Địa điểm Tuyên Quang

Tuyên Quang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, có diện tích 5.868 km² (đứng thứ 25 trên cả nước). Có tỉnh lỵ là Thành phố Tuyên Quang. Tỉnh có phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía Đông Bắc giáp Cao Bằng, phía Đông giáp Bắc Kạn và Thái Nguyên, phía Nam giáp Vĩnh Phúc, phía Tây-Nam giáp Phú Thọ, phía Tây giáp Yên Bái.

Tuyên Quang:

Diễn biễn lịch sử:

Tuyên Quang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, có diện tích 5.868 km² (đứng thứ 25 trên cả nước). Có tỉnh lỵ là Thành phố Tuyên Quang. Tỉnh có phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía Đông Bắc giáp Cao Bằng, phía Đông giáp Bắc Kạn và Thái Nguyên, phía Nam giáp Vĩnh Phúc, phía Tây-Nam giáp Phú Thọ, phía Tây giáp Yên Bái.


Tuyên Quang nguyên cũng là một vùng đất thuộc xứ Thái, nhưng từ thế kỷ 13 đã chịu sự kiểm soát của triều đình Việt Nam dưới đời nhà Trần. Triều Trần gọi là lộ Quốc Oai, sau đổi là châu Tuyên Quang. Dưới đời vua Trần Hiến Tông (niên hiệu Khai Hữu, 1329-1341), châu Tuyên Quang đổi thành trấn, rồi thành phủ Tuyên Hóa dưới thời Minh thuộc.

Sau khi vua Lê Thái Tổ đuổi xong giặc Minh, ngài đặt phủ Tuyên Hóa thuộc Tây Đạo. Đời vua Lê Thánh Tông, Tuyên Quang gồm một phủ và năm huyện và trở thành tỉnh Minh Quang dưới triều vua Lê Uy Mục. Đời Lê Trang Tông, đổi Minh Quang thành doanh An Tại, cho dòng họ Vũ người Thái làm doanh trưởng.

Di tích lịch sử Tân Trào là xã nằm trong thung lũng nhỏ ở Đông Bắc huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang, được bao bọc bởi núi Hồng ở phía Đông, núi Thoa, ngòi Thia ở phía Nam, núi Bòng ở phía Tây… Khu di tích lịch sử này gắn liền với chiến công oanh liệt của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, ngày nay Tân Trào có nhiều di tích lịch sử quan trọng như đình Tân Trào, đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào, lán Nà Lừa, hang Bòng…

Tài liệu tham khảo:

Sự kiện liên quan đến địa điểm này

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (1951 - 1951)

  • 2 thg 12, 2
  • 222

Đại hội được tiến hành tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, Tỉnh Tuyên Quang. Đến dự có 158 đại biểu chính thức và 53 dự khuyết, thay mặt cho trên 76 vạn Đảng viên. Tại Đại hội, sau lời khai mạc của ông Tôn Đức Thắng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản báo cáo Chính trị điểm lại quá trình hoạt động của Đảng từ khi thành lập, vạch rõ những nhiệm vụ trước mắt của Đảng nhằm đưa kháng chiến đến thắng lợi.

1833-1835: Cuộc khởi nghĩa Nông Văn Vân chống Nguyễn (1833 - 1835)

  • 1 thg 11, 2014
  • 608

Cuộc khởi nghĩa của Nông Văn Vân là một cuộc đấu tranh chống nhà Nguyễn của các dân tộc thiểu số ở Việt Bắc (Việt Nam) do Nông Văn Vân làm thủ lĩnh, xảy ra từ đầu tháng 7 (âm lịch) năm Quý Tỵ 1833 đến khoảng giữa tháng 3 (âm lịch) năm Ất Mùi (1835) thì bị triều đình dập tắt. Cuộc nổi dậy kết thúc khi quân nhà Nguyễn phóng hỏa đốt rừng Thẩm Pát (hay Thẩm Bát) ở Tuyên Quang và tuyên bố đã tìm thấy thủ lĩnh Nông Văn Vân bị chết cháy ở trong đó. Theo một số nhà nghiên cứu thì đây là cuộc đấu tranh rộng lớn và tiêu biểu nhất của các dân tộc thiểu số ở nửa đầu thế kỷ 19 tại Việt Nam

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_6

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_11