Tiểu sử của Đào Duy Hiệp (1953 - ?)

Đào Duy Hiệp (sinh ngày 18 tháng 05 năm 1953) là giảng viên khoa Văn học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông có học vị tiến sĩ và được phong học hàm phó giáo sư.

Đào Duy Hiệp (1953 - ?):

Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Đào Duy Hiệp:

Năm Tuổi Địa điểm Sự kiện
1953 ... ... Đào Duy Hiệp được sinh ra
... ... ... Đào Duy Hiệp mất

Thân thế và sự nghiệp của Đào Duy Hiệp:

Đào Duy Hiệp (sinh ngày 18 tháng 05 năm 1953) là giảng viên khoa Văn học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông có học vị tiến sĩ và được phong học hàm phó giáo sư.


Đào Duy Hiệp sinh ngày 18 tháng 05 năm 1953 tại phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội. Ông tốt nghiệp khoa Ngữ Văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội vào năm 1974 và được giữ lại làm giảng viên khoa Văn đến nay.

Trong giai đoạn 1974 - 1979, ông được cử đi tu nghiệp tại Bucharest chuyên ngành văn học Pháp và România, sau đó hồi hương về làm chủ nhiệm bộ môn Văn học Nga và phương Tây.

Giai đoạn 1992 - 2002, ông là tu nghiệp sinh ngành dịch thuật văn chương tại Paris.

Năm 2004, ông bảo vệ thành công luận văn tiến sĩ với đề tài Thời gian trong tiểu thuyết Marcel Proust, từ đó kiêm nhiệm hướng dẫn sinh viên và nghiên cứu sinh cao học về văn học phương Tây.

Năm 2009, ông được phong hàm phó giáo sư.

Công trình
Bên cạnh công tác nghiên cứu và giảng dạy văn học phương Tây, Đào Duy Hiệp còn sáng tác thơ, truyện và kịch mang hơi hướng hiện thực huyền ảo.

Báo cáo khoa học
Hội thảo khoa học về Cách mạng Pháp 1789: Rousseau et la nature [Rousseau với thiên nhiên]. Symposyum sur le bicentenaire de la Grande revolution française 1789, 1989
Hội thảo khoa học về 200 năm sinh Victor Hugo (2002): Victor Hugo - Nhà thơ. Tạp chí Văn học nước ngoài, 02/2002
Hội thảo khoa học về Tự sự học (2001): Một số hình thức tự sự trong Đi tìm thời gian đã mất của Marcel Proust. Tự sự học - Một số vấn đề lí luận và lịch sử, 01/2004
Hội thảo khoa học về 400 năm Don Kihoté (2005): Sự song hành thời gian carnaval trong Don Kihoté của Cervantes. Tạp chí Văn Học Nước Ngoài, 03/2005
Hội thảo khoa học về 100 năm Đại học Đông Dương: Phê bình phương Tây ở Việt Nam - tiếp nhận và ứng dụng. Tạp chí Nghiên cứu Văn Học, 05/2006
Hội thảo khoa học về Văn học kì ảo (2006): Cấu trúc cái kì ảo trong truyện ngắn Maupassant. Tạp chí Nghiên cứu Văn Học, 09/2006
Hội thảo khoa học về 50 năm khoa Văn Học (2006): Phối cảnh và điểm nhìn trong truyện kể. Những vấn đề mới trong nghiên cứu và giảng dạy văn học, 10/2006
Hội thảo khoa học về Pushkin và Gogol (2009): Thực tại và chủ thể phát ngôn trong Những linh hồn chết của Gogol. 09/2009
Hội thảo khoa học về Tự sự văn học dân gian (2009): Nghiên cứu truyện cổ Grimm từ lí thuyết hiện đại (trường hợp Chim ưng thần). 2009
Đề tài khoa học
Thời gian trong sáng tác của Rousseau - Flaubert - Proust. Mã số: T94 NV2, cấp trường Đại học Tổng hợp, nghiệm thu năm 1995, 69 trang.
Thời gian trong 'Đi tìm thời gian đã mất' của Marcel Proust và ứng dụng vào nghiên cứu, giảng dạy văn học Việt Nam. Mã số: QX 2001.09, cấp Đại học Quốc gia, nghiệm thu năm 2005, 200 trang.
Phê bình văn học hiện đại của Pháp - thành tựu, tiếp cận và ứng dụng. Mã số: QG.08-18, đặc biệt cấp Đại học Quốc gia, 2008-2010.
Luận văn
Những yếu tố thời gian qua Rousseau - Flaubert - Proust. Tạp chí Văn Học, 10/1998
Thời gian và tiểu thuyết. Diễn đàn Văn Nghệ Việt Nam, 12/1998
Những qui tụ thời gian trong 'Dưới bóng những cô gái tuổi hoa' của Marcel Poust. Tạp chí Văn Học, 06/1999
Xuân Kỉ Mão, đọc và nghĩ về thơ. Tạp chí Sông Hương, 03/1999
Những quan niệm của nước ngoài về truyện ngắn và đọc truyện ngắn hiện đại. Tạp chí Văn Học Nước Ngoài, 05/1999
Hành trình tiểu thuyết với 'Don Kihoté - nhà quý tộc tài ba xứ Mancha'. Tạp chí Văn Học Nước Ngoài, 01/2001
Bài thơ 'Những t­ương ứng' của Baudelaire. Tạp chí Văn Học Nước Ngoài, 03/2001
Proust và 'Đi tìm thời gian đã mất' (40 trang). Tạp chí Văn Học Nước Ngoài, 03/2002
Victor Hugo trong 'Đi tìm thời gian đã mất'. Tạp chí Văn Học, 06/2002
Phê bình văn học ph­ương Tây - nhìn lại và suy nghĩ. Tạp chí Văn Học Nước Ngoài, 05/2003
Kiểu tự sự trong bài thơ Không nói. Tạp chí Ngôn Ngữ & Đời Sống, 03 (101) / 2004
Niên biểu vụ Dreyfus trong 'Đi tìm thời gian đã mất'. Tạp chí Văn Học, 10/2004
Đọc lại bài thơ 'Chợ Tết' của Đoàn Văn Cừ. Tạp chí Ngôn Ngữ & Đời Sống, 1+2 (111+112) / 2005
Sự song hành thời gian carnaval trong Don Kihoté của Cervantès. Tạp chí Văn Học Nước Ngoài, 03/2005
Các cấp độ thời gian trong truyện ngắn 'Chí Phèo'. Tạp chí Văn Học, 07/2005
Ấn phẩm
Lịch sử văn học Pháp XVI, XVII, XVIII, XIX, XX (5 tập). Nhà xuất bản Thế giới, 1990-2. Viết chung
Lịch sử văn học Pháp XVI, XVII (tập I); XVIII, XIX (Tập II) và XX - Tái bản (3 tập). Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, 2005. Viết chung
Tuyển tác phẩm Lịch sử văn học Pháp thế kỉ XVI, XVII, XVIII, XIX, XX (5 tập - dịch song ngữ). Nhà xuất bản Thế giới, 1995-7. Viết chung
Những chân trời văn chương. Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 1999. Chủ biên
Balzac, Tấn trò đời (tập 01, 15). Nhà xuất bản Thế giới, 2000-1. Viết chung
Thi pháp truyện kể (sách dịch). Phòng tư liệu Khoa Văn Học
Nàng Bovary (dịch). Nhà xuất bản Thế giới. Viết chung
Văn học Pháp và châu Âu (dạy cho các lớp cử nhân). Viết chung
Thơ Pháp và những vấn đề lí luận (dạy cho các lớp Cử nhân)
Phê bình văn học hiện đại của phương Tây - tiếp nhận và ứng dụng (dạy các lớp cao học)
Thời gian trong truyện kể (dạy cho các lớp Cao học)
Văn học Hi-La cổ đại và văn học Phục Hưng phương Tây. Chủ biên
Văn học Mĩ. Chủ biên
Thơ và Truyện và Cuộc Đời (400 trang). Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2001
Phê bình văn học từ lý thuyết hiện đại (383 trang). Nhà xuất bản Giáo dục, 2008

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật cùng thời kỳ với Đào Duy Hiệp:

Trần Trọng Kim (1883 - 1953)

  • 2 thg 12, 2
  • 111

Trần Trọng Kim là một học giả danh tiếng, là thủ tướng của Đế quốc Việt Nam (1945), là thủ tướng đầu tiên của Việt Nam và là tác giả của tác phẩm Việt Nam Sử Lược. Ông sinh năm 1883 (Quý Mùi) tại làng Kiều Linh, xã Đan Phố, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Trần Trọng Kim xuất thân trong một gia đình Nho giáo, từ nhỏ ông học chữ Hán. Vào năm 1897, ông theo học tại Trường Pháp-Việt Nam Định và học chữ Pháp. Năm 1900, ông thi đỗ vào Trường Thông ngôn và đến tốt nghiệp năm 1903

Trần Quốc Vượng (1953 - ?)

  • 5 thg 12, 2022
  • 0

Trần Quốc Vượng (sinh ngày 05 tháng 2 năm 1953) là nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chính trị gia người Việt Nam. Ông nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, nguyên Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV. Ông có sự nghiệp hoạt động trong nhiều đơn vị, cơ quan của Đảng và Nhà nước, từng là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chánh Văn phòng thường trực; Bí thư Ban Cán sự Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng thường trực. Trần Quốc Vượng là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, học vị Thạc sĩ Luật, Cao cấp lý luận chính trị. Ông bắt đầu đảm nhiệm vị tri cấp cao từ năm 2006, là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, XI, XII, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII (2007 – 2011) tỉnh Lai Châu, khóa XIII (2011 – 2016) tỉnh Tiền Giang và khóa XIV (2016 – 2021), tỉnh Yên Bái.

Đào Duy Hiệp (1953 - ?)

  • 8 thg 12, 2022
  • 0

Đào Duy Hiệp (sinh ngày 18 tháng 05 năm 1953) là giảng viên khoa Văn học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông có học vị tiến sĩ và được phong học hàm phó giáo sư.

Đào Duy Hiệp (1953 - ?)

  • 10 thg 12, 2022
  • 0

Đào Duy Hiệp (sinh ngày 18 tháng 05 năm 1953) là giảng viên khoa Văn học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông có học vị tiến sĩ và được phong học hàm phó giáo sư.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_10

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_14