Tiểu sử của Vũ Hữu (1437 - 1530)
Vũ Hữu (1437–1530) là một nhà toán học người Việt, và cũng là một danh thần dưới triều đại Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông. Ông còn được coi là nhà toán học đầu tiên của Việt Nam.
Vũ Hữu (1437 - 1530):
Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Vũ Hữu:
Năm | Tuổi | Địa điểm | Sự kiện |
---|---|---|---|
1437 | ... | ... | Vũ Hữu được sinh ra |
1530 | 93 tuổi | ... | Vũ Hữu mất |
Thân thế và sự nghiệp của Vũ Hữu:
Vũ Hữu (1437–1530) là một nhà toán học người Việt, và cũng là một danh thần dưới triều đại Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông. Ông còn được coi là nhà toán học đầu tiên của Việt Nam.
Ông người làng Mộ Trạch, tổng Thì Cử, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương, nay là làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Năm Quang Thuận thứ 4 đời vua Lê Thánh Tông (Quý Mùi 1463), ông đỗ Hoàng giáp. Cha là Vũ Bá Khiêm, em ruột là Vũ Phong, một Đô lực sĩ, làm võ quan đến chức Cẩm y vệ úy ty chỉ huy sứ thời vua Lê Thánh Tông, dân gian tôn là Trạng Vật. Ngoài ra, dòng tộc ông về sau nhiều đởi đỗ đạt, Vũ Hữu là bác của Vũ Đôn, cao tổ của Vũ Lương, tăng tổ của Vũ Đình Lân, viên tổ của Vũ Đình Thiều, Vũ Đình Ân, v.v đều là những bậc khoa bảng vang danh cả.
Vũ Hữu đã kinh qua các chức vụ như Khâm hình viện lang trung, Thượng thư bộ Hộ, Thượng thư bộ Lễ trong triều đình nhà Hậu Lê, sau được tặng phong Thái bảo. Mặc dù về hưu năm 70 tuổi, đển năm 90 tuổi (1527), ông vẫn được vua tin dùng, sai mang cờ tiết đi phong vương cho Mạc Đăng Dung. Khi đó ông có tước là Tùng Dương hầu.
Công trình toán học ông để lại cho hậu thế nổi bật là Lập Thành Toán Pháp. Quyển sách này miêu tả các phép đo đạc cũng như cách tính xây dựng nhà cửa, thành lũy. Các phép đo ruộng đất được tính theo đơn vị mẫu, sào, thước (24 mét vuông) và tấc (1/10 thước).
Thuở nhỏ, Vũ Hữu đã sớm bọc lộ trí thông minh mẫn tiệp, tư chất tinh anh. Tài tính toán nhanh và chính xác của cậu, cùng với lập luận khoa học sắc bén đã làm sáng tỏ những vụ việc tranh chấp, kiện tụng giữa dân lành tưởng chừng như bế tắc, không manh mối. Hơn thế nữa, với những phương pháp sáng tạo vượt trước thời đại, cậu đã biết ứng dụng các phép đo lường phức tạp, mà mãi về sau này, con người mới tìm ra nguyên lý và phổ biến rộng rãi.
Từ đó, cậu nổi danh là thần đồng toán học. Năm 20 tuổi Vũ Hữu đỗ Hoàng Giáp trong khoa thi Quí Mùi niên hiệu Quang Thuận 4 (1463) đời vua Lê Thánh Tông. Làm quan trải nhiều chức vụ, từ Khâm hình viện Lang trung, thăng dần đến Thượng Thư Bộ Hộ, tước Tùng Dương Hầu. Ngoài 70 tuổi mới cáo quan về hưu, dựng nhà Phượng Trì Am, vui thú điền viên, viết sách.
Một số video về Vũ Hữu
Tài liệu tham khảo:
Nhân vật cùng thời kỳ với Vũ Hữu:
Hồ Nguyên Trừng (1374 - 1446)
- 2 thg 12, 2
- 178
Hồ Nguyên Trừng còn có tên là Lê Trừng là nhà kỹ thuật quân sự, là một công trình sư lỗi lạc, ông cũng là người phát minh ra phương pháp đúc súng "thần cơ". Hồ Nguyên Trừng là người huyện Vĩnh Phúc, lộ Thanh Hoa (nay thuộc tỉnh Thanh Hóa). Ông là con trai cả của vua Hồ Quý Ly, và là anh của vua Hồ Hán Thương. Dưới triều nhà Trần, Hồ Nguyên Trừng từng giữ chức Thượng Lân tự, Tư đồ. Đầu năm 1400, cha ông truất ngôi Trần Thiếu Đế, tự lên ngôi vua, lập nên nhà Hồ. Sau đó, Hồ Nguyên Trừng được cử làm Tả tướng quốc.
Nguyễn Trãi (1380 - 1442)
- 2 thg 12, 2
- 172
Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương) sau rời về làng Ngọc Ổi (nay thuộc Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội). Cha là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ Thái học sinh. Mẹ là Trần Thị Thái, con quan tư đồ Trần Nguyên Đán, dòng dõi quí tộc. Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh năm 1400 và từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi đất nước bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo và trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh.
Nguyễn Xí (1396 - 1465)
- 2 thg 12, 2
- 110
Nguyễn Xí là công thần khai quốc nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, sinh ra ở xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc, Nghệ An, gốc người làng Cương Gián, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, Việt Nam. Nguyễn Xí sinh năm Đinh Sửu (1397) tại làng Thượng Xá, huyện Chân Phúc (nay là huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) trong một gia đình làm nghề buôn bán muối rất nghèo khổ. Năm 1405, thân phụ ông là Nguyễn Hội qua đời, ông được người anh ruột là Nguyễn Biện đưa ra Lam Sơn và được Lê Lợi nuôi trong nhà như con.
Nguyễn Chích (1382 - 1448)
- 2 thg 12, 2
- 136
Nguyễn Chích hay Nguyễn Chính là công thần khai quốc nhà Lê sơ, người tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. Ông quê ở xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam. Khi quân Minh xâm lược nước ta, cuộc kháng chiến do nhà Hồ lãnh đạo bị thất bại, Nguyễn Chích đã phát động và lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa khá lớn ở ngay vùng Hoàng Sơn và Nghiêu Sơn. Ông đã lập nên một khu căn cứ rất lợi hại tại vùng này sử gọi là khu căn cứ Hoàng-Nghiêu. Ở đấy, lực lượng của Nguyễn Chích đã có lúc lên tới hơn một ngàn người và ông đã từng cho quân đi đánh phá khắp các vùng Đông Sơn, Nông Cống, Ngọc Sơn... khiến cho quân Minh phải nhiều phen chống đỡ rất vất vả.
Lê Ngân (? - 1437)
- 2 thg 12, 2
- 105
Lê Ngân là công thần khai quốc nhà Lê sơ trong lịch sử Việt Nam, người Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, Việt Nam. Đi với Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn, Lê Ngân đã nhanh chóng bộc lộ và không ngừng nâng cao tài năng quân sự của mình. Ông dần dần trở thành võ tướng cao cấp của Lam Sơn và lập công xuất sắc trong nhiều trận đánh lớn.
Lê Thái Tông (1423 - 1442)
- 2 thg 12, 2
- 106
Lê Thái Tông là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông sinh ngày 20 tháng 11 năm Quý Mão - 1423 tại Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá, Việt Nam, là con thứ hai của Lê Lợi và bà Phạm Thị Ngọc Trần. Ông lên ngôi vua ngày 8 tháng 9 năm Qúy Sửu - 1433, lấy niên hiệu là Thiệu Bình. Thái Tông lên kế vị khi mới 11 tuổi nhưng đã tỏ ra là vị vua anh minh, trong hiền tài.
Lê Thánh Tông (1442 - 1497)
- 2 thg 12, 2
- 209
Lê Thánh Tông là vị Hoàng đế thứ năm của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1460 đến 1497. Ông tên thật là Lê Tư Thành, còn có tên khác là Lê Hạo, sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất 1442, là con trai út của Lê Thái Tông và bà Ngô Thị Ngọc Giao. Ông nổi tiếng là vị minh quân, là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Ông cũng được xem là một nhà văn hoá và một người coi trọng hiền tài.
Trần Tuân (? - 1511)
- 2 thg 12, 2
- 138
Trần Tuân là thủ lĩnh một cuộc khởi nghĩa nông dân vào thế kỉ XVI. Ông là người xã Quang Bị, huyện Bất Bạt thuộc Sơn Tây cũ, nay là huyện Ba Vì, Hà Nội, Việt Nam. Ông sinh ra trong ra đình có truyền thống khoa bảng. Ông tổ 4 đời của Trần Tuân là Trần Văn Huy, đỗ tiến sĩ trong niên hiệu Thái Hòa đời Lê Nhân Tông. Ông nội Trần Tuân là Trần Cẩn đỗ tiến sĩ thời Lê Thánh Tông, làm quan đến chức Thượng thư Bộ Lại.
Lê Tương Dực (1495 - 1516)
- 2 thg 12, 2
- 105
Lê Tương Dực tên huý là Oanh, là cháu nội của vua Lê Thánh Tông, con thứ hai của Kiến Vương Lê Tân và bà Huy từ Hoàng Thái hậu Trịnh Thị Tuyên, người làng Thuỷ Chú, huyện Lôi Dương (tức Thọ Xuân, Thanh Hoá), sinh ngày 25 tháng 6 năm 1495.
Trịnh Duy Sản (? - 1518)
- 2 thg 12, 2
- 105
Trịnh Duy Sản là tướng cuối thời Lê sơ trong lịch sử Việt Nam, người làng Thủy Chú, xã Xuân Thắng, huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá, Việt Nam. Ông là cháu nội Trịnh Khắc Phục,là một công thần khai quốc nhà Hậu Lê và là ngoại thích của vua Lê Tương Dực.
Lê Chiêu Tông (1506 - 1526)
- 2 thg 12, 2
- 101
Lê Chiêu Tông là vị vua thứ 10 của nhà Lê sơ, ở ngôi từ năm 1516 đến 1522. Ông là người gốc Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá, Việt Nam, sinh ra tại kinh thành Thăng Long. Lê Chiêu Tông sinh ngày 4 tháng 10 âm lịch năm 1506, là con trưởng của Cẩm Giang Vương Lê Sùng (anh vua Lê Tương Dực) và bà Hoàng Thái hậu Trịnh Thị Loan, là cháu bốn đời của Lê Thánh Tông và cháu đích tôn của Kiến vương Tân.
Mạc Đăng Dung (1483 - 1541)
- 2 thg 12, 2
- 118
Mạc Đăng Dung là người sáng lập ra nhà Mạc, kéo dài từ năm 1527 đến năm 1592, trong thời kỳ Lê-Mạc phân tranh hay thời kỳ Nam-Bắc triều của Đại Việt. Ông sinh ngày 23 tháng 11 năm Quý Mão - 1483, quê ở làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương (Hải Dương) là cháu bảy đời của trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi làm quan đến chức Nhập nội hành khiển (Tể tướng) thời Trần, bố là Mạc Hịch, mẹ là Đặng Thị Hiến.
Nguyễn Kim (1468 - 1545)
- 2 thg 12, 2
- 133
Nguyễn Kim quê ở Gia Miêu, Tống Sơn, Hà Trung, Thanh Hóa, là con của Trừng quốc công Nguyễn Hoàng Dụ đã từng giúp vua Lê Tương Dực khởi binh ở Thanh Hóa lật đổ Lê Uy Mục, nhân đó được phong là Thái phó Trừng quốc công.
Trịnh Kiểm (1503 - 1570)
- 2 thg 12, 2
- 107
Trịnh Kiểm là người mở đầu sự nghiệp nắm quyền của họ Trịnh và gián tiếp tạo nên tình trạng vua Lê - chúa Trịnh tại Bắc Hà (miền Bắc Việt Nam ngày nay) cũng như là đầu mối của chiến tranh Trịnh-Nguyễn sau này.
Nguyễn Hoàng (1525 - 1613)
- 2 thg 12, 2
- 110
Nguyễn Hoàng là con trai thứ hai của An Thành Hầu Nguyễn Kim, ông sinh ngày 28/8/1525 tại Thanh Hóa. Theo Phả hệ họ Nguyễn ở Gia Miêu, ông là hậu duệ của Nguyễn Bặc.
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585)
- 2 thg 12, 2
- 165
Nguyễn Bỉnh Khiêm có tên khai sinh là Nguyễn Văn Đạt, sinh năm Tân Hợi, niên hiệu Hồng Đức thứ 22 dưới triều Lê Thánh Tông (1491), ở thời kỳ được coi là thịnh trị nhất của nhà Lê sơ. Ông sinh tại làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng). Thân phụ của ông là giám sinh Nguyễn Văn Định, đạo hiệu là Cù Xuyên, nổi tiếng hay chữ. Mẹ của ông là bà Nhữ Thị Thục, con gái út của quan Tiến sĩ Thượng thư bộ Hộ Nhữ Văn Lan triều Lê Thánh Tông, bà là người phụ nữ có bản lĩnh khác thường, học rộng biết nhiều lại giỏi tướng số.
Bùi Xương Trạch (1451 - 1529)
- 9 thg 9, 2014
- 109
Là quan nhà Lê sơ trong lịch sử Việt Nam. Bùi Xương Trạch là ông tổ thứ ba của họ Bùi được ghi trong gia phả. Tổ tiên ông trước kia vốn ở xã Quảng Công, thôn Hạ (nay là thôn Định Công Hạ), đến đời cha ông mới dời ra ở thôn Giáp Nhị, xã Thịnh Liệt. Ông này vốn nghề nông nhưng thích đọc sách, và có 2 vợ, mỗi vợ được một con trai. Con trai cả là Bùi Xương Trạch sau này là tổ đầu tiên của chi Giáp, con trai thứ hai (khuyết tên) sinh năm 1464 mất năm 1552 thọ 87 tuổi, đỗ hương tiến (tức cử nhân) năm 1492, làm đến chức Giám bạ Quốc tử giám nên thường gọi là cụ Giám Bạ. Ông này là thuỷ tổ của chi Ất, một chi không nhiều người đỗ đạt cao bằng chi Giáp nhưng có nhiều người tuổi thọ và vẫn giữ được nền nếp văn học.
Dương Phúc Tư (1505 - 1563)
- 29 thg 9, 2014
- 142
Người làng Lạc Đạo, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc (nay thuộc huyện Văn Lâm, Hưng Yên). Đỗ trạng nguyên khoa Đinh Mùi, niên hiệu Vĩnh Định thứ nhất (1547), đời Mạc Tuyên Tông (Mạc Phúc Nguyên). Ông làm chức quan tham chính. Sau này ông dâng sớ xin qui thuận Lê Thế Tông rồi đi ở ẩn. Hiện nay tại huyện Văn Lâm đã thành lập trường THCS chất lượng cao Dương Phúc Tư để tưởng nhớ tới công lao của ông.
Đỗ Tống (1504 - ?)
- 29 thg 9, 2014
- 70
Đỗ Tống (chữ Hán: 杜綜, 1504 - ?), người xã Lại Ốc, huyện Tế Giang, phủ Thuận An, Kinh Bắc (nay thuộc xã Long Hưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Ông đỗ trạng nguyên khoa Kỷ Sửu, niên hiệu Minh Đức thứ 3 (1529) đời Mạc Thái Tổ. Ông làm quan cho nhà Mạc, giữ các chức quan như như Tả Thị lang Bộ Hình, Đông các Đại học sĩ.
Giáp Hải (1515 - 1585)
- 29 thg 9, 2014
- 90
Sau đổi tên là Giáp Trừng, hiệu Tiết Trai, người làng Dĩnh Kế, huyện Phượng Nhãn (nay thuộc xã Dĩnh Trì, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang), còn gọi là Trạng Kế hay Trạng Ác- do tính ông rất ngay thẳng. Ông đỗ Trạng nguyên năm Đại Chính thứ 9, Mậu Tuất (1538), đời Mạc Thái Tông. Sáng tác của ông hiện nay cũng không rõ là có bao nhiêu, nhưng có một cuốn được Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục nhắc tới là Bang giao bị lãm. Giáp Hải mất năm 1585, sắc phong Sách quốc công.
Lê Ích Mộc (1458 - 1538)
- 29 thg 9, 2014
- 104
Lê Ích Mộc, người xã Thanh Lãng, huyện Thủy Đường, phủ Kinh Môn (nay thuộc huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng), đỗ đầu đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ (Trạng nguyên) khoa tháng hai, Nhâm Tuất, Cảnh Thống năm thứ 5 (1502), đời Lê Hiến Tông cùng Lê Sạn, Nguyễn Văn Thái đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ; bọn Nguyễn Cảnh Diễn, Lê Nhân Tế 24 người đỗ đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân; bọn Phạm Khiêm Bính, Nguyễn Mậu 34 người đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân.
Lê Nại (1479 - ?)
- 29 thg 9, 2014
- 89
Lê Nại là người xã Mộ Trạch, huyện Đường Am, phủ Thượng Hồng (nay là huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Ông đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Trạng nguyên) năm 27 tuổi, tại khoa Ất Sửu năm Đoan Khánh thứ 1 (1505) đời Lê Uy Mục, trong tháng 2 âm lịch năm đó cùng bảng nhãn Bùi Doãn Văn, thám hoa Trần Phỉ và 52 người khác đỗ tiến sĩ. Ông là con rể của hoàng giáp Vũ Quỳnh và cháu nội của danh thần Lê Cảnh Tuân đã tuẫn quốc dưới thời Minh thuộc. Ông có tiếng hay chữ, thi hương, thi đình đều đỗ đầu. Làm quan tới chức Hữu thị lang bộ Hộ.
Nguyễn Giản Thanh (1482 - ?)
- 29 thg 9, 2014
- 97
Nguyễn Giản Thanh, thường được gọi là Trạng Me, là trạng nguyên khoa thi Đoan Khánh năm thứ tư (1508), đời vua Lê Uy Mục. Ông là con của tiến sĩ Nguyễn Giản Liêm, người làng Ông Mặc (tục gọi là làng Me) huyện Đông Ngàn (nay là Từ Sơn), tỉnh Bắc Ninh. Ông làm quan đến chức Hàn lâm viện Thị thư kiêm Đông các Đại học sĩ. Sau đó, lại ra làm quan với nhà Mạc và được cử đi sứ sang nhà Minh (Trung Quốc) để cầu phong cho Mạc Đăng Dung. Khi trở về, ông được thăng Thượng thư Bộ Lễ kiêm Hàn lâm viện Thị độc, Chưởng viện sự, tước Trung Phụ bá. Khi mất được tặng tước hầu.
Nguyễn Trực (1417 - 1473)
- 29 thg 9, 2014
- 78
Ông không chỉ là vị Trạng nguyên đầu tiên trong lịch sử khoa cử Việt Nam mà còn được vua nhà Minh phong tặng là “Lưỡng quốc Trạng nguyên” trong một lần đi sứ sang Trung Quốc.
Lương Nhữ Hộc (1420 - 1501)
- 8 thg 10, 2014
- 110
Lương Nhữ Hộc (1420 – 1501) tự Tường Phủ, hiệu Hồng Châu, quê xã Hồng Liễu, huyện Trường Tân, tỉnh Hải Dương, nay là xã Thanh Liễu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. 22 tuổi, ông đỗ Thám hoa, làm quan đến chức Thị lang, Gia trung thư lệnh và Đô ngự sử.
Lương Thế Vinh (1442 - ?)
- 17 thg 10, 2014
- 260
Trạng nguyên Lương Thế Vinh, tự là Cảnh Nghị, hiệu là Thụy Hiên, sinh ngày 1 tháng 8 năm Tân Dậu (1441) trong một gia đình nông dân có học ở làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, nay là thôn Cao Phương, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
Phùng Khắc Khoan (1528 - 1613)
- 8 thg 11, 2014
- 90
Phùng Khắc Khoan, danh sĩ thời Lê Thế Tông, hiệu Nghị Trai, tự Hoằng Phu, sinh năm 1528 ở xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội.
Lê Đức Mao (1462 - 1529)
- 8 thg 11, 2014
- 96
Lê Đức Mao, nhà thơ Việt Nam. Quê huyện Từ Liêm, Hà Nội. Di cư lên huyện Yên Lãng, tỉnh Vĩnh Phúc Năm Giáp Tý (1504) đời vua Lê Uy Mục, ông thi đỗ Hương cống (Cử nhân) lúc 42 tuổi.
Trần Lư (1470 - 1527)
- 8 thg 11, 2014
- 100
Trần Lư còn có tên là Lương, tự là Tu khê, sinh năm Canh Dần (1470), tại làng Bình Vọng, tên nôm là làng Bằng, thuộc xã Văn Bình, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội).
Vũ Hữu (1437 - 1530)
- 9 thg 11, 2014
- 92
Vũ Hữu (1437–1530) là một nhà toán học người Việt, và cũng là một danh thần dưới triều đại Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông. Ông còn được coi là nhà toán học đầu tiên của Việt Nam.
Đinh Liệt (? - 1471)
- 9 thg 11, 2014
- 116
Đinh Liệt người Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, em ruột của danh tướng Đinh Lễ, cháu gọi vua Lê Thái Tổ bằng cậu. Gia phả họ Đinh Danh ở Thái Bình nói rằng Đinh Liệt là dòng dõi của Nam Việt vương Đinh Liễn - con vua Đinh Tiên Hoàng.
Nguyễn An (1381 - 1449)
- 9 thg 11, 2014
- 91
Nguyễn An, còn gọi là A Lưu (tên gọi ở Trung Hoa), kiến trúc sư thời xưa, người Việt. Ông là tổng công trình sư và cùng với Sái Tín là kiến trúc sư trưởng của Tử Cấm Thành Bắc Kinh, Trung Quốc. Ông cũng tham gia trị thủy hệ thống sông Hoàng Hà.
Thân Nhân Trung (1419 - 1499)
- 24 thg 2, 2015
- 47
Thân Nhân Trung, tác giả câu nói nổi tiếng " Hiền tài là nguyên khí quốc gia". Câu nói nổi tiếng trên là của vị Tiến sĩ triều Lê, Phụng trực đại phu, Hàn lâm viện thừa chỉ, Đông các đại học sĩ Thân Nhân Trung vâng mệnh vua Lê Thánh Tông soạn bài ký cho tấm bia Văn Miếu, tại Quốc Tử giám, cách đây 524 năm
Nguyễn Thị Lộ (1400 - 1442)
- 17 thg 3, 2015
- 46
Nguyễn Thị Lộ (1400 - 1442), quê làng Hải Hồ nổi tiếng với nghề dệt chiếu (còn gọi làng Hới – Thái Bình ngày nay). Xuất thân trong gia đình nhà nông nhưng Nguyễn Thị Lộ được nuôi dạy rất bài bản, ăn học đến nơi đến chốn, kinh thư đều thông thuộc, văn chương chữ nghĩa phong phú. Trong một lần lên kinh thành bán chiếu, bà tương ngộ với Nguyễn Trãi và sau trở thành vợ thứ của ông. Vốn là người nhạy bén, làu thông kinh sử, bà là người kề cận giúp đỡ Nguyễn Trãi trong mọi việc.
Bài viết phổ biến
Giấy phép hoạt động doanh nghiệp
21 thg 11, 2024
Thế Giới Đá Gà Cúp C1 Đầy Hấp Dẫn
21 thg 11, 2024
Khuyến mãi WIN79 - Cơ hội nhận thưởng lớn cho mọi người chơi
21 thg 11, 2024
Đăng Ký OKVIP Trong 04 Bước Thần Tốc Năm 2024
3 thg 11, 2024
Khám phá về slot Nổ hũ giải trí hàng đầu
25 thg 10, 2024
Mơ thấy trẻ con rơi xuống nước đánh con gì thì trúng lớn?
21 thg 10, 2024
Top 5 Nhà Cái Xóc Đĩa Trực Tuyến Tuyệt Vời Nhất Cho Bet Thủ
24 thg 9, 2024
Chủ đề
Liên kết chia sẻ
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống