Tiểu sử của Nguyễn Đình Đầu (1920 - ?)

Ông là một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực địa lý, lịch sử Việt Nam. Ông được biết nhiều với các công trình nghiên cứu về lãnh thổ Việt Nam qua từng thời kỳ và được giới nghiên cứu đánh giá là một nhà khoa học nghiêm túc, tận tụy và có nhiều cống hiến quan trọng cho khoa học Việt Nam.

Nguyễn Đình Đầu (1920 - ?):

Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Nguyễn Đình Đầu:

Năm Tuổi Địa điểm Sự kiện
1920 ... ... Nguyễn Đình Đầu được sinh ra
... ... ... Nguyễn Đình Đầu mất

Thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Đình Đầu:

Ông là một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực địa lý, lịch sử Việt Nam. Ông được biết nhiều với các công trình nghiên cứu về lãnh thổ Việt Nam qua từng thời kỳ và được giới nghiên cứu đánh giá là một nhà khoa học nghiêm túc, tận tụy và có nhiều cống hiến quan trọng cho khoa học Việt Nam.


Ông sinh ngày 12 tháng 3 năm 1920 (giấy tờ ghi là 1923) tại nhà số 57 phố Hàng Giấy, Hà Nội. Xuất thân trong một gia đình Công giáo nghèo, thuở nhỏ, ông theo giúp mẹ kiếm sống và học tại trường tiểu học Pháp-Việt ở cuối phố Huế (Hà Nội). Sau khi học xong bậc Trung học, năm 1939, ông theo học trường Bách nghệ Hà Nội và tốt nghiệp tại đây vào năm 1941. Trong khoảng thời gian ấy, ngoài việc học, ông còn gia nhập Hội Hướng đạo, Hội Truyền bá quốc ngữ, Phong trào Thanh Lao Công (tức "Phong trào Thanh niên Lao động Công giáo", Jeunnesse Ouvrière Chrétienne - JOC) và trở thành thành viên tích cực của những tổ chức này.
Sau khi ra trường, ông được tuyển làm làm Trưởng xưởng (Chef datelier) coi 120 công nhân trong một xưởng công nghệ của Pháp tại Đông Dương. Theo lời kể của ông, khoảng năm 1940-1941, ông thường theo ông Hoàng Đạo Thúy đi hướng đạo xung quanh Hồ Tây. Do có khả năng vẽ kỹ thuật, ông thường được giao nhiệm vụ vẽ bản đồ. Và cũng do ảnh hưởng tinh thần dân tộc của các trưởng hướng đạo bấy giờ, ông sớm bộc lộ sự đam mê với các bản đồ cổ về Việt Nam.
Phong trào Thanh niên Lao động Công giáo từ khi mới ra đời đã phát triển mạnh ở Việt Nam, do ông Nguyễn Mạnh Hà, sáng lập viên, làm Hội trưởng toàn quốc. Ông được bầu làm Hội trưởng phong trào ở Hà Nội. Điều này khởi đầu cho mối quan hệ thân tình giữa 2 người trong những năm sau này.
Cách mạng tháng 8 thành công, Việt Nam tuyên bố độc lập. Một chính phủ lâm thời được thành lập. Ông Nguyễn Mạnh Hà được mời làm Bộ trưởng Bộ Quốc dân Kinh tế, đã đề cử ông vào chức vụ Bí thư (phụ tá). Trên cương vị này, ông được đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ đi mua gạo, tiếp tế cho đạo quân Trung Hoa Dân quốc đang có mặt ở miền Bắc dưới danh nghĩa đại diện Đồng Minh giải giáp quân đội Nhật. Do những yêu sách nặng nề bất khả thi của các tướng Lư Hán - Tiêu Văn, đã có lần ông bị bắt giam và có khả năng bị giết hại nếu không có sự can thiệp kịp thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sau khi Chính phủ Liên hiệp Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1946, Nguyễn Tường Long, tức nhà văn Hoàng Đạo, một chính khách Việt Nam Quốc dân đảng, được cử vào chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc dân Kinh tế. Ông Nguyễn Mạnh Hà được cử vào chức vụ Thứ trưởng, đồng thời được giao sứ mạng tiến hành đàm phán với Pháp trong hậu trường về vấn đề độc lập của Việt Nam. Là phụ tá cho ông Nguyễn Mạnh Hà, ông có những đóng góp nhất định trong Hội nghị trù bị Đà Lạt và Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt 1946.
Ngày 28 tháng 5 năm 1946, ông tháp tùng phái đoàn thiện chí của Quốc hội Việt Nam sang thăm nước Pháp và Phái đoàn Việt Nam sang Paris tham gia Hội nghị Fontainebleau vào tháng 7 cùng năm. Hội nghị Fontainebleau tan vỡ, ông cùng phái đoàn về Việt Nam.
Sau ngày Toàn quốc kháng chiến, ông ở lại Hà Nội. Năm 1951, ông Nguyễn Mạnh Hà bị nhà đương cục Pháp trục xuất về Pháp (theo lệnh của Cao ủy De Lattre de Tassigny) với cương vị là một "Thanh tra lao động" của nước Pháp, chức vụ ông Hà đã từng nắm giữ 14 năm trước. Ông được ông Nguyễn Mạnh Hà bảo lãnh sang Pháp học tại Đại học Công giáo Paris (Institut Catholique de Paris). Ông tốt nghiệp Cử nhân ngành Khoa học-Xã hội tại đây năm 1953.
Thời gian tại Pháp, ông cũng theo học với tư cách là sinh viên dự thính của Đại học Sorbonne. Bên cạnh đó, ông còn tham gia hoạt động trong phong trào vận động chính phủ Pháp đàm phán với chính phủ Hồ Chí Minh cùng với các trí thức lão thành như Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Mạnh Hà, Nguyễn Ngọc Bích. Năm 1954, ông củng các trí thức nói trên sang Thụy Sĩ đến gặp và vận động ủng hộ Phái đoàn Việt Nam, do ông Phạm Văn Đồng dẫn đầu, sang dự Hiệp định Genève, 1954.
Do quá trình hoạt động ôn hòa của mình, sau năm 1975, ông vẫn tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu của mình dù gặp phải rất nhiều hạn chế về tài chính cũng như sự quan liêu của chính quyền mới. Nhiều kết quả nghiên cứu, bảo tồn của ông được công bố trên nhiều báo chí có uy tín cho đến tận ngày nay.
Hiện nay ông là Ủy viên Ban chấp hành Hội Sử học Việt Nam.
Ngoài các giải thưởng chuyên môn, ông còn được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trao tặng Kỷ niệm chương Đại đoàn kết do những nỗ lực của ông trong việc giữ gìn bản sắc và xây dựng khối đoàn kết dân tộc.

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật cùng thời kỳ với Nguyễn Đình Đầu:

Hoàng Cầm (1920 - 2013)

  • 2 thg 12, 2
  • 175

Hoàng Cầm là một tướng lĩnh quân sự cao cấp của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tham gia các cuộc Chiến tranh Đông Dương (1945-1954), Chiến tranh Việt Nam (1954-1975) và Chiến tranh biên giới Tây Nam. Ông được phong hàm thượng tướng năm 1987, được thưởng nhiều huân huy chương của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Lương Định Của (1920 - 1975)

  • 28 thg 9, 2014
  • 121

Lương Định Của sinh ngày 16/8/1920 tại xã Đại Ngãi, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng; mất ngày 28/12/1975 tại Hà Nội, à một nhà nông học, nhà tạo giống của Việt Nam, có nhiều con đường và ngôi trường mang tên ông. Hiện nay còn một số nhầm lẫn trong sách, báo, tên đường phố mang tên ông thành "Lương Định Của".

Nguyễn Thị Định (1920 - 1992)

  • 1 thg 10, 2014
  • 144

Nguyễn Thị Định (1920-1992) sinh ra tại xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, là nữ tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Chế Lan Viên (1920 - 1989)

  • 17 thg 10, 2014
  • 238

Chế Lan Viên (1920-1989) là một nhà thơ, nhà văn hiện đại nổi tiếng ở Việt Nam, sinh năm 1920 tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Sau 1975, ông vào sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông mất ngày 19 tháng 6 năm 1989 (tức ngày 16 tháng 5 năm Kỷ Tỵ) tại Bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, thọ 69 tuổi.

Lê Đức Anh (1920 - 2019)

  • 27 thg 11, 2022
  • 0

Lê Đức Anh là Chủ tịch nước thứ tư nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 1992–1997. Trước đó ông từng là một tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam, quân hàm Đại tướng, từng là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam (1987–1991), Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam (1986–1987).

Hoài Linh (1920 - 1995)

  • 27 thg 11, 2022
  • 0

Trước 1975, ông hoạt động trong đoàn văn nghệ Vì Dân (thuộc Nha Cảnh sát Quốc gia) với cấp bậc Trung úy dưới quyền điều khiển của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông. Ông có một số bút hiệu khác là Vọng Châu, Nguyên Lễ, Hà Vị Dương, Lục Bình Lê.

Tô Hoài (1920 - 2014)

  • 27 thg 11, 2022
  • 0

Ông là một nhà văn Việt Nam. Một số tác phẩm đề tài thiếu nhi của ông được dịch ra ngoại ngữ. Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật Đợt 1 (1996) cho các tác phẩm: Xóm giếng, Nhà nghèo, O chuột, Dế mèn phiêu lưu ký, Núi Cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Mười năm, Xuống làng, Vỡ tỉnh, Tào lường, Họ Giàng ở Phìn Sa, Miền Tây, Vợ chồng A Phủ, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ.

Tố Hữu (1920 - 2002)

  • 27 thg 11, 2022
  • 0

Ông là một chính khách, một cán bộ cách mạng lão thành. Ông đã từng giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam như Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng (Nay là Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ) nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nguyễn Xuân Sanh (1920 - 2020)

  • 28 thg 11, 2022
  • 0

Nguyễn Xuân Sanh (16 tháng 11 năm 1920 tại Đà Lạt – 22 tháng 11 năm 2020 tại Hà Nội) là nhà thơ và là một dịch giả Việt Nam.

Bùi Văn Phái (1920 - 1988)

  • 28 thg 11, 2022
  • 0

Ông là một họa sĩ Việt Nam, nổi tiếng với các tác phẩm vẽ về Phố cổ Hà Nội.

Nguyễn Hồng Đào (1920 - 1962)

  • 4 thg 12, 2022
  • 0

Ông là một nhà cách mạng Việt Nam. Ông từng giữ chức vụ Bí thư Quận ủy Tân Bình, Bí thư Tỉnh ủy Gia Định và Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu Sài Gòn - Gia Định.

Nguyễn Thành Lê (1920 - 2006)

  • 4 thg 12, 2022
  • 0

Từ nhỏ Nguyễn Thành Lê đã có chí ham học, sớm tốt nghiệp bậc cao đẳng tiểu học (trung học cơ sở ngày nay), rồi do dày công tự học mà sau này có kiến thức rộng về nhiều mặt. Ông tham gia hoạt động cách mạng khi còn là học sinh trung học, là đoàn viên thanh niên Dân chủ những năm 30 thế kỷ trước. Tháng 10 -1945, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Là nhà cách mạng, nhà báo và chính khách Việt Nam, Năm 1976 trở thành Ủy viên Trung ương Đảng tại Đại hội IV và là Trưởng ban Đối ngoại Trung ương. Từ một phóng viên dịch thuê các bản tin của hãng ARIP (tiền thân của hãng AFP ngày nay) để kiếm sống vào đầu những năm 1940. Sau Cách mạng Tháng Tám, đã trở thành một nhà lãnh đạo báo chí cách mạng.

Nguyễn Thị Hưng (1920 - 1993)

  • 4 thg 12, 2022
  • 0

Bà là nhà cách mạng và là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam có nhiều đóng góp trong phong trào cách mạng thời kì bí mật trước 19/8/1945 ở Hà Nam, Ninh Bình, tham gia lãnh đạo giành chính quyền tại huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.

Quách Văn Phẩm (1920 - 1941)

  • 4 thg 12, 2022
  • 0

Ông là một nhà cách mạng Việt Nam. Ông từng giữ chức Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau, là một trong những nhân vật quan trọng trong cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940 tại Cà Mau.

Lê Đức Anh (1920 - 2019)

  • 6 thg 12, 2022
  • 0

Lê Đức Anh (1 tháng 12 năm 1920 - 22 tháng 4 năm 2019), tên khai sinh là Lê Văn Giác, bí danh là Nguyễn Phú Hòa, Sáu Nam, là Chủ tịch nước thứ tư nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 1992–1997. Trước đó ông từng là một tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam, quân hàm Đại tướng, từng là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam (1987–1991), Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam (1986–1987).

Đào Văn Tiến (1920 - 1995)

  • 6 thg 12, 2022
  • 0

Đào Văn Tiến (23 tháng 8 năm 1920 - 3 tháng 5 năm 1995) là nhà sinh học Việt Nam, đặc biệt có nhiều công trình trong lĩnh vực động vật học. Ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ đợt I (1996).

Vũ Quốc Thúc (1920 - 2021)

  • 6 thg 12, 2022
  • 0

Vũ Quốc Thúc (1920-2021) là một giáo sư, nhà kinh tế học và chính khách Việt Nam Cộng hòa. Ông được xem là người góp phần quan trọng trong việc đào tạo môn kinh tế học tại trường Đại học Luật khoa và Trường Hành chính Quốc gia Việt Nam Cộng hòa, đồng tác giả của "Kế hoạch Lilienthal-Vũ Quốc Thúc" - Kế hoạch phát triển kinh tế miền Nam Việt Nam 10 năm sau chiến tranh của Mỹ và Việt Nam cộng hòa. Ông cũng từng có thời gian giữ chức Thống đốc (1955-1956) Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.

Nguyễn Đình Đầu (1920 - ?)

  • 7 thg 12, 2022
  • 0

Ông là một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực địa lý, lịch sử Việt Nam. Ông được biết nhiều với các công trình nghiên cứu về lãnh thổ Việt Nam qua từng thời kỳ và được giới nghiên cứu đánh giá là một nhà khoa học nghiêm túc, tận tụy và có nhiều cống hiến quan trọng cho khoa học Việt Nam.

Vũ Như Canh (1920 - 2016)

  • 8 thg 12, 2022
  • 0

Vũ Như Canh (1920-2016) là nhà giáo Việt Nam, Tiến sĩ Toán Lý, Giáo sư Việt Nam. Ông du học tại Pháp tốt nghiệp cử nhân toán - lý tại Pháp năm 1940 và tiến sĩ toán - lý năm 1949 sau đó về nước. Là vị giáo sư trẻ nhất của Nhà nước trong đợt phong học hàm lần đầu tiên năm 1956. Năm 2008, ông được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_13

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_0