Thời kỳ Nhà Lý (1009 - 1225)

Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua. Cuối năm 1009 Lê Long Đĩnh qua đời. Tiều thần chán ghét nhà Tiền Lê, vì vậy các tăng sư và đại thần, đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đạo Cam Mộc, tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô về Đại La, đổi tên thành Thăng Long.

Nhà Lý (1009 - 1225):

Sự kiện thuộc thời kỳ này

Lý Công Uẩn lên ngôi, lập ra nhà Lý (1009 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 309

Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua. Cuối 1009 Lê Long Đĩnh qua đời. Triều Đình chán ghét nhà Tiền Lê, vì vậy các tăng sư và đại thần, đứng đầu là Sư Vạn hạnh, Đào Cam Mộc tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua (vua Lý Thái Tổ). Nhà Lý thành lập. Nhà Lý đã trải qua 9 triều vua và chấm dứt khi vua Lý Chiêu Hoàng, lúc đó mới có 7 tuổi bị ép thoái vị để nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh vào năm 1225 – tổng cộng là 216 năm.

Lý Thái Tổ dời đô về Đại la, đổi tên thành Thăng Long (1010 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 348

Cuối năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi, nhà Lý thành lập. Năm 1010 Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên, ông ban hành chiếu dời đô để chuyển kinh đô nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư (Ninh Bình) vể Đại La (Hà Nội ngày nay) và đổi tên thành là Thăng Long. Thời Lý, kinh thành Thăng Long đã dần trở thành đô thị phồn thịnh và có quy mô lớn trong cả khu vực và trên thế giới.

Nhà Lý ban hành bộ luật Hình thư (1042 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 202

Năm 1042, nhà Lý biên soạn và cho ban hành bộ luật Hình thư (hiện nay không còn nữa), đây là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta. Bộ Hình thư ra đời thay thế cho các quy chế, luật lệ, chiếu chỉ trước đó. Theo Đại Việt sử kí toàn thư: “Trước kia, trong nước, việc kiện tụng phiền nhiễu, quan giữ việc hình câu nệ luật văn, cốt làm khắc nghiệt, thậm chí bị oan uổng. Vua lấy làm thương xót, sai sửa định luật lệnh, châm chướt cho, thích dụng với thời bấy giờ, chia ra môn loại, biên ra điều khoảng làm sách hình luật của mọi triều đại để cho người xem dễ biết. Sách làm xong, chiếu ban ra cho thi hành, dân đều lấy làm tiện”. Theo Lê Quý Đôn trong Đại Việt thông sử thì Hình thư đời Lý Thái Tông gồm có ba quyển, bây giờ thất truyền.

Nhà Lý đổi tên nước thành Đại Việt (1054 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 233

Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi tên nước là Ðại Việt. Quốc hiệu Đại Việt tồn tại tổng cộng trong thời gian 723 năm, từ năm 1054 đến năm 1400, và từ năm 1428 đến năm 1804. Tên gọi Đại Việt được dùng làm quốc hiệu trong thời kỳ cai trị của các chính quyền nhà Lý, nhà Trần, nhà Hậu Lê, nhà Mạc, Đàng Ngoài, Đàng Trong, nhà Tây Sơn và 3 năm đầu thời nhà Nguyễn (1802 - 1804)

Nhà Lý lập Văn Miếu thờ Khổng Tử (1070 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 381

Văn Miếu thờ Khổng Tử được xây dựng ở kinh đô Thăng Long vào năm Thần Vũ thứ 2 (1070) đời vua Lý Thánh Tông. Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Mùa thu tháng 8, làm Văn Miếu, đắp tượng, Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến đấy học.". Văn miếu ngoài chức năng thờ các bậc Tiên thánh, Tiên sư của đạo Nho, còn mang chức năng của một trường học Hoàng gia mà học trò đầu tiên là Thái tử Lý Càn Đức, con trai vua Lý Thánh Tông với Nguyên phi Ỷ Lan, lúc đó mới 5 tuổi, sau này trở thành vua Lý Nhân Tông.

Nhân vật thuộc thời kỳ này

Trần Thủ Độ (1194 - 1264)

  • 2 thg 12, 2
  • 291

Trần Thủ Độ là thái sư đầu triều nhà Trần, người có công sáng lập và là người thực tế nắm quyền lãnh đạo đất nước những năm đầu triều Trần, khoảng gần 40 năm, từ 1226 đến 1264. Trần Thủ Độ sinh tại làng Lưu Xá, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, Việt Nam. Đánh giá về Trần Thủ Độ, có nhiều luồng dư luận trái chiều, ông là người có công sáng lập nhà Trần, ý kiến khác lại cho rằng ông là người đáng chê trách khi giết hại vua nhà Lý.

Lý Thường Kiệt (1019 - 1105)

  • 2 thg 12, 2
  • 399

Lý Thường Kiệt là một danh tướng, một hoạn quan đời nhà Lý có công đánh bại quân nhà Tống vào năm 1075-1077. Ông vốn họ Ngô tên là Tuấn, người phường Thái Hòa, thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay). Có tài liệu lại nói quê ông là làng An Xá, huyện Quảng Đức (Cơ Xá, huyện Gia Lâm ngày nay). Sau này ông được vua ban quốc tính, nên có tên là Lý Thường Kiệt. Ông đã trải qua 3 triều vua: Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, ông có nhiều công lao trong việc chống Tống bình Chiêm, đóng góp xây dựng đất nước phồn vinh.

Lý Thánh Tông (1023 - 1072)

  • 2 thg 12, 2
  • 205

Lý Thánh Tông là vị vua thứ ba của nhà Lý, cai trị từ năm 1054 đến 1072. Ông tên thật là Lý Nhật Tôn, là con trưởng của Lý Thái Tông, mẹ là Kim Thiên thái hậu Mai thị. Ông sinh ngày 25 tháng 2 năm Quý Hợi, niên hiệu Thuận Thiên thứ 14 (tức 30 tháng 3 năm 1023) tại cung Long Đức, triều Lý Thái Tổ. Năm 1028, ông được vua cha Lý Thái Tông lập làm Hoàng thái tử.

Lý Nhân Tông (1066 - 1127)

  • 2 thg 12, 2
  • 142

Lý Nhân Tông là vị vua thứ tư của triều Lý. Tên thật của ông là Lý Càn Đức. Ông nổi tiếng là một minh quân trong lịch sử Việt Nam, là người đặt nền móng xây nền giáo dục đại học Việt Nam.Ông sinh năm 1066, là con của Lý Thánh Tông và Nguyên Phi Ỷ Lan.

Lý Thần Tông (1116 - 1138)

  • 2 thg 12, 2
  • 123

Lý Thần Tông tên thật là Lý Dương Hoán, là vị vua thứ năm của nhà Lý, trị vì từ năm 1127 đến năm 1138. Lý Thần Tông là con trai của Sùng Hiền hầu - em trai của vua Lý Nhân Tông, tức là cháu gọi Nhân Tông bằng bác.