Sự kiện Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam tại bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng (1858 - 1858)

Kế hoạch xâm lược Việt Nam đã được thông qua từ tháng 4-1857 và đến khi cuộc can thiệp của Pháp ở vùng biển Trung Hoa tạm ngưng bởi hiệp ước thiên Tân lần thứ nhất ngày 27-6-1858, hạm đội Pháp lập tức quay mũi về phía Đà Nẵng.

Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam tại bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng (1858 - 1858):

Diễn biễn lịch sử:

Kế hoạch xâm lược Việt Nam đã được thông qua từ tháng 4-1857 và đến khi cuộc can thiệp của Pháp ở vùng biển Trung Hoa tạm ngưng bởi hiệp ước thiên Tân lần thứ nhất ngày 27-6-1858, hạm đội Pháp lập tức quay mũi về phía Đà Nẵng.


Giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, song chế độ phong kiến đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
- Knh tế:
+ Nông nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém thường xuyên.
+ Công thương nghiệp đình đốn. Nhà nước thực hiện chính sách “Bế quan tỏa cảng”.
- Quân sự: lạc hậu.
- Đối ngoại sai lầm: cấm đạo, xua đuổi giáo sĩ, làm rạn nút khối đoàn kết dân tộc.
- Xã hội: nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra: Cao Bá Quát, Lê Duy Lương, Lê Văn Khôi, Nông Văn Vân …

Thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam.
- Tư bản phương Tây và Pháp nhòm ngó Việt Nam từ rất sớm, bằng con đường buôn bán và truyền đạo.
- Tư bản Pháp đã lợi dụng đạo Thiên Chúa như một công cụ xâm lược. Giám mục Bá Đa Lộc đã chớp cơ hội cho tư bản Pháp can thiệp vào Việt Nam khi Nguyễn Ánh cầu cứu các thế lực nước ngoài giúp giành lại quyền lực bằng Hiệp ước Véc-xai 1789.
- Giữa thế kỉ XIX, Pháp tiến nhanh trên con đường công nghiệp hoá, tìm cách tiến đánh Việt Nam để tranh giành ảnh hưởng với Anh ở khu vực Châu Á .
- Năm 1857, Na-pô-lê-ông III lập ra Hội đồng Nam Kì để bàn cách can thiệp vào nước ta, đồng thời tích cực xâm chiếm Việt Nam. Việt Nam đứng trước nguy cơ bị xâm lược.

Người chỉ huy hạm đội Pháp là Phó Đô đốc Giơnuiy (R. de Genouily), đã từng chinh chiến nhiều năm trên chiến trường Nga và Trung Quốc. R. de Genouily có trong tay 14 tàu chiến và 3000 quân. Ngoài ra trên mặt trận Đà Nẵng còn có 500 quân Tây Ban Nha do đại tá Landarôt (lanzarotte) chỉ huy, mà một số sách lịch sử đã gọi là “liên quân Pháp – Tây Ban Nha”. Quân Tây Ban Nha có mặt trong cuộc chiến tranh xâm lược vì họ cũng bị kích động “trả thù” cho các giáo sĩ dòng Đa Minh của họ bị Tự Đức sát hại.

Ngày 31/08/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng, âm mưu chiếm Đà Nẵng làm căn cứ tấn công ra Huế, buộc nhà Nguyễn đầu hàng.

Rạng sáng 1-9-1858, không chờ quân triều đình trả lời tối hậu thư, quân Pháp đã nổ súng vào bán đảo Sơn Trà. Quân triều đình bắn trả, nhưng do vũ khí lạc hậu và không được luyện tập thường xuyên nên kém hiệu quả, không thể ngăn chặn được Pháp đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà. Vũ khí hiện đại đã tạo cho liên quân Pháp-Tây Ban Nha lợi thế ngay từ đầu, các đồn An Hải và Điện Hải (Trà Sơn) bị vỡ, quân triều đình phải lui về Hòa Vang.


*Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên:
+ Đà Nẵng là cảng nước sâu vì vậy tàu chiến có thể hoạt động dễ dàng.
+ Có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế,buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng cuộc xâm lược Việt Nam.
+ Là nơi thực dân Pháp xây dựng được cơ sở giáo dân theo Kitô, chúng hy vọng được giáo dân ủng hộ

Tài liệu tham khảo:

Địa điểm liên quan đến sự kiện này

Đà Nẵng

  • 2 thg 12, 2
  • 180

Đà Nẵng là một thành phố thuộc vùng Nam Trung Bộ, Việt Nam. Đây là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Đà Nẵng hiện là một trong 13 đô thị loại 1 đồng thời là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_12

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_7