Sự kiện Trận đánh Cẩm Sa giữa quân Trịnh và quân Tây Sơn (1775 - ?)

Trận đánh Cẩm Sa giữa nhà Trịnh và quân Tây Sơn diễn ra năm 1775. Từ sau nội biến Đàng Trong, chính quyền nhà Nguyễn bị đe dọa, quân Tây Sơn do Nguyễn Nhạc chỉ huy đánh chiếm phủ thành Quy Nhơn, cai trị Đàng Trong từ Quảng Nam đến Bình Định. Nhà Trịnh ở Đàng Ngoài nhận thấy sự uy hiếp, sai quân đánh vào quân Tây Sơn, Quảng Nam trở thành chiến trường quân Trịnh - quân Tây Sơn.

Trận đánh Cẩm Sa giữa quân Trịnh và quân Tây Sơn (1775 - ?):

Diễn biễn lịch sử:

Trận đánh Cẩm Sa giữa nhà Trịnh và quân Tây Sơn diễn ra năm 1775. Từ sau nội biến Đàng Trong, chính quyền nhà Nguyễn bị đe dọa, quân Tây Sơn do Nguyễn Nhạc chỉ huy đánh chiếm phủ thành Quy Nhơn, cai trị Đàng Trong từ Quảng Nam đến Bình Định. Nhà Trịnh ở Đàng Ngoài nhận thấy sự uy hiếp, sai quân đánh vào quân Tây Sơn, Quảng Nam trở thành chiến trường quân Trịnh - quân Tây Sơn.


Cuộc chiến giữa quân Trịnh và quân Tây Sơn nổ ra từ tháng 1.1775, bùng nổ là giao tranh ở Cẩm Sa (Quảng Nam) từ ngày 9 đến ngày 24.4.1775.
Ngày 9.4.1775, quân Trịnh tiến đánh và chiếm được đồn Trung Sơn. Sang đến ngày 22.4, quân Trịnh đóng đồn ở sông Cẩm Lệ. Ngày 22.4, quân Trinh và quân Tây Sơn giao chiến tại Biều Than (Ghềnh Bầu). Cuộc đụng độ này, quân Tây Sơn không chống đỡ được, quân Tây Sơn bị mất 4 tỳ tướng và 80 binh sĩ, 1 tỳ tướng và 15 quân lính bị bắt.

Ngày 24.4, quân Trịnh và quân Tây Sơn giao tranh ở Cẩm Sa. Quân Tây Sơn do Nguyễn Nhạc và Tập Đình chỉ huy gồm 6000 người và 30 thớt voi chia làm 5 đường đón đánh quân Trịnh. Ban đầu, khí thế quân Tây Sơn hùng mạnh là quân Trịnh hoảng sợ, nhưng khi giao tranh, quân Trịnh chiếm được thế thượng phong, quân Tây Sơn bị đánh bại, phải rút về Quảng Ngãi cố thủ. Từ đó vùng Quảng Nam thuộc về quân Trịnh, trong trận Cẩm Sa, quân Tây Sơn bị tiêu diệt đến 400 người.
Thắng lợi Cẩm Sa khiến vùng đất do chính quyền Lê - Trịnh trực tiếp quản lý lần đầu tiên được mở đến tận Quảng Nam sau hơn 200 năm. Trên danh nghĩa, Tây Sơn đã quy thuận, vùng đất thuộc Lê - Trịnh còn bao gồm vùng đất trong tay Tây Sơn kéo dài tới Phú Yên. Trận thắng này cũng là thắng lợi cuối cùng của quân Trịnh trong cuộc Nam tiến. Thậm chí đây là thắng lợi cuối cùng của họ Trịnh trong sự nghiệp cầm quyền.

Không lâu sau, quân Trịnh bị dịch bệnh hoành hành, quân bị thương vong khá nhiều, thậm chí nhiều hơn số quân Tây Sơn bị giết và bị bắt trong trận Cẩm Sa: hơn 3000 người nhiễm bệnh, hơn 600 người chết. Bản thân quận Việp và quận Xuân chỉ vài tháng sau đã ốm yếu rã rời tới mức không thể tự đi đứng được, đều phải có người hầu nâng nhấc. Cuối năm 1775, Hoàng Ngũ Phúc phải kiến nghị Trịnh Sâm bỏ Quảng Nam rút về Thuận Hóa rồi trở về bắc. Trịnh Sâm chấp thuận.
Thế lực họ Nguyễn ở Quảng Nam thấy quân Trịnh rút đi bèn nổi dậy định chiếm cứ nhưng Nguyễn Nhạc đã điều binh đánh tan lực lượng này và chiếm Quảng Nam. Trịnh Sâm thấy Quảng Nam xa xôi hiểm trở và ngại dùng binh, nhân đấy mới trao cho Nguyễn Nhạc trấn giữ

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật liên quan đến sự kiện này

Nguyễn Nhạc (? - 1793)

  • 2 thg 12, 2
  • 150

Nguyễn Nhạc hay còn gọi là Nguyễn Văn Nhạc, là vị vua sáng lập ra nhà Tây Sơn, ở ngôi hoàng đế từ năm 1778 đến năm 1788 ông xưng là Thái Đức đế. Từ năm 1789 - 1793 ông xưng là Tây Sơn vương. Tục gọi Nguyễn Nhạc là “Đức Ông Cả”, quê ấp Tây Sơn Thượng, huyện An Khê, tỉnh Bình Định (nay thuộc huyện Tây Sơn). Thân phụ là Hồ Phi Phúc (sau đổi sang họ Nguyễn), vốn người huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, di cư vào sống ở Bình Định.

Địa điểm liên quan đến sự kiện này

Quảng Nam

  • 7 thg 9, 2014
  • 79

Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm của miền Trung, phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng, phía Đông giáp biển Đông với trên 125 km bờ biển, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nước cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_7

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_13