Sự kiện Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913)

Trong nhữn năm cuối thế kỉ XIX, song song với các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương, còn có các cuộc đấu tranh tự phát của nhân dân các địa phương trung du miền núi, nổi bật nhất là cuộc khởi nghĩa yên Thế. Cuộc khởi nghĩa yên thế bùng nổ năm 1884, kéo dài đến năm 1913. Những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa gồm phần lớn là nông dân. Người có công và đóng vai trò to lớn hơn cả là Lương Văn Nắm (Đề Nắm) và tiếp đó là Hoàng Hoa Thám (Đề Thám).

Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913):

Diễn biễn lịch sử:

Trong nhữn năm cuối thế kỉ XIX, song song với các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương, còn có các cuộc đấu tranh tự phát của nhân dân các địa phương trung du miền núi, nổi bật nhất là cuộc khởi nghĩa yên Thế. Cuộc khởi nghĩa yên thế bùng nổ năm 1884, kéo dài đến năm 1913. Những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa gồm phần lớn là nông dân. Người có công và đóng vai trò to lớn hơn cả là Lương Văn Nắm (Đề Nắm) và tiếp đó là Hoàng Hoa Thám (Đề Thám).


Từ năm 1884 đến 1892, các toán nghĩa quân còn hoạt động riêng lẻ, chưa có sự phối hợp và chỉ huy thống nhất. Lúc bấy giờ xuất hiện hàng chục toán nghĩa quân tung hoành khắp khu vực yên Thế. Mỗi thủ lĩnh cầm đầu một toán quân và làm chủ một vùng, đẩy lùi nhiều trận càn của Pháp. Sau khi Đề Nắm bị giết, Đề Thám đứng ra tổ chức lại phong trào và trở thành thủ lĩnh của nghĩa quân. Thực dân Pháp cho tay chân mua chuộc, dụ dỗ, tìm cách ám sát Hoàng Hoa Thám nhưng không được.

Từ năm 1893 đến năm 1897, nghĩa quân mở rộng địa bàn hoạt động ra nhiều vùng thuộc Bắc Giang, Bắc Ninh và xây dựng lại căn cứ tại Hồ Chuối. Lúc này thực dân Pháp đã đàn ap các cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, Ba Đình, phòng trào Tây Bắc và hạ lưu sông Đà, chúng tập trung lực lượng đánh lên yên thế. Để củng cố lực lượng, quân Yên Thế bắt cóc Chesnay, một chủ thầu khoán kiêm chủ bút tờ báo Tương lai Bắc Kì. Chính quyền thực dân phải chủ động giảng hòa với Đề Thám. Theo đó, phía Pháp trả 15.000 francs tiền chuộc, họ phải rút khỏi Yên Thế và để Đề Thám kiểm soát 4 tổng Nhã Nam, Mục Sơn, Yên Lễ và Hữu Thượng, với quyền thu thuế trong 3 năm. Tranh thủ thời gian hòa hoãn, nghĩa quân vừa lo sản xuất, vùa ra sức chuẩn bị lực lượng cho cuộc chiến mới.

Đến tháng 11-1895, Pháp tấn công trở lại, Nghĩa quân đã bị phục kích, tiêu hao nhiều sinh lực địch, nhưng nghĩa quân cũng bị hi sinh, tổn thất nhiều. Họ phải di chuyển khắp bốn tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Yên. Trước sự truy lùng và vây quét ráo riết của quân Pháp, lực lượng nghĩa quân ngày càng suy yếu. Để bảo toàn lực lượng, Đề Thám lại xin giảng hòa với Pháp lấn thứ hai. Thực dân Pháp lúc này cũng muốn chấm dứt xung đột để tiến hành khai thác thuộc địa. Vì vậy, tháng 12-1897, hiệp ước hòa hoãn giữa thực dân Pháp và nghĩa quân Đề Thám đã được kí kết với những điều kiện ràng buộc chặt chẽ hơn, nghĩa quân phải nộp cho Pháp tất cả vũ khí và phải bãi binh. Đề Thám bề ngoài tỏ ra là phục tùng, nhưng bên trong vẫn ngầm củng cố lực lượng.

Trong suốt 11 năm đình chiến, nghĩa quân Yên Thế vẫn giữ vững tinh thần chiến đấu. Tại căn cứ Phồn Xương, nghĩa quân vừa sản xuất tự túc lương ăn, vừa tăng cường sắm sửa vũ khí, ra sức luyện tập. Nhiều nhà yêu nước đã tìm tới giao tiếp với Đề Thám như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh...


Từ năm 1900 đến năm 1913, thực dân Pháp tấn công trở lại, quyết diệt bằng được nghĩa quân Yên Thế, tạo điều kiện cho việc khai thác vùng trung du và thượng du Bắc Kì. Từ đây phong trào suy yếu dần rồi tan rã ít lâu sau đó.

Một số video về Khởi nghĩa Yên Thế

Tài liệu tham khảo:

Lịch sử 8, NXB giáo dục Việt Nam.

Lịch sử 11 nâng cao, NXB giáo dục Việt Nam.

vi.wikipedia.org

www.nhandan.com.vn

baohungyen.vn

baoquangninh.com.vn

yenthe.vn

diepdoan.violet.vn

Nhân vật liên quan đến sự kiện này

Phan Bội Châu (1867 - 1940)

  • 2 thg 12, 2
  • 151

Phan Bội Châu sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, cha là Phan Văn Phổ, mẹ là Nguyễn Thị Nhàn, ông tên thật là Phan Văn San, tự là Hải Thu, bút hiệu là Sào Nam, Thị Hán, Độc Tỉnh Tử, Việt Điểu, Hãn Mãn Tử, v.v...Ông là một danh sĩ và là nhà cách mạng Việt Nam, hoạt động trong thời kỳ Pháp thuộc. Ông đã thành lập phong trào Duy Tân Hội và khởi xướng phong trào Đông Du.

Phan Châu Trinh (1872 - 1926)

  • 2 thg 12, 2
  • 164

Phan Châu Trinh còn được gọi Phan Chu Trinh, hiệu là Tây Hồ, Hy Mã, tự là Tử Cán. Ông là nhà thơ, nhà văn, và là chí sĩ thời cận đại trong lịch sử Việt Nam. Phan Châu Trinh sinh ngày 9 tháng 9 năm 1872, người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh), tỉnh Quảng Nam, hiệu là Tây Hồ Hy Mã, tự là Tử Cán. Cha ông là Phan Văn Bình, làm chức Quản cơ sơn phòng, sau tham gia phong trào Cần Vương trong tỉnh, làm Chuyển vận sứ đồn A Bá (Tiên Phước) phụ trách việc quân lương. Mẹ ông là Lê Thị Chung, con gái nhà vọng tộc, thông thạo chữ Hán, ở làng Phú Lâm, huyện Tiên Phước.

Hoàng Hoa Thám (1858 - 1913)

  • 2 thg 12, 2
  • 143

Hoàng Hoa Thám còn gọi là Đề Dương, Đề Thám hay Hùm xám Yên Thế, là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế chống Pháp. Hoàng Hoa Thám hồi còn bé tên là Trương Văn Nghĩa, quê làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, bố là Trương Văn Thận và mẹ là Lương Thị Minh. Sinh thời, bố mẹ Hoàng Hoa Thám đều là những người rất trọng nghĩa khí; cả hai ông bà đều gia nhập cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Văn Nhàn (Nùng Văn Vân) ở Sơn Tây.

Đề Nắm

  • 2 thg 12, 2
  • 105

Đề Nắm, tên thật là Lương Văn Nắm, vốn sinh ra tại khu Rừng Tràm, làng Gia Tiến xưa. Khi bố mất, mới theo mẹ về quê ngoại tại làng Khủa, xã Tân Trung. Sinh thời, Lương Văn Nắm được biết là người có tài trí và sức khỏe hơn người, có tính cách ngang tàng, hào hiệp, thương người. Ông thường lấy của nhà giàu chia cho người nghèo. Chính vì vậy ông có nhiều kẻ ghét, sợ (thường là lũ cường hào trong vùng) nhưng ngược lại ông được nhân dân trong vùng quý mến. Vùng Yên Thế thế kỷ 19, giặc giã, cướp bóc nổi lên như ong, chính vì vậy dân các làng Hả, Lèo, Mạc cử ông làm thống lĩnh chống giặc cướp và sau này đồng lòng theo ông đánh giặc Tây.

Địa điểm liên quan đến sự kiện này

Yên Thế

  • 2 thg 12, 2
  • 83

Yên Thế nằm ở phía tây bắc tỉnh Bắc Giang, có diện tích khoảng 40-50 km2, với đất đồi là chủ yếu. Phía bắc yên Thế có những cánh rừng rậm rạp. Từ đây có thể đi thông sang Thái Nguyên, Lạng Sơn hay Tam Đảo, xuống Vĩnh Yên, Phúc Yên, Hà Nội.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_10

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_9