Sự kiện Trận chiến ở đầm Thị Nại (1801 - 1801)

Trận chiến ở đầm Thị Nại có quy mô và tính chất quyết định, trận đánh diễn ra năm 1801 ở đầm Thị Nại giữa quân Tây Sơn và chúa Nguyễn xứng đáng được ghi nhận như trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử các cuộc nội chiến ở Việt Nam. Tất cả tạo nên một bức tranh vĩ đại của trận chiến lịch sử này.

Trận chiến ở đầm Thị Nại (1801 - 1801):

Diễn biễn lịch sử:

Trận chiến ở đầm Thị Nại có quy mô và tính chất quyết định, trận đánh diễn ra năm 1801 ở đầm Thị Nại giữa quân Tây Sơn và chúa Nguyễn xứng đáng được ghi nhận như trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử các cuộc nội chiến ở Việt Nam. Tất cả tạo nên một bức tranh vĩ đại của trận chiến lịch sử này.


Tháng giêng năm Tân Dậu (1801), Nguyễn Ánh quyết tâm dùng đại thuỷ chiến nhằm phá vỡ phòng tuyến Thị Nại để giải vây cho Võ Tánh ở thành Bình Định. Khoảng 2 giờ 30 phút ngày rằm tháng giêng (27.2.1801), từ bản doanh ở Cù Mông, Nguyễn Ánh cho quân xuất chiến. 91 chiến thuyền tham chiến, trong đó có 21 thuyền lớn (một chiếc chở 200 người và 1 đại bác), 65 thuyền vừa (mỗi thuyền chở 80 người và 1 đại bác)... Thuyền lớn do các sĩ quan người Pháp chỉ huy là thuyền De Forcant chở 26 đại bác; thuyền Vannier chở 26 đại bác, thuyền Chaigneau chở 32 đại bác. Thuyền Nguyễn Ánh chỉ huy chở 36 đại bác... thuỷ binh có 45.000 người và 50.000 thuỷ thủ.

Thuỷ quân Nguyễn chia làm hai cánh theo bờ biển nhằm hướng Thị Nại tiến ra. Đi đầu là 18 chiếc thuyền thoi cải trang làm quân Tây Sơn đi tuần tiễu, tiến gần vào binh thuyền phòng ngự của Tây Sơn. Khoảng 10 giờ rưỡi đêm rằm tháng giêng, các hạm thuyền của Nguyễn Ánh tiến sát pháo đài Hổ Ky (mũi Phương Mai) chừng non nửa tầm đại bác. Nguyễn Văn Trương nhận nhiệm vụ chỉ huy 26 pháo hạm tiên phong tiến sát các thuyền Đại hiệu của Tây Sơn, chặt dây neo và phóng hoả đốt thuyền. Các pháo hạm được lệnh nổ đại bác. Cuộc tấn công bắt đầu, nhiều binh thuyền Tây Sơn bị cháy trước cửa Thị Nại. Đại bác Tây Sơn từ mũi Phương Mai và Bãi Nhạn bắn tới tấp và đón đúng tầm để nhả đạn vào thuyền địch. Quân Nguyễn bị thiệt hại nặng, tướng Võ Di Nguy bị đại bác Tây Sơn cắt mất đầu. Quân Nguyễn hoang mang, binh thuyền hỗn loạn, bị chìm đắm. Nhiều tướng lĩnh khác cũng bị tử trận. Nguyễn Ánh dừng thuyền ở vịnh San hô (phía đông nam bán đảo Phương Mai), truyền lệnh lui quân để tránh thiệt hại. Nhưng Lê Văn Duyệt xin thề tử chiến để cứu quân tiên phong. Lê Văn Duyệt chỉ huy đánh thuyền Đại hiệu của Tây Sơn; cử Nguyễn Văn Trương dẫn quân len lỏi vào sâu trong đầm rồi phóng hỏa cho quân đánh từ hai phía.Quân Nguyễn cũng đổ bộ lên bán đảo Phương Mai, hỗn chiến. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt suốt đêm rằm tháng giêng cho đến chiều hôm sau (28.2.1801), quân Nguyễn kiểm soát được chiến trường.

Võ Văn Dũng cho quân rút lui theo ngả Phú Trung về hợp lực với Trần Quang Diệu để chiến đấu và vây thành Bình Định. Võ Văn Dũng tuyên bố với binh sĩ: "Ta có mỗi chiếc tàu Tây thì quân Gia Định đốt mất. Lê Văn Duyệt có thể nói là kẻ biết cầm quân, nhưng ta chê Duyệt còn kém mưu trí. Lúc trước chiếm Quy Nhơn phải chiếm luôn cửa Thị Nại thì thuỷ quân ta không có đường vào. Nay Duyệt đánh vào Thị Nại đành phải chốt giữ Phú Trung thì bộ quân ta không có đường thoát".

Đây là trận thủy chiến ở đầm Thị Nại lớn nhất và thiệt hại nặng nề nhất dưới thời Tây Sơn, nhưng quân Nguyễn không thể chọc phá phòng tuyến trên bộ của Tây Sơn để tiến vào thành Bình Định giải vây cho Võ Tánh; trong khi đó, quân Nguyễn do Tống Viết Phước chỉ huy lại bị thất bại nặng nề ở chiến trận Càn Dương. Do đó, Nguyễn Ánh buộc để cho Võ Tánh ở lại tử thủ với thành Bình Định. Còn chúa Nguyễn chỉ huy quân lực ra Quảng Ngãi, Quảng Nam chuẩn bị cho mùa hè năm 1801 tấn công đánh chiếm Phú Xuân.

Một số video về Trận chiến ở đầm Thị Nại

Tài liệu tham khảo:

Địa chí Bình Định, http://www.dostbinhdinh.org.vn/diachibd/Lichsu/ChuongIII_Cuocchien101-109.htm

Biển lửa Thị Nại - ‘trận Xích Bích’ của người Việt http://baodatviet.vn/quoc-phong/bien-lua-thi-nai--tran-xich-bich-cua-nguoi-viet-2252584/

Đầm Thị Nại https://www.youtube.com/watch?v=aEASDFIfqGc

Nhân vật liên quan đến sự kiện này

Nguyễn Huệ (1753 - 1792)

  • 2 thg 12, 2
  • 238

Nguyễn Huệ còn được biết đến là Quang Trung Hoàng đế, vua Quang Trung hay Bắc Bình Vương, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn (ở ngôi từ 1788 tới 1792) sau Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Ông là một trong những lãnh đạo chính trị tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng đất nước, quân sự xuất sắc trong lịch sử Việt Nam trong cuộc nội chiến và cả khi chống giặc ngoại xâm . Do có nhiều công lao, Nguyễn Huệ được xem là người anh hùng áo vải của dân tộc Việt Nam.

Gia Long (1762 - 1820)

  • 2 thg 12, 2
  • 143

Gia Long là vị Hoàng đế đã thành lập nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Ánh (thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh), sinh vào ngày 15 tháng giêng năm Nhâm Ngọ (tức ngày 8 tháng 2 năm 1762), là con thứ ba của đức Hưng Tổ Hiếu Khang Hoàng Đế Nguyễn Phúc Côn và Hoàng Hậu Nguyễn Thị Hoàn. Ông trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời năm 1820.

Địa điểm liên quan đến sự kiện này

Thị Nại

  • 20 thg 1, 2015
  • 154

Đầm Thị Nại là một đầm nước mặn nằm trên địa phận thành phố Qui Nhơn, huyện Tuy Phước, huyện Phù Cát thuộc tỉnh Bình Định, có diện tích hơn 5.000 ha. Một phần nhỏ của đầm Thị Nại được sử dụng làm cảng biển (Cảng Quy Nhơn). Địa danh này có âm gốc tiếng Champa (Chiêm Thành) gọi đầy đủ là Thi Lị Bi Nại, tên phiên âm chữ Cri-Banoi là tên hải cảng của Vương quốc Champa; người Hoa gọi cảng này là Tân Châu.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_14

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_13