Tiểu sử của Nguyễn Xuân Bao (1935 - ?)
Nguyễn Xuân Bao (sinh 1935) là nhà địa chất Việt Nam. Ông được nhiều người biết đến với công trình bản đồ địa chất miền Nam Việt Nam tỉ lệ 1:500.000, và chuẩn hóa bản đồ địa chất Việt Nam tỉ lệ 1:500.000 cùng với Trần Đức Lương, và các cộng sự khác. Ông được Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trao tặng nhiều Huy chương, Huân chương. Năm 1975, ông được trao Huy chương Chiến thắng. Năm 1984, Huân chương Chống Mỹ cứu nước hạng nhất. Năm 1985 ông được trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động và Huân chương lao động hạng I. Huy chương Vì sự nghiệp Khoa học và Công nghệ; Huy chương vì sự nghiệp Địa chất năm 1995.
Nguyễn Xuân Bao (1935 - ?):
Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Nguyễn Xuân Bao:
Năm | Tuổi | Địa điểm | Sự kiện |
---|---|---|---|
1935 | ... | ... | Nguyễn Xuân Bao được sinh ra |
... | ... | ... | Nguyễn Xuân Bao mất |
Thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Xuân Bao:
Nguyễn Xuân Bao (sinh 1935) là nhà địa chất Việt Nam. Ông được nhiều người biết đến với công trình bản đồ địa chất miền Nam Việt Nam tỉ lệ 1:500.000, và chuẩn hóa bản đồ địa chất Việt Nam tỉ lệ 1:500.000 cùng với Trần Đức Lương, và các cộng sự khác. Ông được Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trao tặng nhiều Huy chương, Huân chương. Năm 1975, ông được trao Huy chương Chiến thắng. Năm 1984, Huân chương Chống Mỹ cứu nước hạng nhất. Năm 1985 ông được trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động và Huân chương lao động hạng I. Huy chương Vì sự nghiệp Khoa học và Công nghệ; Huy chương vì sự nghiệp Địa chất năm 1995.
Ông sinh năm 1935 tại Huế trong một gia đình quan lại, bố giữ chức Lang trung và tá lý Bộ Lại của triều đình Huế trước tháng 8 năm 1945. Tuy nhiên, nguyên quán ông thuộc thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Sau Hiệp định Genève ông tập kết ra Bắc tham gia lớp sơ cấp địa chất đầu tiên của Việt Nam Năm 1957 ông đỗ vào khoa Mỏ-Luyện kim, Đại học Bách khoa Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp ông công tác tại đoàn Bản đồ địa chất 20, cùng với các đồng nghiệp như Bùi Phú Mỹ và A.E. Đojikov.
Trời đang nắng to bỗng trở gió mạnh, cơn mưa dần ập đến. Như lịch hẹn, chúng tôi cũng hòa vào dòng người hối hả ngược xuôi để tìm đến ngôi nhà của AHLĐ Nguyễn Xuân Bao trên con ngõ nhỏ ở phố Kim Biên. Thật xúc động, ông đã đứng ngoài cửa đón chờ các nghiên cứu viên. Qua cuộc trao đổi, chúng tôi đã hiểu hơn về ông, một con người nhiệt thành, tâm huyết với nghề nhưng rất tài hoa, lãng mạn. Có lẽ như vậy nên ông được rất nhiều người yêu mến, tôn trọng.
Kỹ sư Nguyễn Xuân Bao sinh năm 1935 tại Huế. Ông được học lớp chuyên viên địa chất đầu tiên của Việt Nam (1955). Tốt nghiệp trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 1962, ông được cử về Đoàn 20 bản đồ địa chất. Tại đây, ông tham gia thành lập bản đồ địa chất miền Bắc Việt Nam tỉ lệ 1:500.000, sau đó hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ quan trọng: Chủ nhiệm đề án điều tra địa chất vùng Nậm Muội, Sơn La (1961-1965); Đề án đo vẽ địa chất và tìm kiếm khoáng sản tỉ lệ 1:200.000 tờ bản đồ địa chất Vạn yên Tây Bắc (1965-1969); Bản đồ địa chất Hòa Bình-Suối Rút (1970-1971)…; Liên đoàn trưởng Liên đoàn địa chất số 6 (1984-1995) phụ trách tổng hợp về điều tra địa chất khu vực miền Nam nước ta.
Từ năm 2002 đến nay, ông vẫn tích cực tham gia giảng dạy ở trường ĐH Bách khoa TP. Hồ Chí Minh; viết sách, giáo trình về kiến tạo, phân tích bồn chứa dầu khí, trầm tích học. Với những công lao không nhỏ đó, kỹ sư Nguyễn Xuân Bao vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động năm 1985. Thực sự tự hào khi năm 2005, công trình bản đồ địa chất Việt Nam tỷ lệ 1:500.000, do ông Trần Đức Lương và KS Nguyễn Xuân Bao đồng chủ biên được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ.
AHLĐ Nguyễn Xuân Bao rất cẩn thận tìm hiểu thông tin về Trung tâm. Ông càng tin tưởng hơn khi biết các nhà khoa học uy tín ngành địa chất đã tặng các tư liệu cho Trung tâm lưu giữ. Buổi làm việc này, ông quyết định trao tặng toàn bộ tài liệu hiện vật gắn liền với hoạt động nghiên cứu, đào tạo của mình. Khối tư liệu này dự kiến khoảng 2000 tài liệu, bao gồm bản đồ địa chất khoáng sản; các sổ ghi chép; các mẫu đá; bản thảo bài viết, công trình nghiên cứu, đề tài khoa học, sách chuyên môn, ảnh cho đến các văn bản hành chính về khoa học địa chất từ những năm 60 đến nay…Ông hy vọng các tài liệu này sẽ có ích đối với thế hệ sau muốn khai thác, học hỏi.
Trở về khách sạn lúc 20 giờ 15 phút, ai nấy đều thấm mệt, nhưng chúng tôi đã trọn niềm vui khi đồng tâm hiệp lực, cùng nhau góp phần vào sứ mệnh cấp cứu di sản của các nhà khoa học.
Tôi đã có dịp tiếp xúc với nhiều nhà địa chất tham gia cụm công trình Bản đồ địa chất, bản đồ khoáng sản tỷ lệ 1/500.000- vừa được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. Mỗi người mỗi vẻ, nhưng mẫu số chung của họ là tình yêu nghề nghiệp vô bờ bến, niềm đam mê tìm tòi khám phá những bí ẩn dưới lòng đất. Trong số đó, Anh hùng Lao động Nguyễn Xuân Bao là một người không thể không nhắc đến.
Nhà địa chất đi “B”
Từ đất Quảng Nam, năm 1954, Nguyễn Xuân Bao cùng đoàn học sinh miền Nam tập kết ra Bắc, rồi đến với ngành địa chất như cái duyên mà cũng là cái nghiệp. Và ông đã gắn chặt đời mình với ngành suốt 60 năm qua, thời gian đủ để cống hiến và thực hiện ước mơ thuở thiếu thời là được đặt chân đến mọi miền đất nước và khơi dậy “tiếng nói” từ lòng đất.
Tham gia lớp đào tạo đầu tiên về địa chất của nước ta do các chuyên gia Liên Xô đảm nhận, tuy chỉ kéo dài có 5 tháng nhưng Nguyễn Xuân Bao cùng các đồng nghiệp đã có được một tình yêu mãnh liệt đối với ngành khoa học non trẻ của đất nước. Kết thúc khóa học, ông lại theo chân các chuyên gia nước ngoài lặn lội đi khắp các vùng mỏ ở khu vực phía Bắc để chỉnh lý những bản đồ địa chất do Pháp để lại.
Từ năm 1956, khi Trường Đại học Bách khoa Hà Nội mở khóa đại học đầu tiên về mỏ địa chất, lần lượt những học viên của lớp địa chất đầu tiên trở về học để bổ túc kiến thức. Cứ thế, công việc rồi học hành rồi lại công việc đã “nuốt trọn” tuổi thanh xuân của ông.
Bước chân ông đã qua khắp các vùng Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc bộ để tham gia hàng chục công trình khoa học có giá trị, trong đó ông là chủ biên báo cáo địa chất vùng Hòa Bình - Suốt Rút (1972) để bảo đảm cơ sở luận chứng xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình.
Sau Hiệp định Paris, hòa với khí thế đi B của các lực lượng vũ trang, Thanh niên xung phong…, ngành địa chất đã quyết định cử một đoàn cán bộ vào khu vực miền Trung, Tây Nguyên để tìm kiếm, thăm dò và chuẩn bị vẽ bản đồ tỷ lệ 1/200.000 Quảng Nam do kỹ sư Nguyễn Xuân Bao làm trưởng đoàn.
Đầu năm 1974, đoàn địa chất đi B xuất phát, theo bộ đội Nam tiến trên đường Hồ Chí Minh sang Lào rồi vòng về ngã ba Đông Dương và đóng quân tại Plây Cần, thuộc địa bàn tỉnh Kon Tum. Chỉ trong 6 tháng, ngày nghỉ đêm đi, 40 nhà địa chất đã đi gần hết vùng đất ở Tây Nguyên và Nam Trung bộ mà ta đã giải phóng, không ít lần đối mặt với quân ngụy, có những lần khảo sát chỉ cách đồn giặc chưa đến 1km. Sau chuyến đi B này, ông cùng các đồng nghiệp đã chở về Bắc hai xe tải các loại mẫu thu thập được.
Công trình thế kỷ
Chỉ trong vòng 5 năm sau ngày miền Nam giải phóng, ngành địa chất Việt Nam đã hoàn thành công trình bản đồ địa chất, bản đồ khoáng sản tỷ lệ 1/500.000 trên toàn quốc. Đây là công trình đầu tiên của nước ta đã đánh giá một cách toàn diện tiềm năng khoáng sản trên cả nước, giúp các nhà khoa học trong và ngoài nước hiểu những qui luật cơ bản về sự hình thành và tiến hóa trong không gian và thời gian của các phức hệ vật chất kiến trúc thuộc phần vỏ trái đất ở nước ta.
Ngay sau ngày đất nước thống nhất, trên cơ sở phương án đã trình, Tổng cục Địa chất quyết định cử trên 400 cán bộ ngành địa chất “Nam tiến”. “Chúng tôi đồng loạt xuất quân, khí thế thật hào hùng, trên 400 người được gọi là đoàn 500 (vì thực hiện bản đồ tỷ lệ 1/500.000) chia thành 7 “cánh quân” phủ hết khu vực phía Nam.
Anh Nguyễn Văn Trang (sau này là Liên đoàn trưởng Liên đoàn Bản đồ Địa chất II) phụ trách cánh thứ nhất khu vực Thừa Thiên Huế – Quảng Nam, tôi phụ trách cánh thứ 2 từ Quảng Ngãi đến chân Đèo Cả… Chỉ trong 3 năm, chúng tôi đặt chân đến mọi ngóc ngách ở miền Nam…” - ông Nguyễn Xuân Bao hào hứng kể. Cũng chính trong đợt công tác này, đã có những cán bộ địa chất hy sinh do “đụng” Fullrô như anh Rô Manh Hựu, người dân tộc Kà – Dong hy sinh tại sông Sre Pock tỉnh Đắc Lắc năm 1978.
Năm 1980, cụm công trình Bản đồ Địa chất tỷ lệ 1/500.000 cả nước do đồng chủ biên Trần Đức Lương (hiện là Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam) và Nguyễn Xuân Bao được hợp nhất. Theo đánh giá của Hội đồng nghiệm thu: “Đây là công trình mang tính khoa học cao, có ý nghĩa thực tiễn lớn trong việc chỉ đạo công tác nghiên cứu địa chất khu vực, tìm kiếm thăm dò khoáng sản và cũng là cơ sở cho các chủ trương chính sách về kinh tế khoáng sản…”. Từ những cống hiến cho khoa học, đặc biệt từ công trình trên, năm 1985, ông Nguyễn Xuân Bao được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.
Năm 1983, Nguyễn Xuân Bao được phân công vào Nam với cương vị Liên đoàn trưởng Liên đoàn Địa chất 6 đóng tại TPHCM. Ông cùng các đồng nghiệp tiếp tục lao động, cống hiến cho ngành địa chất và được tặng thưởng Huy chương vì sự nghiệp địa chất (1995), Huy chương vì sự nghiệp Công nghiệp (1998), 2 huy chương vì sự nghiệp khoa học công nghệ (1995, 1998)…
Năm 2005, với những giá trị thực tiễn mang lại cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, cụm công trình Bản đồ địa chất, bản đồ khoáng sản tỷ lệ 1/500.000 đã được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ năm 2005.
Cụm công trình với sự góp mặt của 99 nhà khoa học này được đánh giá là “công trình phản ánh một cách khách quan, đầy đủ và khoa học toàn bộ tài nguyên khoáng sản cả nước bao gồm các khoáng sản năng lượng (than, dầu khí, phóng xạ), kim loại, đá quý, nước khoáng. Chỉ ra các tiền đề và dấu hiệu tìm kiếm khoáng sản do có một nền bản đồ địa chất tin cậy…”.
Tài liệu tham khảo:
Nhân vật cùng thời kỳ với Nguyễn Xuân Bao:
Ngô Gia Tự (1908 - 1935)
- 2 thg 12, 2
- 101
Ngô Gia Tự là một đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam. Ông sinh tại làng Tam Sơn, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Năm 1927, ông tham gia lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc tổ chức tại Quảng Châu, Trung Quốc, được Kỳ bộ Bắc kỳ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội chỉ định vào Tỉnh bộ Bắc Ninh để gây dựng cơ sở ở địa phương. Năm 1928, Ngô Gia Tự được đưa về hoạt động tại Kỳ bộ Bắc kỳ
Phạm Minh Hạc (1935 - ?)
- 27 thg 11, 2022
- 0
Phạm Minh Hạc nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam (từ 16-2-1987 đến 3-1990. Ông cũng nguyên là Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Ông là Giáo sư, Viện sĩ, Nhà giáo Nhân dân.
Nguyễn Hữu Bài (1863 - 1935)
- 29 thg 11, 2022
- 0
Phêrô-Giuse Nguyễn Hữu Bài sinh năm 1863 trong một gia đình theo đạo Công giáo tại làng Cao Xá, tổng Xuân Hòa, phủ Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Ông thuộc dòng dõi thánh tử đạo Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh, một hậu duệ của công thần nhà Lê Nguyễn Trãi. Khi nhỏ ông theo học tại Tiểu chủng viện An Ninh rồi được chuyển tiếp lên Đại chủng viện Penang, Mã Lai.
Hoàng Cơ Minh (1935 - 1987)
- 2 thg 12, 2022
- 0
Ông nguyên là một tướng lĩnh Hải quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Hải hàm Phó đề đốc, cấp bậc Chuẩn tướng. Ông xuất thân từ những khóa đầu ở trường Sĩ quan Hải quân được Chính phủ Quốc gia mở ra trên cơ sở cũ của Quân đội Pháp tại Duyên hải Trung phần. Ông nguyên là Tư lệnh Hải quân Vùng 2 Duyên hải (Hải khu II) của Quân chủng Hải quân Việt Nam Cộng hòa.
Phùng Văn Tửu (1935 - 2022)
- 6 thg 12, 2022
- 0
GS, NGƯT Phùng Văn Tửu sinh năm 1935 tại xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội trong một gia đình nhà giáo (cha của thầy từng là giáo viên tiểu học). Các anh chị em của thầy phần nhiều đều trưởng thành, trở thành những nhà giáo, kỹ sư, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng. Tốt nghiệp đại học năm 1959, GS, NGƯT Phùng Văn Tửu từng là cán bộ giảng dạy tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội từ năm 1959 - 1961, tại Đại học Sư phạm Vinh từ năm 1961 - 1968, tại Khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội từ năm 1969 cho đến khi nghỉ hưu năm 2002. Thầy được phong hàm Giáo sư từ năm 1991, được Nhà nước công nhận là Nhà giáo ưu tú, được trao tặng Huân chương kháng chiến hạng Nhì, Huy chương Hữu nghị Campuchia, Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục.
Nguyễn Xuân Bao (1935 - ?)
- 7 thg 12, 2022
- 0
Nguyễn Xuân Bao (sinh 1935) là nhà địa chất Việt Nam. Ông được nhiều người biết đến với công trình bản đồ địa chất miền Nam Việt Nam tỉ lệ 1:500.000, và chuẩn hóa bản đồ địa chất Việt Nam tỉ lệ 1:500.000 cùng với Trần Đức Lương, và các cộng sự khác. Ông được Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trao tặng nhiều Huy chương, Huân chương. Năm 1975, ông được trao Huy chương Chiến thắng. Năm 1984, Huân chương Chống Mỹ cứu nước hạng nhất. Năm 1985 ông được trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động và Huân chương lao động hạng I. Huy chương Vì sự nghiệp Khoa học và Công nghệ; Huy chương vì sự nghiệp Địa chất năm 1995.
An Chi (1935 - 2022)
- 9 thg 12, 2022
- 0
An Chi (27 tháng 11 năm 1935 – 12 tháng 10 năm 2022) tên thật Võ Thiện Hoa, đồng thời có các bút danh Huệ Thiên, Huyện Thê, Viễn Thọ, là một học giả, nhà nghiên cứu từ nguyên học nổi tiếng của Việt Nam. Ông là người phụ trách chuyên mục Chuyện Đông chuyện Tây trên tạp chí Kiến thức ngày nay (1990–2007) và là tác giả của nhiều bộ sách nghiên cứu, phê bình từ nguyên có giá trị: Chuyện Đông chuyện Tây, Những tiếng trống qua cửa các nhà sấm, Rong chơi miền chữ nghĩa, Câu chữ Truyện Kiều…
Bài viết phổ biến
Giấy phép hoạt động doanh nghiệp
21 thg 11, 2024
Thế Giới Đá Gà Cúp C1 Đầy Hấp Dẫn
21 thg 11, 2024
Khuyến mãi WIN79 - Cơ hội nhận thưởng lớn cho mọi người chơi
21 thg 11, 2024
Đăng Ký OKVIP Trong 04 Bước Thần Tốc Năm 2024
3 thg 11, 2024
Khám phá về slot Nổ hũ giải trí hàng đầu
25 thg 10, 2024
Mơ thấy trẻ con rơi xuống nước đánh con gì thì trúng lớn?
21 thg 10, 2024
Top 5 Nhà Cái Xóc Đĩa Trực Tuyến Tuyệt Vời Nhất Cho Bet Thủ
24 thg 9, 2024
Chủ đề
Liên kết chia sẻ
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống