Thời kỳ Bắc Thuộc Lần 3 (602 - 905)

Bắc Thuộc Lần 3 (602 - 905):

Sự kiện thuộc thời kỳ này

Khởi nghĩa Phùng Hưng (776 - 791)

  • 2 thg 12, 2
  • 901

Dưới sự thống trị của nhà Đường, nhân dân ta phải chịu nhiều cực khổ, nhà Đường đặt ra nhiều loại thuế như thuế muối, thuế sắt, thuế đay, gai, tơ lụa...Hàng năm dân ta phải cống nạp những sản vật quý hiếm như ngọc trai, ngà voi, sừng tê, đồi mồi, trầm hương, vàng, bạc...Căm ghét chính sách thống trị của quan lại nhà Đường, và nhân lòng căm phẫn của nhân dân, lợi dụng khi quân lính ở Tống Bình nổi loạn, Phùng Hưng đã phát động một cuộc khởi nghĩa lớn chống chính quyền đô hộ chống chính quyền đô hộ nhà Đường.

Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (713 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 505

Khoảng cuối những năm 10 của thế kỉ VIII, Mai Thúc Loan kêu gọi những người dân phu đã cùng ông phải đi gánh vải quả nộp cống cho chính quyền nhà Đường nổi dậy khởi nghĩa. Được nhân dân khắp vùng Thanh, Nghệ Tĩnh hưởng ứng, nghĩa quân trở nên đông đảo, mạnh mẽ.

Khúc Thừa Dụ khởi nghĩa giành chính quyền tự chủ (905 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 639

Từ cuối thế kỉ thứ IX, triều đại nhà Đường sắp sụp đổ, Trung Quốc rơi vào thời kỳ đại loạn sử cũ gọi là thời kỳ Ngũ đại Thập quốc (5 đời 10 nước). Việc cai trị ở An Nam trở nên lỏng lẻo. Nhân cơ hội này, Khúc Thừa Dụ, một hào trưởng có thế lực lâu đời ở đất Hồng Châu (Ninh Giang, Hải Dương), đã nhanh chóng đứng ra lãnh đạo nhân dân nổi lên đánh đuổi bọn đô hộ nhà Đường, đánh chiếm Tống Bình, dựng quyền tự chủ cho đất nước. Khúc Thừa Dụ cũng tự xưng là Tiết độ sứ.

Nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ (679 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 437

Năm 618, nhà Đường được thành lập ở Trung Quốc. Nước ta lại chịu sự thống trị của nhà Đường. Năm 679 nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ (sử Trung Quốc bắt đầu gọi ta là An Nam kể từ đó). Với các hình thức và thủ đoạn cai trị xảo quyệt, hà khắc và ngu dân. An Nam đô hộ phủ tương ứng với một phần tây nam Quảng Tây (Trung Quốc), Miền Bắc và miền Trung Việt Nam ngày nay, có địa bàn từ Hà Tĩnh trở ra.

Lý Phật Tử không chống được cuộc xâm lược của giặc, nước ta lại rơi vào tay nhà Tùy (602 - 603)

  • 12 thg 3, 2015
  • 151

Năm 581, nhà Tùy được thành lập ở Trung Quốc. Đến năm 589 sau khi diệt được nhà Trần ở Giang Nam, vua Tùy buộc Lý Phật Tử phải vào chầu và thần phục nhà Tùy.

Nhân vật thuộc thời kỳ này

Phùng Hưng (761 - 802)

  • 2 thg 12, 2
  • 85

Phùng Hưng xuất thân từ dòng dõi cự tộc lâu đời ở đất Đường Lâm, nay là xã Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội. Ông là cháu 7 đời của Phùng Tói Cái, quan lang Đường Lâm. Cha của Phùng Hưng là Phùng Hạp Khanh, một người hiền tài đức độ. Phùng Hưng là người rất khỏe, có sức vật nổi trâu, đánh được hổ, ông cũng là người giàu lòng thương người hay giúp đỡ người nghèo khổ. Nhân dân trong vùng ai cũng mến phục.

Ngô Quyền (898 - 944)

  • 2 thg 12, 2
  • 246

Ngô Quyền còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng, kết thúc 1.000 năm Bắc thuộc của Việt Nam. Ngô Quyền là người Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội), cha là Ngô Mân, làm châu mục Đường Lâm. Ông là người có sức khỏe, chí lớn, mưu cao, có nhiều công lao được Dương Đình Nghệ tin tưởng và gả con gái cho.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_10

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_1