Tiểu sử của Nguyễn Đăng Hưng (1941 - ?)

Nguyễn Đăng Hưng là một nhà cơ học người Việt tại đại học Liège, Vương quốc Bỉ. Lĩnh vực của ông là Cơ học vật rắn biến dạng chuyên ngành Cơ học tính toán, ông hiện tại là giáo sư danh dự trường Đại học Liège (từ 2006), trước đó ông là giáo sư (Professeur ordinaire), Chủ nhiệm Bộ môn Cơ học Phá hủy thuộc Khoa Kỹ thuật Hàng không Không gian, Đại học Liege (LTAS-ULg). Ông là người sáng lập, đồng thời là tổng biên tập (Editor-in-Chief) tạp chí Khoa học Tính toán "Asia Pacific Journal on Computational Engineering (APJCEN)", nhà xuất bản Springer

Nguyễn Đăng Hưng (1941 - ?):

Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Nguyễn Đăng Hưng:

Năm Tuổi Địa điểm Sự kiện
1941 ... ... Nguyễn Đăng Hưng được sinh ra
... ... ... Nguyễn Đăng Hưng mất

Thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Đăng Hưng:

Nguyễn Đăng Hưng là một nhà cơ học người Việt tại đại học Liège, Vương quốc Bỉ. Lĩnh vực của ông là Cơ học vật rắn biến dạng chuyên ngành Cơ học tính toán, ông hiện tại là giáo sư danh dự trường Đại học Liège (từ 2006), trước đó ông là giáo sư (Professeur ordinaire), Chủ nhiệm Bộ môn Cơ học Phá hủy thuộc Khoa Kỹ thuật Hàng không Không gian, Đại học Liege (LTAS-ULg). Ông là người sáng lập, đồng thời là tổng biên tập (Editor-in-Chief) tạp chí Khoa học Tính toán "Asia Pacific Journal on Computational Engineering (APJCEN)", nhà xuất bản Springer


Nguyễn Đăng Hưng sinh ngày 1 tháng 1 năm 1941 tại làng Bồ Mưng, xã Điện Thắng Bắc, huyện Điện Bàn, một vùng quê nghèo thuộc tỉnh Quảng Nam. Ông mồ côi mẹ từ sớm, ý thức được hoàn cảnh khó khăn của mình, ông đã quyết tâm vào con đường học tập.

Ông chuyển vào Sài Gòn nơi có môi trường học tập tốt hơn và học trung học ở đó. Tại Sài Gòn ông là một trong những học sinh xuất sắc của trường trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký. Năm 1960, ông là một trong ba sinh viên xuất sắc của Việt Nam thời đó (một từ miền Bắc, một từ miền Trung và một từ miền Nam) đã nhận được học bổng học du học tại Vương quốc Bỉ. Ông chọn học ngành Vật lý Hàng không và Không gian tại Đại học Liege, trong khi hai người bạn đi du học cùng ông chọn ngành Kỹ thuật Vật lý Nguyên tử. Khoa Kỹ thuật Hàng không và Không gian (LTAS) nơi ông học là một trong những trung tâm về nghiên cứu ứng dụng phương pháp phần tử hữu hạn hàng đầu của châu Âu.

Sau khi tốt nghiệp kỹ sư (năm 1966), ông được giữ lại làm kỹ sư nghiên cứu tại LTAS, nơi có nhiều các nhà khoa học hàng đầu thế giới. Ông lần lượt được thăng chức từ trợ giảng (năm 1968) đến trợ lý giáo sư (năm 1972) và giảng viên (năm 1978). Sau đó ông làm nghiên cứu sinh dưới sự hướng dẫn của giáo sư Fraeijs de Veubeke, một chuyên gia hàng đầu về phần tử hữu hạn, và là người đề xướng ra mô hình cân bằng (phương pháp phần tử hữu hạn với trường ứng suất giả định). Hội đồng thẩm định luận án tiến sĩ đặc biệt (doctorat spécial, tương đương với Habilitation PhD) của ông gồm nhiều các nhà khoa học tên tuổi của thế giới như GS. Daniel Drucker (ĐH Florida, Hoa Kỳ), GS. Marcel Save (ĐH Mons), GS. Charles Massonnet (ĐH Liège), GS. Giulio Maier (ĐH Milan)…bằng tốt nghiệp của ông được hội đồng luận văn thống nhất cho điểm tuyệt đối.

Sau khi tốt nghiệp ông là phó giáo sư (năm 1984) và giáo sư thực thụ (năm 1991), đồng thời là trưởng Bộ môn Cơ học Phá hủy của LTAS. Ông nghỉ hưu và là giáo sư danh dự của Đại học Liege từ năm 2006. Hiện tại, ông là cố vấn khoa học cho Trường Đại học Việt Đức.
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng là một trong những người tiên phong hợp tác học thuật Bỉ - Việt.
Sớm sang Bỉ từ tháng 12 năm 1960, ông đã đạt thành quả rất tốt khi theo học ngành kỹ sư vật lý, rồi cấp bậc tiến sĩ tại Đại học Liège. Ông thực thi sự nghiệp giáo dục đại học từ năm 1966 cho đến năm 2006 qua nhiều chức vị: Nghiên cứu sinh, trợ lý, phó giáo sư rồi trở thành giáo sư thực thụ về ngành Cơ học Chất rắn. Ông cũng là một chuyên gia nổi tiếng quốc tế ngành khoa học mũi nhọn này.

Vì những thành quả đó, Giáo sư đã nhiều lần được vinh danh, nhiều lần được tặng thưởng từ hai phía, Bỉ cũng như Việt Nam. Ông còn được các cơ quan ngôn luận Bỉ đề cao là một trong những công dân Bỉ gốc nước ngoài đã có cống hiến cho việc làm thay đổi nước Bỉ. Đặc biệt, ông cũng là người đề xướng và điều phối các chương trình Cao học Bỉ - Việt EMMC và MCMC.

Nhưng trên đất người, Giáo sư chưa từng nguôi ngoai về Giấc mơ Việt Nam; luôn mong mỏi góp sức cho sự nghiệp giáo dục, khoa học Việt Nam. Cuốn sách “Giấc mơ Việt Nam tôi” của ông là cả một hành trình dài từ những ngày nung nấu giấc mơ ấy đến những bước đi nhỏ trên con đường đầy gập ghềnh, khó khăn cho đến những thành quả được cả hai chính phủ Bỉ và Việt Nam công nhận.

1. Trong “Tập 1: Đi xa về gần”, tác giả đã tập hợp những bài viết, bài phỏng vấn của mình trong suốt một thời gian rất dài. Ông chia sẻ những kinh nghiệm, những kỷ niệm về việc hợp tác đại học giữa Bỉ và Việt Nam. Đặc biệt, nhấn mạnh đến chương trình đào tạo cao học giữa các trường đại học Bỉ và các trường đại học Việt Nam. Đây là những chương trình do Giáo sư Hưng điều phối, đã đạt được nhiều thành tựu to lớn từ năm 1995 đến năm 2006. Dự án tuyệt vời đó là một đuốc sáng của hợp tác song phương, được tài trợ luân phiên từ Chính phủ Liên bang Bỉ, Cộng đồng nói tiếng Pháp ở Bỉ và quốc tế rồi Liên minh Châu Âu.

GS Nguyễn Đăng Hưng đã chế ra hệ thống “du học tại chỗ” (Học ở Việt Nam vẫn lấy được bằng thạc sĩ châu Âu), vừa là một công cuộc đào tạo rộng rãi và cũng vừa là cách để tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước. Dù là sách bút ký, nhưng tác phẩm “Giấc mơ Việt Nam tôi” như một cuộc phiêu lưu thích thú giữa những tình cảm sôi sục khôn nguôi của tác giả nhưng luôn toát lên tinh thần phục vụ, xây dựng, tạo sự tiến bộ không ngừng để phát triển nền khoa giáo Việt Nam.

“... Tôi mường tượng ra biết bao nghị lực và kiên nhẫn mà GS Nguyễn Đăng Hưng đã phải thực thi để vượt qua những trở ngại, khó khăn để có được những thành quả tuyệt vời như vậy. Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng là sự nỗ lực không ngừng nghỉ của ông về việc tìm kiếm những giải pháp cho bài toán giáo dục tại Việt Nam. Tôi đã rất vui vì ông đã đồng tình chia sẻ với tôi những giá trị cơ bản nhất trên lĩnh vực này!” - cố GS Hoàng Tụy, nguyên Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam nhận xét. “GS Nguyễn Đăng Hưng không chỉ là một nhà khoa học tiếng tăm qua những thành quả khoa học đã xuất bản mà còn là một nhà hùng biện, một nghệ sĩ văn học và âm nhạc! Hơn nữa, ông Hưng là một người bạn trung thành và tận tụy. Tôi có thể nói GS Nguyễn Đăng Hưng là một con người đáng được ngưỡng mộ và bản thân tôi cảm thấy rất tự hào vì đã gặp được ông trong đời!” - Daniel Dufresne, Giáo sư Đại học, nguyên Phó Viện trưởng Viện Đại học Marseille, Pháp đánh giá.

Xin giới thiệu một số đoạn trích trong cuốn “Giấc mơ Việt Nam tôi” tới bạn đọc.

2. Tôi đã có giấc mơ về một ngày hòa bình, thống nhất tại Việt Nam. Bài thơ sau đây ghi lại giấc mơ này và phải chờ 5 năm sau giấc mơ ấy mới thành hiện thực:

Tính đến nay, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng đã mở được 20 khóa đào tạo khoa học (8 ở Hà Nội và 12 tại TP.Hồ Chí Minh) với trên 700 học viên theo học. Trong đó, 318 học viên đạt bằng thạc sĩ quốc tế (Bỉ) và nhận bằng Đại học Liège; hơn 80 sinh viên Việt Nam sang Châu Âu thực tập với bằng cấp của Bỉ. Đã có hơn 100 học viên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại các nước tiên tiến; tổ chức cho hơn 40 giáo sư Việt Nam sang Châu Âu cải tiến nghiệp vụ. Ảnh: Omega Plus cung cấp.

“Những ngày đất nước bão giông

Ra đi canh cánh trong lòng trời mây

Tin về gói trọn vòng tay

Tháng năm phiêu bạt, một ngày đoàn viên

Cũng vì thao thức triền miên

Ngồi đây tiếng súng bưng biền vọng sang

Người đi đội ngũ rộn ràng

Người về sức sống dâng tràn núi sông

...

Kiếp tằm có sống một giây

Kiếp người trăm tuổi có ngày nào hơn?

Trắng đêm tâm sự nguồn cơn

Những gì đã mất, đã còn anh em?

Những gì sót lại trong tim

Những gì chất chứa nỗi niềm tháng năm

Những khổ đau, những hờn căm

Tối đen như mực trăng rằm còn soi

Trăng rằm lồng lộng trong ngoài

Bao nhiêu giông tố cũng hoài bể Đông

Đêm qua theo dải mây hồng

Băng ngang vạn dặm về thăm quê nhà

Gặp nhau han hỏi gần xa

Tôi, em, Đất Nước mặn mà tình chung!”

(Trích “Hoài hương”)

“Tôi sinh ra ở Điện Bàn, Quảng Nam. Ba tôi là trí thức miền Trung. Trong một lần gặp gỡ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại tư dinh của Đại tướng, cùng với một phóng viên Báo Tiền Phong, tôi có nói tên ba mình và được ông cho biết, ba tôi khi xưa là bạn học thân thiết của ông. Câu chuyện cũng được vài tờ báo đăng tường thuật. Năm 1949, ba tôi mang tôi đi theo kháng chiến, làm việc cho UBND tỉnh Quảng Nam đóng ở vùng núi Tiên Phước, Tam Kỳ, lúc đó gọi là Liên khu 5. Không thể mang con theo khi làm việc nên ông giao tôi cho một gia đình nông dân. 12 tuổi, tôi vẫn là cậu bé học hành chỉ đủ biết đọc, biết viết. Khi hòa bình lập lại, ba con tôi trở về quê nhà mới hay má tôi và cô tôi đã bị Pháp sát hại trong một trận càn. Thương các con cù bơ cù bất nên ông không đi tập kết mà đưa tôi vào Sài Gòn. Tôi bắt đầu con đường học vấn chính quy. Tôi phải lấy được bằng tiểu học thật sớm. Đây là bằng tôi quý nhất trong cuộc đời mình. Phải có bằng này tôi mới tiếp tục học lên được. Để có nó, từ một cậu bé thất học, tôi đã học rất cật lực để đạt được bằng tiểu học chỉ trong một năm.

[...] Thương ba mình “gà trống nuôi con”, tôi chỉ có cách vươn lên bằng con đường học tập, không chỉ phải đậu tú tài trước 18 tuổi để khỏi đi lính mà còn phải cố lấy cho được suất học bổng đi du học. Sau khi có bằng tiểu học, tôi thi và đậu vào trường Pétrus Trương Vĩnh Ký. Tôi lên

kế hoạch học nhảy cóc. Sáng tôi đi học trường Pétrus Ký nhưng tối đi học tư để thi lấy các bằng đệ ngũ, đệ tứ, đệ tam và thi tú tài. Tôi thuộc năm người đứng đầu kỳ thi Tú tài 2 khi vừa 18 tuổi, đủ tiêu chuẩn được du học. [...] Tôi bắt đầu cuộc đời sinh viên du học ở Bỉ năm 1960.

[...] Tôi đi du học năm 1960, năm 1966 ra trường, là kỹ sư tốt nghiệp tại châu Âu, nếu về nước ngay có lẽ sẽ làm to. Nhưng chúng tôi nhất quyết không về vì lý do dễ hiểu là nước nhà đang có chiến tranh. Mãi cho tới năm 1976, sau hòa bình, chúng tôi mới về, lòng hân hoan phấn khởi lắm vì tiếng súng đã ngưng tại quê nhà. Lần đầu tiên về nước Việt Nam thống nhất, cái mà tôi thiết tha nhất là hòa bình đã đến với dân tộc.

[...] Giấc mơ Việt Nam trở lại vào Xuân Bính Thìn 1976, sau khi đất nước thống nhất. Tôi là một trong những thành viên của đoàn Việt kiều năm châu về thăm quê hương sau ngày hòa bình. Cuộc trở về này cũng cho tôi cơ hội gặp được người phụ nữ - bạn đời của tôi, từ đó đến nay đã hơn 40 năm. Tôi cũng gặp rất nhiều trẻ em cù bơ cù bất sau chiến tranh. Tôi nhớ tuổi thơ của mình và tự đặt ra câu hỏi, mình phải làm gì thiết thực cho Việt Nam?
GS Nguyễn Đăng Hưng sinh ngày 1.1.1941 tại làng Bồ Mưng, xã Thanh Quýt (nay là xã Điện Thắng Bắc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam).

- Cựu học sinh trường Trung học Petrus Trương Vĩnh Ký và Chu Văn An (Sài Gòn).

- Giáo sư thực thụ, Tiến sĩ Khoa học đặc biệt (docteur spécial) Đại học Liège.

- Người sáng lập Văn phòng đào tạo Cao học Bỉ - Việt EMMC (European Master in Mechanics of Construction) tại Đại học Bách khoa TP.Hồ Chí Minh.

- Huy chương của Hàn lâm Viện Khoa học, Văn học và Nghệ thuật Hoàng gia Bỉ (1984)

- Huy chương Lao động hạng Nhất của Chính phủ Bỉ (1996)

- Được vinh danh là một trong 12 người nước ngoài làm đổi thay nước Bỉ (Tuần báo VIF-EXPRESS, 16.7.1999)

- Huân chương “Đại sĩ quan của Vua Léopold II”, Vương quốc Bỉ (1999)

- Huân chương “Đại sĩ quan của Hoàng gia, Vương quốc Bỉ” (2006).
“Giấc mơ Việt Nam tôi” là bộ sách gồm 2 tập (tập 1: Đi xa về gần và tập 2: Còn mãi hương xa) là sự thể hiện sâu sắc nỗi lòng của Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, người mang trái tim đầy nhiệt huyết, luôn hướng về quê hương.
Bộ sách gồm hơn 150 bài bút ký và bài phỏng vấn trên các báo của GS Nguyễn Đăng Hưng, được sắp xếp khéo léo như một cuốn hồi ký về hành trình cống hiến không ngừng nghỉ của ông vì quê hương từ ĐH Liège (Bỉ) đến ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học APJCEN (trong vai trò Tổng biên tập).
Những người quen biết GS Hưng thường thắc mắc tại sao vị giáo sư 82 tuổi này đang có gia đình hạnh phúc, ngôi biệt thự xinh đẹp ở Bỉ tại Bắc Âu - thiên đường của thế giới thay vì nghỉ ngơi, hưởng thụ bên con cháu thì mỗi năm, ông lại quay về Việt Nam gần 10 tháng, âm thầm tiếp tục cống hiến. Cho đến nay, GS Nguyễn Đăng Hưng là người châu Á duy nhất được trao Huân chương “Đại sĩ quan của Vua Léopold II”, Vương quốc Bỉ (1999) và Huân chương “Đại sĩ quan của Hoàng gia”, Vương quốc Bỉ (2006).

Cả cuộc đời, GS Hưng luôn tích cực phụng sự xã hội và gặt hái rất nhiều thành tích đáng nể. Ông sở hữu hơn 200 bài nghiên cứu khoa học chất lượng quốc tế, đào tạo 318 thạc sĩ quốc tế; trong đó, hơn 100 học viên tiếp tục bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ở nhiều nước tiên tiến…
Ở tập 1: Đi xa về gần, GS Nguyễn Đăng Hưng tâm sự: “Tôi bắt đầu viết “Giấc mơ Việt Nam tôi” từ năm 1976. Tôi nhớ tuổi thơ của mình và đặt câu hỏi, mình phải làm gì thiết thực cho Việt Nam? Giáo dục, đào tạo cho thế hệ trẻ tiếp cận, đuổi kịp thế giới là điểm mạnh của tôi”.

Tập 1: Đi xa về gần là tư liệu quý chứa đựng nhiều nhận xét thẳng thắn của GS Hưng cùng những đề xuất của ông để giúp Việt Nam “chuyển mình”, đuổi kịp các nước tiên tiến trên thế giới, cụ thể như: Đổi mới tư duy trong cải cách giáo dục; thay đổi căn bản mô hình trường học; xếp hạng phân tầng giáo dục đại học…

Mong muốn nâng tầm giáo dục đại học Việt Nam, ở tập 1: Đi xa về gần, GS Hưng phân tích: “Chất lượng trung bình của các kỹ sư đào tạo ở Việt Nam còn kém. Nói chung, hiểu biết phổ thông cũng như căn bản của các em chưa đạt. Vốn sinh ngữ của các em chưa đủ. Tinh thần kỷ luật trong học vấn chưa được nghiêm túc và khoa học. Cách giao thiệp, xử thế như mất đi sự tinh tế thường gặp ở người phương Đông”.

Thấy rõ những hạn chế trên, suốt mấy mươi năm nay, GS Hưng đã vượt bao rào cản, miệt mài cống hiến, nỗ lực không ngừng để “tiếp tục đào tạo người thầy cho Việt Nam, những thạc sĩ, tiến sĩ chính hiệu chất lượng” (trích tập 1: Đi xa về gần) theo kinh nghiệm của các nước mà ông đã học hỏi được qua nhiều năm làm việc ở môi trường quốc tế. Các “quý nhân” thường bất ngờ xuất hiện bên ông, “tiếp lửa” để ông bước qua những chông gai của cuộc đời.

GS Hưng bộc bạch: “Tôi là người Việt Nam bình thường như bao người khác. Những điều tôi làm trong cuộc sống này cũng rất nhỏ nhoi, tôi đi học, du học, rồi nghiên cứu khoa học. Duy chỉ có một điều khác biệt là trong trái tim tôi luôn trăn trở và mang theo một giấc mơ. Đó là giấc mơ về việc tôi phải làm gì để đóng góp cho Việt Nam, để Việt Nam phát triển sánh vai với các nước bạn bè năm châu, thoát khỏi sự tụt hậu…” (trích tập 1: Đi xa về gần).

Để giúp Việt Nam tiếp cận các trường đại học quốc tế, từ năm 1994, GS Nguyễn Đăng Hưng đã tích cực liên lạc với Cơ quan Hợp tác phát triển (AGCD) tại Bruxelles cùng các đồng nghiệp tại Đại học Louvain-la-Neuve, Đại học Namur và Mons... thuyết phục ông Erik Derycke - Bộ trưởng Bộ Hợp tác phát triển Liên bang Bỉ… tài trợ dự án “Du học tại chỗ tại Việt Nam”.

Nhờ đó, Bộ Hợp tác phát triển Liên bang Bỉ đã tài trợ 10 triệu Franc Bỉ (tương đương 300 nghìn USD) trong 3 năm 1995, 1996, 1997 để hỗ trợ dự án EMMC - chương trình đào tạo Cao học Bỉ - Việt tại ĐH Bách khoa TP. Hồ Chí Minh.
Tập 2: Còn mãi hương xa là loạt bài sẻ chia những suy nghĩ, trăn trở của GS Hưng trong việc góp sức giúp Việt Nam phát triển hùng mạnh, tiêu biểu như: “Điểm mạnh của chúng ta là sở học”; “Lãng phí “nguyên khí quốc gia” sẽ phương hại đến tương lai dân tộc”; “Nhà khoa học nên làm quản lý hay tập trung chuyên môn?”; “Cơ hội để Việt Nam quảng bá lập trường của mình về Biển Đông”…

GS Hưng yêu quê hương đến mức đi bất cứ nơi nào ông cũng nghĩ về Việt Nam. Năm 2006, khi đến Tunisia, một quốc gia nhỏ ở Bắc Phi có nền kinh tế tương tự nước ta, quan sát ngành du lịch nước bạn phát triển, ông đã trầm tư suy nghĩ về lý do tại sao với số dân non 10 triệu người, nước này đã đón 6 triệu khách du lịch nước ngoài.

Trong các chuyến du lịch ở Tunisia, nhìn cách làm của xứ bạn, GS Hưng học hỏi được rất nhiều điều. Ông chia sẻ: “Tôi hiểu ra tại sao khách du lịch trở lại đây quanh năm: không có nạn nhũng nhiễu, đeo đuổi, kèo nài, xin xỏ… Tất cả chỉ là niềm nở, vui vẻ, hiếu khách. Hướng dẫn viên lại khá chuyên nghiệp, năng động, xông xáo, rành ngoại ngữ Pháp, Anh, Đức, Nhật...”.

Gặp gỡ PGS Hédi Hassis, đại diện ĐH Quốc gia Tunis (thủ đô Tunis, nước Tunisia), GS Nguyễn Đăng Hưng hỏi về mục tiêu nền giáo dục của Tunisia và nhận được câu trả lời rất thực tế: “Vấn đề của chúng tôi hiện nay học ra làm gì chứ không phải không có chỗ học.” (trích tập 2: Còn mãi hương xa).

Từng trang của bộ sách “Giấc mơ Việt Nam tôi” đều mang đến nhiều bài học quý giá mà qua đó, GS Nguyễn Đăng Hưng đã mô tả tỉ mỉ hành trình “đoạn trường ai có qua cầu mới hay” - vốn kinh nghiệm quý báu cho tất cả những ai quan tâm đến phát triển giáo dục, luôn mong muốn nâng tầm tri thức. “Giấc mơ Việt Nam tôi” là sự thể hiện kỳ vọng cả xã hội Việt Nam sẽ cùng đồng lòng, hợp sức tạo ra những chuyển biến tốt đẹp trong công tác “trồng người”.

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật cùng thời kỳ với Nguyễn Đăng Hưng:

Phan Đăng Lưu (1902 - 1941)

  • 2 thg 12, 2
  • 97

Phan Đăng Lưu sinh ngày 5 tháng 5 năm 1902, tại xã Tràng Thành (nay là Hoa Thành), huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Thuở nhỏ, ông học chữ Hán, sau học chữ Quốc ngữ và chữ Pháp. Khi sắp học hết bậc cao đẳng tiểu học tại Huế, ông thi vào Trường Canh nông thực hành ở Tuyên Quang.Tốt nghiệp ra trường, ông bị điều động làm việc ở nhiều địa phương trong nước, cả ở Tây Nguyên và cuối cùng bị thải hồi vì "vô kỉ luật và hoạt động chống đối". Tại Nghệ An, Phan Đăng Lưu được gặp những người bạn có cùng chí hướng, đã tham gia Hội Phục Việt, sau đổi thành Hưng Nam, rồi Tân Việt Cách mạng Đảng.

Nguyễn Văn Cừ (1912 - 1941)

  • 2 thg 12, 2
  • 168

Nguyễn Văn Cừ là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương (1938-1940). Ông còn là hậu duệ đời thứ 17 của Nguyễn Trãi. Nguyễn Văn Cừ sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước ở xã Phù Khê, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đồng chí đã tham gia hoạt động từ khi mới 15 tuổi và được đi "vô sản hoá" vào tháng 8.1928 ở vùng mỏ Đông Bắc. Chỉ một năm sau, đồng chí đã trở thành người chỉ đạo trực tiếp phong trào công nhân, phong trào cộng sản ở khu vực có lực lượng công nhân đông đảo nhất lúc bấy giờ.

Võ Văn Tần (1894 - 1941)

  • 2 thg 12, 2
  • 101

Võ Văn Tần sinh năm Giáp Ngọ (1894) tại làng Đức Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc huyện Đức Hòa, tỉnh Long An). Lúc trẻ, Võ Văn Tần theo học chữ Hán, sau đó thấy chữ Hán ít thông dụng, nên tiếp tục học chữ quốc ngữ. Vào đời, Võ Văn Tần làm thầy giáo làng dạy chữ Hán, ông có dịp hiểu sâu sắc đời sống cơ cực của nông dân. Làm “thầy đồ” không đủ sống, Võ Văn Tần xuống Sài Gòn làm nghề kéo xe. Ở đây có dịp tìm hiểu thêm cảnh sống khốn cùng của người lao động. Ông nuôi chí căm thù bè lũ xâm lược và tay sai.

Đội Cung (1903 - 1941)

  • 2 thg 12, 2
  • 177

Đội Cung hay Nguyễn Văn Cung là một thủ lĩnh của cuộc binh biến của Đô Lương ngày ngày 13 tháng 1 năm 1941 tại Nghệ An, chống lại thực dân Pháp. Ông quê ở xã Đông Thọ, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa (nay thuộc thành phố Thanh Hóa). Khi trưởng thành ông tham gia lực lượng lính Khố xanh tại Nghệ An và thăng dần lên chức Đội (tương đương Trung sĩ).

Lương Văn Tri (1910 - 1941)

  • 2 thg 12, 2
  • 100

Đồng chí Lương Văn Tri, dân tộc Tày, sinh ngày 17/8/1910, quê thôn Bản Kéo, xã Trấn Ninh, huyện Văn Quan (Lạng Sơn). Đồng chí sớm giác ngộ cách mạng, sang Trung Quốc được Bác Hồ đưa vào học quân sự, chiến đấu trong quân đội Tưởng, đã lên chức Dinh trưởng (tương đương Tiểu đoàn trưởng), sau đó về nước cùng với đồng chí Tân Hồng (Chu Văn Tấn) thành lập Đội Du kích Bắc Sơn.

Phùng Chí Kiên (1901 - 1941)

  • 2 thg 12, 2
  • 92

Phùng Chí Kiên là nhà hoạt động cách mạng và quân sự Việt Nam, đồng thời là vị tướng đầu tiên của lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam. Tên khai sinh của ông là Nguyễn Vĩ, còn có tên khác là Mạnh Văn Liễu, sinh năm 1901 tại làng Mỹ Quan, tổng Vạn Phần (nay là xã Diễn Yên), huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Hà Huy Tập (1906 - 1941)

  • 1 thg 11, 2014
  • 87

Đồng chí Hà Huy Tập sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước tại làng Kim Nặc, tổng Thổ Ngọa, nay là xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyên tên lúc nhỏ của ông là Hà Huy Khiêm, còn gọi là Ba. Thân phụ Hà Huy Tập là ông Hà Huy Tương, đỗ Cống sinh.

Bằng Việt (1941 - ?)

  • 29 thg 11, 2022
  • 0

Ông đã từng là Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam và Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội.

Lý Hồng Thanh (1916 - 1941)

  • 2 thg 12, 2022
  • 0

Ông là một nhà cách mạng Việt Nam, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Châu Đốc, Bí thư Tỉnh ủy Cần Thơ của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Phero Đậu Quang Lĩnh (1870 - 1941)

  • 2 thg 12, 2022
  • 0

Ông là một linh mục Công giáo Việt Nam. Ông là một danh sĩ yêu nước nổi tiếng và là nhân vật chủ chốt trong Phong trào Đông Du và Phong trào Duy Tân.

Lương Khánh Thiện (1903 - 1941)

  • 4 thg 12, 2022
  • 0

Ông là nhà hoạt động chính trị, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy viên Xứ ủy Bắc kỳ, Bí thư Thành ủy Hà Nội.

Nguyễn Hữu Tiến (1901 - 1941)

  • 4 thg 12, 2022
  • 0

Ông tên khai sinh Trương Xuân Trinh, còn gọi là "Thầy giáo Hoài" hay "Hải Đông", Xứ ủy viên Nam Kỳ là nhà cách mạng và là Đảng viên cộng sản Việt Nam. Ông được cho là tác giả của mẫu Quốc kỳ Việt Nam nhưng xung quanh nhận định này còn nhiều tranh luận.

Quách Văn Phẩm (1920 - 1941)

  • 4 thg 12, 2022
  • 0

Ông là một nhà cách mạng Việt Nam. Ông từng giữ chức Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau, là một trong những nhân vật quan trọng trong cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940 tại Cà Mau.

Nguyễn Đăng Hưng (1941 - ?)

  • 7 thg 12, 2022
  • 0

Nguyễn Đăng Hưng là một nhà cơ học người Việt tại đại học Liège, Vương quốc Bỉ. Lĩnh vực của ông là Cơ học vật rắn biến dạng chuyên ngành Cơ học tính toán, ông hiện tại là giáo sư danh dự trường Đại học Liège (từ 2006), trước đó ông là giáo sư (Professeur ordinaire), Chủ nhiệm Bộ môn Cơ học Phá hủy thuộc Khoa Kỹ thuật Hàng không Không gian, Đại học Liege (LTAS-ULg). Ông là người sáng lập, đồng thời là tổng biên tập (Editor-in-Chief) tạp chí Khoa học Tính toán "Asia Pacific Journal on Computational Engineering (APJCEN)", nhà xuất bản Springer

Chu Cẩm Phong (1941 - 1971)

  • 8 thg 12, 2022
  • 0

Chu Cẩm Phong (12 tháng 8 năm 1941 - 1 tháng 5 năm 1971) là một nhà văn hiện đại Việt Nam. Tên tuổi của ông được biết đến nhiều qua cuốn nhật ký ghi lại về cuộc đời ông trong thời gian tham gia cuộc Chiến tranh Việt Nam, mà sau này được biết đến với tên gọi Nhật ký chiến tranh. Ông được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào năm 2010, trở thành nhà văn đầu tiên trong lịch sử của Hội Nhà văn Việt Nam được phong tặng danh hiệu này.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_2

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_0