Tiểu sử của Nguyễn Nhật Ánh (1955 - ?)

Ông được biết đến qua nhiều tác phẩm văn học về đề tài tuổi trẻ, các tác phẩm của ông rất được độc giả ưa chuộng và nhiều tác phẩm đã được chuyển thể thành phim. Ông lần lượt viết về sân khấu, phụ trách mục tiểu phẩm, phụ trách trang thiếu nhi và hiện nay là bình luận viên thể thao trên báo Sài Gòn Giải phóng Chủ nhật với bút danh Chu Đình Ngạn. Ngoài ra, ông còn có những bút danh khác như Anh Bồ Câu, Lê Duy Cật, Đông Phương Sóc, Sóc Phương Đông.

Nguyễn Nhật Ánh (1955 - ?):

Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Nguyễn Nhật Ánh:

Năm Tuổi Địa điểm Sự kiện
1955 ... ... Nguyễn Nhật Ánh được sinh ra
... ... ... Nguyễn Nhật Ánh mất

Thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Nhật Ánh:

Ông được biết đến qua nhiều tác phẩm văn học về đề tài tuổi trẻ, các tác phẩm của ông rất được độc giả ưa chuộng và nhiều tác phẩm đã được chuyển thể thành phim. Ông lần lượt viết về sân khấu, phụ trách mục tiểu phẩm, phụ trách trang thiếu nhi và hiện nay là bình luận viên thể thao trên báo Sài Gòn Giải phóng Chủ nhật với bút danh Chu Đình Ngạn. Ngoài ra, ông còn có những bút danh khác như Anh Bồ Câu, Lê Duy Cật, Đông Phương Sóc, Sóc Phương Đông.


Từ năm 1973, ông chuyển vào sống tại Sài Gòn, theo học ngành sư phạm. Ông đã từng tham gia Thanh niên xung phong, dạy học môn Văn tại trường THCS Bình Tây (Quận 6) từ năm 1983-1985. Năm 13 tuổi, ông đăng báo bài thơ đầu tiên. Tác phẩm đầu tiên được in thành sách là một tập thơ tên Thành phố tháng tư (Nhà xuất bản Tác phẩm mới, 1984, in chung với Lê Thị Kim). Truyện dài đầu tiên của ông là tác phẩm Trước vòng chung kết (Nhà xuất bản Măng Non, 1984). Năm 1990, truyện dài Chú bé rắc rối của ông được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao giải thưởng Văn học Trẻ hạng A.
Năm 1995, ông được bình chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong 20 năm (1975-1995) qua cuộc trưng cầu ý kiến bạn đọc về các gương mặt trẻ tiêu biểu trên mọi lĩnh vực của Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi Trẻ, đồng thời được Hội Nhà Văn Thành phố Hồ Chí Minh bình chọn là một trong 20 nhà văn trẻ tiêu biểu trong 20 năm (1975-1995).
Năm 1998, ông được Nhà xuất bản Kim Đồng trao giải Nhà văn có sách bán chạy nhất. Năm 2003, bộ truyện nhiều tập Kính vạn hoa được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao huy chương Vì thế hệ trẻ và được Hội Nhà Văn Việt Nam trao giải thưởng.
Năm 2004, Nguyễn Nhật Ánh ký hợp đồng với Nhà xuất bản Kim Đồng, sau là Nhà xuất bản Trẻ tiếp tục cho xuất bản bộ truyện dài gồm 4 phần mang tên Chuyện xứ Lang Biang nói về hai cậu bé lạc vào thế giới phù thủy. Sau Chuyện xứ Lang Biang, tác phẩm tiếp theo của ông là bút ký của một chú cún có tên Tôi là Bêtô (xuất bản lần đầu năm 2007).
Năm 2008, ông cho ra đời tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, được báo Người lao động bình chọn là tác phẩm hay nhất năm 2008. Tác phẩm này được tặng Giải thưởng Văn học ASEAN 2010. Năm 2012, Nguyễn Nhật Ánh cho ra mắt truyện dài Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ. Các tác phẩm ra đời gần đây nhất là Ngồi khóc trên cây (tháng 6 năm 2013), Chúc một ngày tốt lành (tháng 3 năm 2014), Bảy bước tới mùa hè (tháng 3 năm 2015), Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng (28 tháng 2 năm 2016), Cây chuối non đi giày xanh (7 tháng 1 năm 2018) và Làm bạn với bầu trời (tháng 9 năm 2019), Con chim xanh biếc bay về (2020). Tháng 1 năm 2022, ông tiếp tục cho xuất bản tác phẩm Ra bờ suối ngắm hoa kèn hồng, được viết trong thời gian Sài Gòn giãn cách dịch COVID-19, chủ đề nhẹ nhàng gần gũi về các loài động vật, với lời văn đầy màu sắc. Đây được xem là "tác phẩm chữa lành mùa dịch".
Ông hiện đã kết hôn và đang sống cùng vợ là bà Trần Thị Tiếng Thu. Ông có con gái tên Nguyễn Nhật Quỳnh Anh và còn có một người em ruột.
Với 'Những người hàng xóm', Nguyễn Nhật Ánh đã chọn 'nhổ neo' khỏi thế giới tuổi thơ. Tuy nhiên trong buổi trò chuyện cùng báo chí sáng 23-12 tại TP.HCM, tác giả cũng tự nhận rằng 'Nguyễn Nhật Ánh làm sao không có yếu tố tuổi thơ được'.
'Nguyễn Nhật Ánh làm sao không có yếu tố tuổi thơ được'

Đều đặn mỗi năm, Nguyễn Nhật Ánh lại mang đến cho bạn đọc một tác phẩm mới với những câu chuyện chữa lành đặc trưng. Lần này, với Những người hàng xóm, nhà văn khiến nhiều bạn đọc không khỏi bất ngờ khi chọn nhổ neo khỏi bến tuổi thơ quen thuộc.
Nguyễn Nhật Ánh chia sẻ: “Mỗi lần nghĩ đến tuổi thơ tôi thấy lòng mình thao thức, tạo ra thiên hướng sáng tác từ trước đến giờ.

Nhưng tất nhiên viết nhiều quá nhiều khi sẽ bị bão hòa về cảm xúc. Giống như tôi đã vẽ một vòng tròn, một vũ trụ của tuổi thơ, đưa tất cả nhân vật vào đó và tác giả cũng tự nhốt mình trong đó.

Nhưng thỉnh thoảng mở rào đi ra những vùng đất khác tôi thấy thú vị.

Có thể sắp tới tôi sẽ viết những đề tài mới mẻ hơn, khi nào chán tôi lại quay về thế giới tuổi thơ - vì thế giới tuổi thơ ngoài đời thực không thể quay về, còn thế giới tuổi thơ trong sáng tác muốn quay về lúc nào cũng được".
Khi bước ra khỏi thế giới tuổi thơ với những điều quen thuộc để đi vào cuộc sống của một người lớn, Nguyễn Nhật Ánh chọn đưa vào những tình tiết, va chạm phức tạp hơn. Và trước những lo ngại liệu độc giả có đón nhận "sự chuyển hướng này không", Nguyễn Nhật Ánh cười đáp: "Nhà văn trong lúc viết không nghĩ gì ngoài trang viết của mình hết".
Để khẳng định cho việc dù có đổi hướng thì "dấu vân tay" của mình vẫn có trên từng trang sách, Nguyễn Nhật Ánh tự tin nói: "Nguyễn Nhật Ánh làm sao không có yếu tố tuổi thơ được, không ít thì nhiều".

Mỗi nhân vật chuyên chở phần nào cảm xúc của tác giả trong cuộc sống

Nói về cảm hứng để mang Những người hàng xóm đến cho độc giả, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh chia sẻ:

“Những lần trước đi nước ngoài nếu cảm thấy hứng thú và có phát hiện gì mới tôi thường viết tản văn dưới dạng tùy bút hay du ký. Nhưng lần này tôi ở hơi lâu, khoảng 2 tháng, được chứng kiến, nghe thấy những chuyện thú vị. Tất cả những điều đó làm tôi nghĩ tại sao mình không viết một cuốn truyện?

Sâu xa hơn, tôi nghĩ 40 năm qua mình viết về thanh thiếu niên. Tôi từng nói mình viết những quyển sách về đề tài tuổi thơ để kéo tuổi thơ. Thời gian qua tôi đã làm đúng điều đó, tôi viết với những điều ám ảnh của mình và gần như là tâm hồn tôi neo vào bến tuổi thơ".
Với Những người hàng xóm, tuy có chút khác biệt ở mặt đề tài và cách khai thác nhưng Nguyễn Nhật Ánh vẫn giữ thông điệp khơi dậy khao khát sống đẹp, sống tử tế nơi người đọc.

Lần này, nhân vật chính không còn là những cô cậu thiếu niên lần đầu rung động hay những con vật đáng yêu, mà là những nhân vật đã ít nhiều nếm qua phong vị của cuộc sống, có cả vết sẹo, nỗi đau lẫn yêu thương.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh ra mắt truyện dài "Những người hàng xóm", lần đầu lấy bối cảnh châu Âu.

Tác giả lấy cảm hứng viết truyện sau chuyến du lịch hai tháng ở Bỉ - nơi con gái ông lấy chồng và định cư. Tác phẩm lồng ghép nhiều chuyện tình khác nhau, với các lát cắt về văn hóa, du lịch châu Âu. Truyện bao gồm nhiều tuyến nhân vật: một chàng trai mới kết hôn, rất yêu vợ, có sở thích viết văn, một họa sĩ già nhớ thương vợ quá cố, hay mối tình nở muộn của một cô gái dẫn chương trình truyền hình...
Nguyễn Nhật Ánh cho biết luôn gặp áp lực mỗi khi tư duy đề tài cho sách mới. 40 năm qua, ông thường viết về tuổi thơ bởi đây là mảng truyện giúp ông tìm thấy bình yên, hồi tưởng ký ức thuở nhỏ. Với Những người hàng xóm, ông muốn một lần "mở hàng rào để đi đến vùng đất mới". "Là nhà văn, nhu cầu sáng tạo luôn thôi thúc tôi khám phá những điều mới mẻ", ông nói.

Nhiều món ăn, thắng cảnh của Bỉ được ông kể lại bằng trải nghiệm. Khi đến thăm thành phố Brussels, ông tham quan bức tượng nổi tiếng Chú bé đi tiểu (Manneken Pis). Giai thoại về bức tượng - xoay quanh chuyện một chú bé "tè" vào đường dây cháy chậm của thuốc nổ, dập tắt nguy cơ, cứu cả thành phố - được ông nhắc đến trong truyện.

Nhà văn dành một phần tác phẩm nói về chuyện viết văn. Trong sách, nhân vật con rể người Bỉ hỏi bố vợ người Việt làm thế nào để viết một cuốn sách, ông đáp: "Bằng cách ngồi vào bàn. Giống như để bắt đầu vào cuộc đua, phải đứng vào vạch xuất phát". Nguyễn Nhật Ánh nói đó cũng là câu trả lời của ông cho những bạn trẻ đam mê viết sách song không biết khởi đầu từ đâu.

Theo Nguyễn Nhật Ánh, viết về những nhân vật người nước ngoài khó hơn người Việt. Khi viết Mắt biếc, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh... ông thoải mái lồng cảm quan cá nhân vào câu chữ vì đồng điệu với nhân vật. Ở Những người hàng xóm, ông tiết chế cảm xúc để làm dày thông tin, bớt tính từ, trạng từ trong lời văn. Nhà văn vẫn giữ sở trường viết thơ quen thuộc như các tác phẩm trước, chẳng hạn: "Bấy giờ, với đôi chân đã mỏi/ Anh đi tìm em/ Bấy giờ, với tấm lưng đã còng/ Anh đi tìm em/ Bấy giờ, ôm tuổi già trong tay/ Như ôm một bó hoa đã héo/ Anh đi tìm em...".
Phát hành sách dịp Giáng sinh, Nguyễn Nhật Ánh cùng Nhà xuất bản Trẻ trao tặng 10 tủ sách tác phẩm của ông ở các mái ấm, nhà mở tại Hà Nội và TP HCM. Ông cũng viết postcard những lời chúc dành cho trẻ em kém may mắn. Ngày 25/12, ông có buổi ký tặng sách ở Hà Nội và một buổi khác đầu năm sau ở TP HCM.

Nguyễn Nhật Ánh sinh năm 1955 tại Thăng Bình, Quảng Nam. Từ năm 1973, nhà văn vào Sài Gòn sống, theo học ngành sư phạm, tốt nghiệp năm 1976. Bên cạnh năm tập thơ, hơn 30 tập truyện tranh, 12 tập kịch bản phim, Nguyễn Nhật Ánh đã xuất bản hơn 100 tác phẩm văn xuôi đề tài thanh thiếu niên, tuổi mới lớn và thiếu nhi. Tác giả còn in ba tập bình luận thể thao và hơn 50 tập tư vấn tình yêu dưới các bút danh khác nhau. Ông được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là nhà văn viết cho thanh thiếu niên nhiều nhất nước.

Sách Nguyễn Nhật Ánh từng nhiều lần được chuyển thể lên màn ảnh. Năm 1994, phim Áo trắng sân trường được ra mắt, do Lê Dân đạo diễn, dựa trên truyện Nữ sinh, dàn diễn viên gồm Lê Công Tuấn Anh, Y Phụng, Ngô Mỹ Uyên... Năm 1998, phim Chú bé rắc rối dựa trên truyện cùng tên được Phùng Ngọc - diễn viên phim Đất phương Nam - đóng vai chính.

Năm 2004, phim truyền hình Kính vạn hoa ra mắt, với các diễn viên: Ngọc Trai, Tiểu Long, Anh Đào... Phim điện ảnh Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh do Victor Vũ đạo diễn, ra rạp năm 2015. Tác phẩm Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh cũng được đạo diễn này chuyển thể lên màn ảnh cuối năm 2019, đạt doanh thu 180 tỷ đồng.
Trước tình cảm yêu mến của độc giả tại buổi ký tặng, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cho biết sự đồng hành của bạn đọc giúp ông có nhiều cảm hứng, giúp kéo dài tuổi thọ sáng tác của một nhà văn.
Nguyễn Nhật Ánh: Độc giả giúp tôi kéo dài tuổi thọ sáng tác của một nhà văn
Tuy buổi ký tặng được thông báo sẽ bắt đầu vào lúc 8h nhưng đông đảo bạn đọc đã có mặt tại Nhà văn hóa Thanh niên từ lúc 6h chờ xếp hàng. Không ít độc giả từ các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai về TP.HCM đến gặp gỡ nhà văn.

Trước tình cảm của độc giả, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã bắt tay từng người trước khi bắt đầu ký tặng.
Nhà văn chia sẻ: "Tôi có nghe một câu nói là muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau. Vì vậy tôi nghĩ sự đồng hành của các bạn trong những năm qua đối với tôi rất quan trọng.

Các bạn giúp tôi vững tin trong sự chọn lựa của mình, giúp tôi cảm nhận được rằng những thông điệp trong tác phẩm của tôi đã được các bạn đón nhận, chia sẻ. Điều đó giúp tôi có nhiều cảm hứng hơn, đặc biệt, giúp tôi kéo dài tuổi thọ sáng tác của một nhà văn".

Hơn 1.000 độc giả xếp hàng đợi Nguyễn Nhật Ánh ký tặng
Buổi ký tặng mới bắt đầu hơn 30 phút nhưng số lượng người tham dự đã hơn 700 - theo ước tính từ ban tổ chức - và con số còn tăng liên tục.

Độc giả Thy Thy (35 tuổi, sống tại Bình Dương) cho biết chị đi xe máy từ lúc 4h30 sáng và là một trong những người đầu tiên có mặt tại buổi ký tặng. Tuy biết và yêu thích Nguyễn Nhật Ánh qua bộ phim Kính vạn hoa nhưng đây là lần đầu tiên chị được gặp gỡ nhà văn.

Khác với Thy Thy, anh Võ Nguyên Hưng (39 tuổi, Đồng Nai) đã tham dự nhiều buổi ký tặng của Nguyễn Nhật Ánh. Anh cho biết cả nhà mình đều là độc giả của nhà văn.

"Tôi bắt đầu đọc Nguyễn Nhật Ánh từ năm 1997, cảm giác được thả hồn vào văn phong của chú. Chú ra quyển nào cũng mua. Đây là lần thứ tư đến buổi ký tặng nhưng lần nào tôi cũng hồi hộp và vui như nhau.

Khi nhận được chữ ký tác giả, tôi thấy rất vui. Ở ngoài chú cũng thân thiện, dễ gần như văn phong của chú" - anh Võ Nguyên Hưng chia sẻ.
Tuy đã có buổi ký tặng trước đó vào hồi tháng 7 tại TP.HCM và tháng 12 tại Hà Nội nhưng sức nóng của cái tên Nguyễn Nhật Ánh vẫn không hề suy giảm. Vì số lượng độc giả đông đảo, ban tổ chức quy định mỗi bạn đọc chỉ được xin tối đa hai chữ ký của tác giả.

Bắt đầu từ năm 1990, đến nay đã có hơn 33 năm theo dõi trang viết của nhà văn, độc giả Võ Thị Kiều Loan (45 tuổi, quận 11, TP.HCM) không chỉ sưu tầm hầu hết những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh mà còn truyền niềm yêu thích này cho con gái của mình.

Chị chia sẻ: "Ông đặt mình vào một tuổi thơ để viết bằng tâm trạng, cảm xúc, tình yêu của giới trẻ nên không ai nghĩ ông đã tuổi lớn như vậy.

Lần đầu tiên đọc, lúc đó tôi chưa hiểu được nhiều cảm xúc cho tác phẩm của ông. Nhưng theo dòng thời gian từng đó năm, theo dõi hết tác phẩm của ông, tôi thấy đó là những cung bậc cảm xúc, chứ không phải đơn điệu một cung bậc cảm xúc. Ông nhìn con người một cách rất bình dị, dân dã, đúng bản chất của người Việt Nam chúng ta".

Buổi ký tặng kéo dài đến đầu giờ chiều và có nhiều khoảng tạm nghỉ để nhà văn nghỉ ngơi. Tuy ban tổ chức phải ngắt hàng từ sớm để giới hạn thời gian ký tặng, nhưng số lượng độc giả tham dự đã chạm đến mốc 1.000.

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật cùng thời kỳ với Nguyễn Nhật Ánh:

Trần Đăng Ninh (1910 - 1955)

  • 2 thg 12, 2
  • 112

Trần Đăng Ninh sinh năm 1910, tên thật là Nguyễn Tuấn Đáng, quê tại thôn Quảng nguyên, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (nay là thành phố Hà Nội). Ông là nhà hoạt động cách mạng và quân sự, Chủ nhiệm đầu tiên của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, Chủ nhiệm đầu tiên của Tổng cục Cung cấp (sau là Tổng cục Hậu cần, Quân đội Nhân dân Việt Nam) giai đoạn 1950-1955. Tháng 9/1940, ông lãnh đạo khởi nghĩa Bắc Sơn và là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành T.Ư Đảng tháng 5/1941.

Nguyễn Nhật Ánh (1955 - ?)

  • 28 thg 11, 2022
  • 0

Ông được biết đến qua nhiều tác phẩm văn học về đề tài tuổi trẻ, các tác phẩm của ông rất được độc giả ưa chuộng và nhiều tác phẩm đã được chuyển thể thành phim. Ông lần lượt viết về sân khấu, phụ trách mục tiểu phẩm, phụ trách trang thiếu nhi và hiện nay là bình luận viên thể thao trên báo Sài Gòn Giải phóng Chủ nhật với bút danh Chu Đình Ngạn. Ngoài ra, ông còn có những bút danh khác như Anh Bồ Câu, Lê Duy Cật, Đông Phương Sóc, Sóc Phương Đông.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_2

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_5