Tiểu sử của Võ Văn Hoàng (1964 - ?)

Giáo sư, tiến sĩ Võ Văn Hoàng (sinh ngày 11 tháng 5 năm 1964) quê ở xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang là một nhà vật lý trong lĩnh vực vật lý chất rắn tính toán, vật lý thống kê tính toán và lĩnh vực vật lý nano tính toán. Ông có nhiều công trình khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành của thế giới, được giới chuyên môn đánh giá cao, và được liệt kê trong cuốn "Ai là Ai" trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật (Who’s Who in Science and Engineering).

Võ Văn Hoàng (1964 - ?):

Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Võ Văn Hoàng:

Năm Tuổi Địa điểm Sự kiện
1964 ... ... Võ Văn Hoàng được sinh ra
... ... ... Võ Văn Hoàng mất

Thân thế và sự nghiệp của Võ Văn Hoàng:

Giáo sư, tiến sĩ Võ Văn Hoàng (sinh ngày 11 tháng 5 năm 1964) quê ở xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang là một nhà vật lý trong lĩnh vực vật lý chất rắn tính toán, vật lý thống kê tính toán và lĩnh vực vật lý nano tính toán. Ông có nhiều công trình khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành của thế giới, được giới chuyên môn đánh giá cao, và được liệt kê trong cuốn "Ai là Ai" trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật (Who’s Who in Science and Engineering).


Năm 1982-1986 ông học theo học và tốt nghiệp Đại học Quốc gia Moskva thuộc Liên bang Nga. Năm 1986-1988 ông hoàn thành bậc cao học, làm nghiên cứu sinh và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ vật lý cũng tại trường này.

Năm 1992-1999 sau khi bảo vệ xong luận án tiến sĩ, ông về công tác tại Trường Đại học Đại cương, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Ông được yêu cầu phải chuyển sang hướng vật lý thực nghiệm, ông gần như không có điều kiện và cơ hội làm việc. Giai đoạn đó, ông đã làm thêm tại Phân viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Năm 1999-2005 ông giảng dạy tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2004 ông được phong học hàm phó giáo sư.

Năm 2006 cho đến nay ông đứng đầu Phòng Thí nghiệm Vật lý Tính toán, Bộ môn Vật lý Ứng dụng, Khoa Khoa học Ứng dụng, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Tháng 11 năm 2009, ở tuổi 45, ông được phong hàm giáo sư và là người trẻ nhất được nhận học hàm này trong năm. Hiện ông đang là thành viên Hội đồng Khoa học ngành Vật lý của Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ quốc gia.

Từ tháng 3 năm 2004 đến tháng 9 năm 2004 ông tham gia chương trình KOSEF Post-doc (chương trình nghiên cứu dành cho học giả đã có bằng tiến sĩ), Khoa Vật lý, Đại học Quốc gia Chungbuk (Hàn Quốc).

Từ tháng 3 năm 2007 đến tháng 12 năm 2007, ông tham gia chương trình JSPS Invitation Research Fellow (học giả nghiên cứu khách mời), Khoa Vật lý, Đại học Kyushu (Nhật Bản) với chức danh phó giáo sư.

Tháng 6 năm 2009 đến tháng 8 cùng năm, ông tham gia chương trình International Grant 2008, Đại học Oxford (Anh quốc) với chức danh giáo sư thỉnh giảng.

Năm 2000, ông là người phản biện thường trực (regular referee) cho tạp chí quốc tế Journal of Non-Crystalline Solids (Mĩ).

Năm 2008 đến nay ông là người phản biện thường trực cho tạp chí vật lý châu Âu, tạp chí khoa học ứng dụng bề mặt (Hà Lan) và tạp chí công nghệ nano (Anh quốc).

Năm 2009 ông là hội viên suốt đời của hội vật lý Mĩ.

Phòng Thí nghiệm Vật lý Tính toán dưới sự chủ trì ông đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học (đa phần là do ông chủ biên) trong lĩnh vực mô phỏng vật liệu lỏng, vô định hình, và nano. Ông đã công bố trên 69 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành quốc tế như Physical Review B (của Hội Vật lý Hoa Kỳ), Physical Review C (của Hội Vật lý Hoa Kỳ), Journal of Physical Chemistry B (của Hội Hóa học Hoa Kỳ), European Physical Journal B (của Hội Vật lý châu Âu), European Physical Journal D (của Hội Vật lý châu Âu),... Ông có nhiều bài báo đăng trên kỉ yếu Hội nghị quốc tế.
“Tôi không phải là Giáo sư trẻ nhất!”
Khi Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước ghi nhận ông là GS trẻ nhất Việt Nam 2009, GS Võ Văn Hoàng chỉ tủm tỉm cười: “Tôi thấy mình không phải là Giáo sư trẻ nhất, ở nước ngoài khoảng ngoài 30 tuổi người ta đã có thể làm được phong hàm giáo sư rồi”.
Đó là tâm sự của Giáo sư 45 tuổi Võ Văn Hoàng - trường ĐH Bách khoa TP.HCM, người vừa được phong hàm giáo sư trẻ nhất năm 2009.
Tôi chỉ biết lặng lẽ làm việc!

Theo GS Hoàng ở nước ngoài, việc một người trẻ tuổi được công nhận là GS,PGS rất bình thường. Vậy nên tôi nghĩ nên coi đó làm chuyện bình thường. Việt Nam muốn có nhiều người trẻ tuổi nghiên cứu khoa học và trở thành GS, PGS thì cần thay đổi nhiều môi trường làm việc và sự nhìn nhận, đánh giá đối với họ.

Học ĐH và làm chuyển tiếp nghiên cứu sinh đều tại Học viện Công nghệ Moscow (CHLB Nga) được đào tạo bài bản nên khi về nước dù trải qua những năm tháng gian khó để ổn định cuộc sống đời thường trong nước, GS Hoàng đã quay trở lại con đường làm khoa học chuyên nghiệp.

GS Hoàng chia sẻ: “Trong bối cảnh vàng thau lẫn lộn trong nền khoa học trong nước, một nền khoa học còn thiếu những chuẩn mực và đồng nhất hoá các công bố trong nước và quốc tế. Tôi chỉ còn biết lặng lẽ làm việc và truyền đạt niềm đam mê nghiên cứu khoa học cho học trò. Rồi lặng lẽ ra nước ngoài làm việc tại các trường ĐH ở các nước. Tôi chỉ có những niềm vui nho nhỏ là thấy ý tưởng khoa học do mình đưa ra được đồng nghiệp quốc tế đánh giá cao”.

“Chỉ khi làm việc ở các trường đại học ở nước ngoài, tôi mới thực sự cảm thấy được bước vào môi trường làm việc của mình. Được làm việc thoả thích và được nhìn nhận đánh giá 1 cách trân trọng nhất xứng đánh vói năng lực khoa học của mình”, GS Hoàng cho biết.

Người đưa cách làm khoa học chuyên nghiệp tới sinh viên

GS Hoàng cho biết, trong 1 -2 năm trở lại đây, ở trong nước bắt đầu đã có sự nhìn nhận trân trọng hơn với những công bố quốc tế của giới khoa học đó là niềm vui không chỉ riêng tôi mà của cả đồng nghiệp.

Theo GS Hoàng, nghiên cứu khoa học (NCKH) là phải đi vào những vấn đề mới trong khoa học. Cái mới có tính toàn cầu chứ không phải mới trong phạm vi quốc gia hay một trường ĐH. Khi nghiên cứu xong thì công bố kết quả trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín, chấp nhận sự phản biện gắt gao của giới khoa học quốc tế để trưởng thành và phát triển.

Việt Nam muốn hoạt động nghiên cứu khoa học một cách chuyên nghiệp thì không thể đứng riêng rẽ với những chuẩn mực, sự nhìn nhận, đánh giá khác với quốc tế. Chỉ cần tựa lên các chuẩn mực và thông lệ quốc tế nghĩa là cách đưa nền khoa học trở lại quỹ đạo cần có, từ đó phát triển thành tựu khoa học và đội ngũ người làm khoa học ở VN. Chỉ có như vậy mới rút ngắn được khoảng cách về mọi mặt giữa VN và thế giới - GS Hoàng chia sẻ.

Với những trăn trở như vậy, bốn năm qua khi điều kiện làm việc tốt hơn, GS Hoàng đã gây dựng nhóm Vật lý tính toán (VLTT) tại ĐH Bách khoa TP.HCM nhằm đưa cách làm khoa học tới sinh viên, từng bước góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học chất lượng cao.

Theo GS Hoàng, để đào tạo người, phòng thí nghiệm VLTT hàng năm tuyển 2-3 SV đào tạo riêng với kỹ năng NCKH chuyên nghiệp. Khi SV ra trường, vừa đủ cứng cáp rồi là đưa ngay ra nước ngoài đào tạo. Sau này về nước, lực lượng cán bộ khoa học giỏi như vậy sẽ góp phần mở rộng hoạt động của ngành Vật lý, bằng cách mở rộng nhóm hình thành những nhóm mới và cứ thế nhân lên.

Được biết, phòng TN Vật lý Tính toán dưới sự chủ trì của Giáo sư Võ Văn Hoàng đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực mô phỏng vật liệu lỏng, vô định hình và nano có tầm vóc quốc tế, đã công bố 38 bài báo trên các tạp chí quốc tế trong năm 2006 - 2008. Giáo sư Hoàng đã được International Biographical Centre (Cambridge, England) trao tặng danh hiệu nhà khoa học hàng đầu thế giới năm 2007 và huy hiệu thành tựu xuất sắc trong khoa học...

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật cùng thời kỳ với Võ Văn Hoàng:

Nguyễn Văn Trỗi (1940 - 1964)

  • 2 thg 12, 2
  • 233

Nguyễn Văn Trỗi sinh ngày 01/2/1940 tại làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, Quảng Nam. Sau Hiệp định Genève, gia đình ông vào Sài Gòn sinh sống. Lớn lên, ông làm thợ điện ở nhà máy điện Chợ Quán và tham gia tổ chức Biệt động thành, Đại đội quyết tử cánh Tây Nam Sài Gòn. Năm 1964, ông được tập huấn cách đánh biệt động nội thành ở căn cứ Rừng Thơm, Đức Hòa (Long An).

Nguyễn Viết Xuân (1934 - 1964)

  • 2 thg 12, 2
  • 248

Nguyễn Viết Xuân sinh năm 1934, dân tộc Kinh, quê xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc-một vùng quê có truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm. Anh là một chiến sĩ trong kháng chiến chống Mỹ đã nổi danh với khẩu hiệu: "Nhằm thẳng quân thù, bắn.

Ngô Đình Cẩn (1911 - 1964)

  • 29 thg 11, 2022
  • 0

Ông được anh trai giao làm cố vấn Trung phần, phụ trách cao nguyên Trung phần và khu vực duyên hải trải dài từ Phan Thiết ở phía nam đến biên giới Vĩ tuyến 17 ở phía bắc, đồng thời giữ cương vị chủ tịch Phong trào Cách mạng Quốc gia thuộc Đảng Cần lao Nhân vị trong khu vực. Đặt tổng hành dinh tại cố đô Huế, Ngô Đình Cẩn điều hành quân đội và mật vụ kiểm soát khu vực do mình phụ trách. Trong thời gian cầm quyền, ông cai trị miền Trung như một bạo chúa – ông tổ chức trấn áp, vây bắt những người cộng sản, người bất đồng chính kiến hoặc có tư thù cá nhân với mình. Chính vì điều này, ông Cẩn được xem là người tàn độc nhất trong số các anh em nhà họ Ngô, được người đời mệnh danh là "bạo chúa miền Trung".

Nguyễn Văn Nhung (1919 - 1964)

  • 29 thg 11, 2022
  • 0

Là cận vệ của tướng Dương Văn Minh, ông nổi tiếng vì có vai trò trong cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm tháng 11 năm 1963. Trong cuộc đảo chính này, Nguyễn Văn Nhung được cho rằng là người đã giết chết Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu, cũng như đại tá Lê Quang Tung, chỉ huy trưởng Lực lượng đặc biệt (lực lượng trung thành với tổng thống Ngô Đình Diệm) của Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Ngọc Ánh (1964 - ?)

  • 30 thg 11, 2022
  • 0

Bà là một nữ ca sĩ Việt Nam.

Nguyễn Văn Năng (1902 - 1964)

  • 4 thg 12, 2022
  • 0

Năm 1926, đang học năm thứ tư trường Thành Chung Nam Định, ông cùng một số bạn học tổ chức bãi khoá, truy điệu và để tang cụ Phan Chu Trinh. Bị đuổi học và cấm thi, tháng 3 -1926 trở về Thái Bình, được giao nhiệm vụ phát triển cơ sở Thanh niên và gây quỹ ủng hộ tài chính cho Tổng bộ Thanh niên. Mùa thu 1927 ông cùng một số đồng chí như Bùi Hữu Diên, Đào Gia Lựu, Lương Duyên Hồi, Lương Duyên Thiếp,... lập ra Trường tư thục Minh Thành (tên chữ là Minh Thành Học hiệu) ở thị xã Thái Bình, có 6 lớp, lấy chỗ tập hợp quần chúng.

Võ Văn Hoàng (1964 - ?)

  • 8 thg 12, 2022
  • 0

Giáo sư, tiến sĩ Võ Văn Hoàng (sinh ngày 11 tháng 5 năm 1964) quê ở xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang là một nhà vật lý trong lĩnh vực vật lý chất rắn tính toán, vật lý thống kê tính toán và lĩnh vực vật lý nano tính toán. Ông có nhiều công trình khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành của thế giới, được giới chuyên môn đánh giá cao, và được liệt kê trong cuốn "Ai là Ai" trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật (Who’s Who in Science and Engineering).

Đặng Thân (1964 - ?)

  • 8 thg 12, 2022
  • 0

Đặng Thân (sinh 1964) là nhà thơ song ngữ, nhà văn nổi tiếng ở Việt Nam về tiểu thuyết hư cấu, truyện ngắn và tiểu luận. Giới phê bình Việt Nam đánh giá ông là điển hình của văn học hậu-đổi mới, những tác phẩm của ông đã tạo ra bước ngoặt quan trọng bậc nhất về lối viết trong văn học Việt Nam. Báo chí nước ngoài thì nhận định: "In the literary circles he runs in, Dang is praised for his idiosyncratic prose and rebellious style." (Trong những dòng văn chương ông theo đuổi, Đặng Thân được ca ngợi nhờ có giọng văn rất độc đáo và phong cách nổi loạn).

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_2

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_13