Thời kỳ Bắc Thuộc Lần 4 (1407 - 1427)
Sau thất bại của nhà Hồ, nhà Minh thiết lập chính quyền thống trị trên khắp nước ta. Chúng xoá bỏ quốc hiệu của ta, đổi thành quận Giao Chỉ; sáp nhập nước ta vào Trung Quốc; thi hành chính sách đồng hoá và bóc lột nhân dân ta tàn bạo. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế nặng nề, bắt phụ nữ, trẻ em đưa về Trung Quốc bán làm nô tìm cưỡng bức dân ta phải bỏ phong tục tập quán của mình, thiêu huỷ phần lớn sách quý của nước ta và mang về Trung Quốc nhiều sách có giá trị.
Bắc Thuộc Lần 4 (1407 - 1427):
Sự kiện thuộc thời kỳ này
Cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi (1407 - 1409)
- 2 thg 12, 2
- 398
Tháng 11-1406, quân Minh sang xâm lược nước ta. Sau thất bại của nhà Hồ, nhân dân ta ở nhiều nơi đã nổi dậy khởi nghĩa trong đó có cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi. Trần Ngỗi vốn là con thứ của vua Trần Nghệ Tông, ông được một người yêu nước là Trần Triệu Cơ đưa lên làm minh chủ, Trần Ngỗi tự xưng là Giản Định hoàng đế.
Cuộc khởi nghĩa Trần Quý Khoáng (1409 - 1414)
- 2 thg 12, 2
- 422
Sau khi cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại, tiếp theo là cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi bị tan rã, hai tướng Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân bi Trần Ngỗi giết chết, con trai của Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân là Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị cùng nhiều nghĩa quân bỏ vào Nghệ An, đưa Trần Quý Khoáng (con của Trang Định vương Trần Ngạc, cháu nội vua Trần Nghệ Tông) lên ngôi vua, lấy hiệu là Trùng Quang đế và phát động khởi nghĩa.
Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)
- 2 thg 12, 2
- 661
Sau khi nhà Minh tiêu diệt nhà Hồ, nhân dân ta đã nổi dậy ở nhiều nơi như cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi, cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng. Tuy nhiên các cuộc khởi nghĩa này lần lượt thất bại. Trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than, Lê Lợi một hào trưởng vùng Lam Sơn (Thanh Hóa) đã dốc hết tài sản dể chiêu tập nghĩa sĩ, bí mật liên lạc với các hào kiệt, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa. Nghe tin Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa ở Lam Sơn, nhiều người yêu nước tìm về càng đông, trong đó có Nguyễn Trãi. Ngày 2 tháng 1 năm Mậu Tuất (7-2-1418), Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.
Quân Lam Sơn giải phóng Nghệ An (1424 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 169
Năm 1416, Lê Lợi và các cộng sự mở Hội thề Lũng Nhai, bắt đầu khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược. Ban đầu nghĩa quân lập chiến khu ở vùng núi Lam Sơn (Thanh Hóa) nhưng lực lượng mỏng lại bị quân Minh trấn áp quyết liệt, nên phải rút về lập chiến khu mới ở vùng núi Chí Linh. Tại Chí Linh, quân Việt tiếp tục gặp phải khó khăn về lương thực và lực lượng, bị quân Minh tấn công dữ dội. Sau thời gian tạm hòa, cuối năm 1424 quân Minh tiến công nghĩa quân. Trước tình hình này, Nguyễn chích đề nghị tạm rời Chí Linh (Thanh Hóa) để chuyển quân về Nghệ An là nơi đất rộng, người đông và cũng rất hiểm yếu, dựa vào đó có thể quay ra đánh lấy Đông Đô
Quân Lam Sơn giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa và tiến quân ra bắc (1425 - 1426)
- 2 thg 12, 2
- 316
Sau khi giải phóng Nghệ An, tháng 8-1425, các tướng Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân… được lệnh chỉ huy một lực lượng mạnh từ Nghệ An tiến vào Tân Bình (Quảng Bình, Bắc Quảng Trị) và Thuận Hóa (Thừa Thiên - Huế). Nghĩa quân nhanh chóng đập tan sức kháng cự của quân giặc, giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa.
Nhân vật thuộc thời kỳ này
Lê Thái Tông (1423 - 1442)
- 2 thg 12, 2
- 106
Lê Thái Tông là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông sinh ngày 20 tháng 11 năm Quý Mão - 1423 tại Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá, Việt Nam, là con thứ hai của Lê Lợi và bà Phạm Thị Ngọc Trần. Ông lên ngôi vua ngày 8 tháng 9 năm Qúy Sửu - 1433, lấy niên hiệu là Thiệu Bình. Thái Tông lên kế vị khi mới 11 tuổi nhưng đã tỏ ra là vị vua anh minh, trong hiền tài.
Nguyễn Trực (1417 - 1473)
- 29 thg 9, 2014
- 78
Ông không chỉ là vị Trạng nguyên đầu tiên trong lịch sử khoa cử Việt Nam mà còn được vua nhà Minh phong tặng là “Lưỡng quốc Trạng nguyên” trong một lần đi sứ sang Trung Quốc.
Lương Nhữ Hộc (1420 - 1501)
- 8 thg 10, 2014
- 110
Lương Nhữ Hộc (1420 – 1501) tự Tường Phủ, hiệu Hồng Châu, quê xã Hồng Liễu, huyện Trường Tân, tỉnh Hải Dương, nay là xã Thanh Liễu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. 22 tuổi, ông đỗ Thám hoa, làm quan đến chức Thị lang, Gia trung thư lệnh và Đô ngự sử.
Thân Nhân Trung (1419 - 1499)
- 24 thg 2, 2015
- 47
Thân Nhân Trung, tác giả câu nói nổi tiếng " Hiền tài là nguyên khí quốc gia". Câu nói nổi tiếng trên là của vị Tiến sĩ triều Lê, Phụng trực đại phu, Hàn lâm viện thừa chỉ, Đông các đại học sĩ Thân Nhân Trung vâng mệnh vua Lê Thánh Tông soạn bài ký cho tấm bia Văn Miếu, tại Quốc Tử giám, cách đây 524 năm
Bài viết phổ biến
Giấy phép hoạt động doanh nghiệp
21 thg 11, 2024
Thế Giới Đá Gà Cúp C1 Đầy Hấp Dẫn
21 thg 11, 2024
Khuyến mãi WIN79 - Cơ hội nhận thưởng lớn cho mọi người chơi
21 thg 11, 2024
Đăng Ký OKVIP Trong 04 Bước Thần Tốc Năm 2024
3 thg 11, 2024
Khám phá về slot Nổ hũ giải trí hàng đầu
25 thg 10, 2024
Mơ thấy trẻ con rơi xuống nước đánh con gì thì trúng lớn?
21 thg 10, 2024
Top 5 Nhà Cái Xóc Đĩa Trực Tuyến Tuyệt Vời Nhất Cho Bet Thủ
24 thg 9, 2024
Chủ đề
Liên kết chia sẻ
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống