Sự kiện Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trờ về nước, đặt căn cứ tại Pác Bó (1941 - ?)
Cuối năm 1938, từ Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc qua Trung Quốc và dừng lại hoạt động một thời gian ở Tây An và Diên An. Sau đó, theo một đơn vị Bát lộ quân, Nguyễn Ái Quốc đến Quế Lâm và tìm cách bắt liên lạc với các đồng chí trong nước. Trong Năm 1939, qua đường dây liên lạc, Nguyễn Ái Quốc viết một số bài báo gởi về nước đăng trên tờ báo công khai của Đảng (Notre Voix – Tiếng nói chúng ta) và theo dõi tình hình cách mạng Việt Nam. Khoaûng đầu năm 1940, với các bí danh Hồ Quang, Trần, Vương. Nguyễn Ái Quốc tới Côn Minh, bắt liên lạc với tổ chức Đảng trong nước và tại đây đã gặp Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp từ Việt Nam sang
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trờ về nước, đặt căn cứ tại Pác Bó (1941 - ?):
Diễn biễn lịch sử:
Cuối năm 1938, từ Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc qua Trung Quốc và dừng lại hoạt động một thời gian ở Tây An và Diên An. Sau đó, theo một đơn vị Bát lộ quân, Nguyễn Ái Quốc đến Quế Lâm và tìm cách bắt liên lạc với các đồng chí trong nước. Trong Năm 1939, qua đường dây liên lạc, Nguyễn Ái Quốc viết một số bài báo gởi về nước đăng trên tờ báo công khai của Đảng (Notre Voix – Tiếng nói chúng ta) và theo dõi tình hình cách mạng Việt Nam. Khoaûng đầu năm 1940, với các bí danh Hồ Quang, Trần, Vương. Nguyễn Ái Quốc tới Côn Minh, bắt liên lạc với tổ chức Đảng trong nước và tại đây đã gặp Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp từ Việt Nam sang
Tại Quế Lâm (6-1940), Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị kế hoạch thành lập khu căn cứ cách mạng ở Cao Bằng, sau đó tới Trùng Khách làm việc với Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc để phối hợp cách mạng giữa hai nước.Tháng 12-1940, Nguyễn Ái Quốc tổ chức các lớp huấn luyện cho các cán bộ từ trong nước tới và tiếp xúc với Hoàng Văn Thụ, đại diện của Trung ương Đảng từ Việt Nam sang ở tại Tĩnh Tây. Ngày 28-1-1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vượt qua cột mốc số 108 biên giới Việt - Trung trở về Tổ quốc sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài. Ngày 8-2-1941, Người về ở tại Pác Bó (Cao Bằng) và bắt tay vào việc chuẩn bị triệu tập Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII.
Tài liệu tham khảo:
Nhân vật liên quan đến sự kiện này
Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969)
- 2 thg 12, 2
- 278
Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20. Ông là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 1945 – 1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (nay là Tổng bí thư) trong thời gian 1951 – 1969.
Phạm Văn Đồng (1906 - 2000)
- 2 thg 12, 2
- 189
Phạm Văn Đồng là học trò, cộng sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1955 đến năm 1976 và Thủ tướng của nước Việt Nam thống nhất từ năm 1976 (từ năm 1981 gọi là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) cho đến khi nghỉ hưu năm 1987. Ông có tên gọi thân mật là "Tô", đây từng là bí danh của ông.
Võ Nguyên Giáp (1911 - 2013)
- 2 thg 12, 2
- 247
Võ Nguyên Giáp còn được gọi là tướng Giáp hoặc anh Văn, là một nhà chỉ huy quân sự và chính trị gia Việt Nam. Ông là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông là người chỉ huy đầu tiên Quân đội Nhân dân Việt Nam, là một trong những người góp công thành lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được chính phủ Việt Nam đánh giá là "người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh". Ông cũng là chỉ huy chính trong các chiến dịch và chiến thắng chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) đánh bại Thực dân Pháp, Chiến tranh Việt Nam (1960–1975) chống Mỹ, thống nhất đất nước và Chiến tranh biên giới Việt-Trung (1979) chống quân Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc.
Hoàng Văn Thụ (1909 - 1944)
- 2 thg 12, 2
- 100
Hoàng Văn Thụ là nhà lãnh đạo cao cấp của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, người có đóng góp lớn vào phong trào cách mạng Việt Nam và là nhà thơ cách mạng Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đồng chí sinh ngày 04/11/1909 trong một gia đình dân tộc Tày ở xã Nhân Lý. Huyện Văn Uyên ( nay là xã Hoàng Văn Thụ, huyện Văn Lãng) tỉnh Lạng Sơn.
Địa điểm liên quan đến sự kiện này
Pác Bó
- 2 thg 12, 2
- 72
Khu di tích Pác Bó là một khu di tích lịch sử cách mạng hạng quốc gia - đặc biệt của Việt Nam, thuộc bản Pác Bó xã Trường Hà huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng, cách thành phố Cao Bằng 55 km về phía Bắc. Khu di tích bao gồm: nhà tưởng niệm Bác Hồ, hang Cốc Pó (tên địa phương có nghĩa là "đầu nguồn"), hang Lũng Lạn, hang Ngườm Vài (đều trên núi Các Mác), suối Lê nin, bàn đá nơi Bác Hồ làm việc, nền nhà ông Lý Quốc Súng, nền nhà ông La Thành, v.v...
Cao Bằng
- 2 thg 12, 2
- 474
Cao Bằng là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía nam giáp Bắc Kạn và Lạng Sơn. Phía bắc và phía đông giáp các địa cấp thị Bách Sắc và Sùng Tả của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc). Đây là vùng có diện tích đất tự nhiên 6.690,72 km², là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200 m, vùng sát biên có độ cao từ 600- 1.300 m so với mặt nước biển. Núi non trùng điệp. Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh.
Bài viết phổ biến
Kèo 1x2 hiệp 2 - Đánh giá toàn diện và bí quyết chiến thắng
15 thg 1, 2025
Tổng Quan Về Nhà Cái W88 – Sân Chơi Đẳng Cấp Cho Bet Thủ
14 thg 1, 2025
Điều Khoản Và Điều Kiện - Quy Định Quan Trọng Cho Người Chơi
10 thg 1, 2025
8DAY dẫn đầu top nhà cái được yêu thích nhất
9 thg 1, 2025
Khá phá Game Zombie Online cực HOT hiện nay
7 thg 1, 2025
Chủ đề
Liên kết chia sẻ
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống