Tiểu sử của Lê Văn Cường (1946 - ?)

Lê Văn Cường (sinh năm 1946) là một nhà kinh tế học mang hai quốc tịch Pháp và Việt. Hiện nay, ông là giáo sư danh dự (Emeritus Chair) tại Trường Kinh tế Paris (PSE), Đại học Paris 1 Pantheon-Sorbonne, giám đốc nghiên cứu danh dự (Directeur de Recherche émérite) tại Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học Pháp (CNR), và giám đốc Trung tâm đào tạo và nghiên cứu nâng cao về Kinh tế và Khoa học dữ liệu (Center for Advanced Studies in Economics and Data Science - CASED[3]) trực thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (DEPOCEN, Hà Nội, Việt Nam).

Lê Văn Cường (1946 - ?):

Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Lê Văn Cường:

Năm Tuổi Địa điểm Sự kiện
1946 ... ... Lê Văn Cường được sinh ra
... ... ... Lê Văn Cường mất

Thân thế và sự nghiệp của Lê Văn Cường:

Lê Văn Cường (sinh năm 1946) là một nhà kinh tế học mang hai quốc tịch Pháp và Việt. Hiện nay, ông là giáo sư danh dự (Emeritus Chair) tại Trường Kinh tế Paris (PSE), Đại học Paris 1 Pantheon-Sorbonne, giám đốc nghiên cứu danh dự (Directeur de Recherche émérite) tại Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học Pháp (CNR), và giám đốc Trung tâm đào tạo và nghiên cứu nâng cao về Kinh tế và Khoa học dữ liệu (Center for Advanced Studies in Economics and Data Science - CASED[3]) trực thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (DEPOCEN, Hà Nội, Việt Nam).


Lê Văn Cường sinh năm 1946 tại Thừa Thiên Huế, nhưng có quê nội ở Hà Đông và quê ngoại ở Thanh Hóa. Sau đó theo gia đình chuyển vào Sài Gòn sinh sống. Lúc ở Sài Gòn, Lê Văn Cường theo học tại trường Lasan Taberd theo chương trình của Pháp. Kết thúc trung học, Lê Văn Cường sang Pháp học. Tại Pháp, Lê Văn Cường theo học lớp dự bị, sau đó vào học và tốt nghiệp kỹ sư tại Trường Mỏ Nancy (Ecoles des Mines de Nancy) vào năm 1969. Ông sống và làm việc tại Pháp từ đó cho tới nay.
Sau khi tốt nghiệp Trường Mỏ Nancy, ông làm việc một thời gian về địa chất thủy văn toán tại Trường Mỏ Paris (Ecoles des Mines de Paris). Nhưng ông nhanh chóng nhận ra đó không phải điều ông thích.
Năm 1973 ông chuyển sang làm việc trên những mô hình kinh tế vĩ mô ứng dụng tại Trung tâm GAMA thuộc Đại Học Paris X và CNRS. Ông nhận ra rằng những mô hình này thiếu hụt một nền tảng kinh tế lý thuyết đằng sau. Vì vậy, ông quyết định theo học và lấy bằng tiến sĩ về toán ứng dụng trong kinh tế lý thuyết ("The Mathematics of Decision" (game theory, general equilibrium, fixed points, theoretical microeconomics)) tại Đại học Paris 9 Dauphine vào năm 1978.

Năm 1981, ông trở thành nghiên cứu viên trong lĩnh vực kinh tế của CNRS và luôn làm việc tại đó.[8] Ông đã đạt đến bậc cao nhất (Directeur de Recherche de classe exceptionnelle) trong các bậc nghiên cứu của CNRS.

Trường Kinh tế Paris, Đại học Paris I, CNRS, Đại học Exeter, và Hội Kinh tế Lý Thuyết Công (APET Lưu trữ 2015-02-22 tại Wayback Machine) tổ chức hai hội thảo khoa học để vinh danh GS Lê Văn Cường nhân dịp ông về hưu vào năm 2011. Tạp chí International Journal of Economic Theory cũng đăng một số đặc biệt để vinh danh đóng góp khoa học của GS Lê Văn Cường.[13] Trong số đặc biệt này, GS Jean-Michel Grandmont viết bài giới thiệu về những đóng góp khoa học chính của GS Lê Văn Cường.

Sau khi về hưu, ông trở thành giáo sư danh dự và tiếp tục làm việc tại Trung tâm Kinh tế Sorbonne (CES), Trường Kinh tế Paris, Đại học Paris I, CNRS.

Những đóng góp khoa học của GS Lê Văn Cường được chia làm bốn mảng chính: Kinh tế toán (lý thuyết cân bằng chung với thị trường tài chính), Tăng tưởng Tối ưu, Kinh tế vĩ mô động, và Kinh tế Việt Nam.
Ông đã đảm nhiệm nhiều vị trí quản lý khoa học tại các trung tâm khoa học của Pháp

2000-2004: Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Toán, Thống kê, và Kinh tế toán (CERMSEM).
Hội thảo khoa học
GS Lê Văn Cường là một trong những người đầu tiên tổ chức những chuyên đề và hội thảo khoa học về kinh tế học hiện đại tại Việt Nam. Ông cũng góp phần đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức nhiều hội thảo quốc tế về kinh tế học tại Việt Nam, trong số đó phải kể đến:

Hội thảo về Kinh tế Lý Thuyết Công (Public Economic Theory) do Hội Kinh tế Lý Thuyết Công (APET Lưu trữ 2015-02-22 tại Wayback Machine) và Đại học Kinh tế Quốc dân đồng tổ chức vào năm 2006. Đây là hội thảo quốc tế đầu tiên về kinh tế học ở Việt Nam, và đã thu hút sự tham gia của hàng trăm chuyên gia hàng đầu thế giới.
Hội thảo thường niên VEAM để quy tụ những nhà kinh tế người Việt ở khắp nơi trên thế giới, nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu kinh tế học ở Việt Nam. Bắt đầu từ năm 2008 với chỉ 10 bài trình bày ở hội thảo, hội thảo này ngày càng thu hút được đông đảo giới học thuật, cả ở Việt Nam và nước ngoài. Năm 2014, có tới hơn 80 bài báo khoa học của các nhà nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới được trình bày tại hội thảo.
Giảng dạy và đào tạo
Từ năm 2010, GS Lê Văn Cường cùng một số đồng nghiệp khác đã và đang tổ chức những khoá đào tạo dự bị thạc sĩ dành cho những sinh viên có mong muốn du học để tiếp cận những kiến thức cập nhật nhất trong lĩnh vực kinh tế, tài chính. Học viên theo học sẽ phải học và thi 4 môn: toán, kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, và kinh tế lượng. Những sinh viên đạt kết quả tốt sẽ được GS Cường và đồng nghiệp giới thiệu để có thể theo học, và thậm chí nhận được những suất học bổng thạc sĩ và tiến sĩ, tại những cơ sở đào tạo uy tín trên thế giới như Toulouse School of Economics, Paris School of Economics, University of Paris I, Arizona State University, University of Trento, National University of Singapore, McGill University, University of Exeter …

Viết về kinh tế Việt Nam
Từ thập niên 90 của thế kỷ trước, GS Lê Văn Cường cũng đã tham gia viết bài, thảo luận về kinh tế Việt Nam thời kỳ đổi mới. Cùng với Jacques Mazier, GS Lê Văn Cường viết hai cuốn sách bằng tiếng pháp về kinh tế Việt Nam: "L'économie vietnamienne en transition. Les facteurs de la réussite" và "L'économie vietnamienne et la crise asiatique".

Một số bài viết bằng tiếng Việt của ông vào thập niên 90 của thế kỷ XX.

Một số ý về bài "Khủng hoảng giáo dục".
Trí thức là gì?
Dân chủ, phát triển: cái gì trước, cái gì sau?
Vài suy nghĩ về Cơn sốt thiếu tiền mặt ở Việt Nam.
Từ nạn tham nhũng đến xã hội ba chân.
Quan hệ sản xuất, cơ chế thị trường và hình thái xã hội.
2004-2005: Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Luật, Kinh tế, và Quản lý (GREDEG).
2006-2009: Giám đốc Trung tâm Kinh tế Sorbonne (CES).
2008-2011: Phó Giám đốc Khoa học của Viện Khoa học Xã hội và Nhân Văn (INSHS) thuộc Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học Pháp.
GS Lê Văn Cường cũng nằm trong hội đồng định hướng về khoa học và giảng dạy của Trường Kinh tế Paris.[20] Ông cũng đã từng (từ năm 2008 đến 2009) là thành viên của hội đồng khoa học của Trường Sư phạm Cachan.

GS Lê Văn Cường cũng đã từng (từ năm 2010 đến 30/09/2019) là Giám đốc khoa học của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế, Quản trị và Môi trường Việt Nam (VCREME).

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật cùng thời kỳ với Lê Văn Cường:

Lý Chính Thắng (1917 - 1946)

  • 8 thg 10, 2014
  • 144

Lý Chính Thắng (1917–1946) tên thật là Nguyễn Đức Huỳnh là một Liệt Sĩ cách mạng Việt Nam, quê ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

Phan Văn Hùm (1902 - 1946)

  • 28 thg 11, 2022
  • 0

Sinh ra trong một gia đình nông dân, buổi đầu Phan Văn Hùm theo học ở Sài Gòn, đậu bằng Thành chung. Ông dạy học một năm, sau ra Hà Nội học trường Cao đẳng Công chính (1924-1925) rồi được bố trí làm Tham tá công chính ở Huế. Đến năm 1927 ông bị buộc thôi việc vì ủng hộ nữ sinh trường Đồng Khánh (Huế) bãi khóa nhân đám tang Phan Châu Trinh.

Phan Văn Khỏe (1901 - 1946)

  • 5 thg 12, 2022
  • 0

Phan Văn Khỏe sinh năm 1901 trong một gia đình nông dân nghèo ở xóm Cống Huế, làng Mỹ Hạnh Đông, quận Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho, nay là xã Mỹ Hạnh Đông, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Dù xuất thân không được khá giả, lại là đứa con thứ tư trong gia đình, nhưng ông vẫn được lo học hành đầy đủ.

Đặng Hùng Võ (1946 - ?)

  • 6 thg 12, 2022
  • 0

Đặng Hùng Võ (sinh 25 tháng 11 năm 1946) là giáo sư, tiến sĩ khoa học, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (Việt Nam).

Đặng Vũ Minh (1946 - ?)

  • 6 thg 12, 2022
  • 0

Sinh ngày 11 tháng 9 năm 1946 tại Nam Định. Ông quê ở làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, là con trai Giáo sư, Bác sĩ Đặng Vũ Hỷ và Bà Phạm Thị Thức; cháu ngoại của Cụ Phạm Quỳnh nguyên Thượng thư Bộ Học và Bộ Lại trong Triều Nhà Vua Bảo Đại.

Nguyễn Quang A (1946 - ?)

  • 6 thg 12, 2022
  • 0

Nguyễn Quang A (sinh năm 1946 tại tỉnh Bắc Ninh) là một doanh nhân, tiến sĩ khoa học, dịch giả, nhà nghiên cứu và nhà hoạt động xã hội người Việt.

Lê Văn Cường (1946 - ?)

  • 7 thg 12, 2022
  • 0

Lê Văn Cường (sinh năm 1946) là một nhà kinh tế học mang hai quốc tịch Pháp và Việt. Hiện nay, ông là giáo sư danh dự (Emeritus Chair) tại Trường Kinh tế Paris (PSE), Đại học Paris 1 Pantheon-Sorbonne, giám đốc nghiên cứu danh dự (Directeur de Recherche émérite) tại Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học Pháp (CNR), và giám đốc Trung tâm đào tạo và nghiên cứu nâng cao về Kinh tế và Khoa học dữ liệu (Center for Advanced Studies in Economics and Data Science - CASED[3]) trực thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (DEPOCEN, Hà Nội, Việt Nam).

Vũ Công Lập (1946 - ?)

  • 8 thg 12, 2022
  • 0

Vũ Công Lập (sinh năm 1946) là nhà vật lý và nhà báo. Ông nguyên là Viện trưởng Viện Vật lý y sinh thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự. Quân hàm lúc nghỉ hưu là đại tá. Ông là nhà báo về lĩnh vực bóng đá và về khoa học với những bình luận sắc sảo và dí dỏm.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_13

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_14