua Trần Thái Tông, và là cô ruột Trần Quốc Tuấn) là mẹ nuôi của ông, quê làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Hà Nam Ninh(nay thuộc tỉnh Nam Định).

Trần Quốc Toản (1267 - 1285)

  • 2 thg 12, 2
  • 274

Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản thuộc dòng dõi nhà vua và sinh vào năm Đinh Mão (1267). Ông là một quý tộc nhà Trần, sống ở thời kỳ trị vì của vua Trần Nhân Tông. Ông lớn lên trong không khí cả nước náo nức chuẩn bị chiến đấu chống quân Nguyên sang cướp phá và xâm lược nước ta lần thứ hai (1285 ).

Trương Hán Siêu (? - 1354)

  • 2 thg 12, 2
  • 171

Ông là người đề xuất kế hoạch vườn không nhà trống đã được Trần Hưng Đạo áp dụng mà nhờ đó giúp dân Đại Việt chống trả thành công cuộc xâm lược của quân Nguyên Mông.

Trần Quốc Tảng (1252 - 1313)

  • 15 thg 2, 2015
  • 92

Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng một vị tướng và là con trai thứ ba của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn và Nguyên Từ Quốc Mẫu tức công chúa Thiên Thành. Có lần khuyên cha cướp ngôi báu, Trần Quốc Tảng bị Trần Hưng Đạo rút gươm toan chém, may có Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn Nghiễn biết và vội chạy tới khóc lóc xin chịu tội thay, bấy giờ Trần Hưng Đạo mới tha

Địa điểm liên quan đến sự kiện này

Cửa Hàm Tử

  • 2 thg 12, 2
  • 258

Cửa Hàm Tử xưa thuộc xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu, Hưng Yên. Tháng 5 năm 1285, sau cuộc rút lui chiến lược về Thiên Trường (tháng 2 năm 1285), và vào Thanh Hoá (tháng 4 năm 1285), vua Trần bắt đầu mở cuộc phản công vào các cứ điểm quan trọng của quân Nguyên tại vùng Khoái Châu, Hưng Yên. Trận quyết chiến tại cửa Hàm Tử diễn ra vào cuối tháng 5 năm 1285,5 vạn quân do Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật chỉ huy, đã nhanh chóng giành thắng lợi. Cùng với các trận Tây Kết, Chương Dương, Vạn Kiếp, chiến thắng Hàm Tử đã góp phần tiêu diệt và quét sạch 50 vạn quân Nguyên ra khỏi bờ cõi, giải phóng hoàn toàn Đại Việt.

Bến Chương Dương

  • 2 thg 12, 2
  • 198

Bến Chương Dương thuộc xã Chương Dương, Thường Tín, Hà Nội. Nơi đây từ lâu đã trở thành niềm tự hào của dân tộc, như một huyền thoại chói lọi trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai của quân và dân nhà Trần

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_6

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_11