Sự kiện Lý Nam Đế giao binh quyền cho Triệu Quang Phục (546 - ?)

Thiên Đức năm thứ ba, tướng giặc Dương Phiêu đem đại quân vào được đất Giao Châu. Đầu năm này, hắn cho một cánh quân đánh cướp Cửu Chân, còn tự mình dẫn đại quân lên tiếp sức cho Trần Bá Tiên vây đánh thành Gia Ninh. Ngày 25/2/546, quân vũ dũng của Trần Bá Tiên, có hậu quân Dương Phiêu tới phối hợp, bao vây công phá, cuối cùng đã hạ được thành Gia Ninh. Lý Nam Đế cùng các tướng lĩnh đem toàn quân rút khỏi thành Gia Ninh tiến vào miền đông Man Lão ở Tân Xương (miền đồi núi trên lưu vực sông Lô thuộc Phú Thọ ngày nay). Dựa vào núi rừng Việt Bắc, ngoài số binh lính còn lại sau trận thất thủ ở Gia Ninh, Lý Nam Đế tuyển mộ thêm được nhiều nghĩa quân, hạ nhiều cây rừng, xẻ ván đóng thuyền. Quân giặc Lương không giám đuổi theo, chỉ đóng ở vùng cửa sông Bạch Hạc.

Lý Nam Đế giao binh quyền cho Triệu Quang Phục (546 - ?):

Diễn biễn lịch sử:

Thiên Đức năm thứ ba, tướng giặc Dương Phiêu đem đại quân vào được đất Giao Châu. Đầu năm này, hắn cho một cánh quân đánh cướp Cửu Chân, còn tự mình dẫn đại quân lên tiếp sức cho Trần Bá Tiên vây đánh thành Gia Ninh. Ngày 25/2/546, quân vũ dũng của Trần Bá Tiên, có hậu quân Dương Phiêu tới phối hợp, bao vây công phá, cuối cùng đã hạ được thành Gia Ninh. Lý Nam Đế cùng các tướng lĩnh đem toàn quân rút khỏi thành Gia Ninh tiến vào miền đông Man Lão ở Tân Xương (miền đồi núi trên lưu vực sông Lô thuộc Phú Thọ ngày nay). Dựa vào núi rừng Việt Bắc, ngoài số binh lính còn lại sau trận thất thủ ở Gia Ninh, Lý Nam Đế tuyển mộ thêm được nhiều nghĩa quân, hạ nhiều cây rừng, xẻ ván đóng thuyền. Quân giặc Lương không giám đuổi theo, chỉ đóng ở vùng cửa sông Bạch Hạc.


Tháng 8, Lý Nam Đế và các tướng kéo đại quân từ Động Lão ra hạ thủy trại ở hồ Điển Triệt (Đầm Miêng, thuộc xã Tứ Yên, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc), đóng nhiều thuyền bè, định mở nhiều trận đánh lớn với giặc. Nhưng không may, một đêm nước lũ tràn về, nước sông dâng lên cao, chảy xiết vào hồ Điển Triệt như thác đổ. Nắm lấy cơ hội ấy, Bá Tiên dốc hết quân theo dòng thác ào ạc tiến quân vào. Quân Lý Nam Đế không đối phó kịp, tan vỡ. Lý Nam Đế vược qua hữu ngạn sông Lô và vượt sông Thao rút vào vùng động Khuất Lão (Tam nông, Phú Thọ). Tại đây, vì bị đau yếu luôn, ông giao binh quyền cho Triệu Quan Phục tiếp tục cầm quân đánh giặc.

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật liên quan đến sự kiện này

Lý Nam Đế (503 - 548)

  • 2 thg 12, 2
  • 505

Lý Nam Đế là vị hoàng đế sáng lập nhà Tiền Lý và khai sinh nhà nước Vạn Xuân trong lịch sử Việt Nam, ông tên thật là Lý Bí (còn gọi là Lý Bôn), quê ở Thái Bình (mạn bắc Sơn tây). Tổ tiên của ông là người Trung Quốc, vào cuối thời Tây Hán thì tránh sang ở Việt Nam (lúc đó đang là thuộc địa của Trung Quốc) để trốn nạn binh đao. Qua 7 đời, đến đời Lý Bí thì dòng họ Lý đã ở Việt Nam được hơn 5 thế kỷ.

Triệu Việt Vương (? - 571)

  • 2 thg 12, 2
  • 161

Triệu Việt Vương tên thật là Triệu Quang Phục, người có công kế tục Lý Nam Đế đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương, giữ nền độc lập cho nước Vạn Xuân, và là vua Việt Nam cai trị từ năm 548 đến năm 571.

Địa điểm liên quan đến sự kiện này

Cửu Chân

  • 2 thg 12, 2
  • 96

Quận Cửu Chân là địa danh cổ của Việt Nam gồm địa phận tỉnh Thanh Hóa và một phần tỉnh Ninh Bình vào thời Vua Hùng. Thời nhà Hán lập quận Cửu bao gồm vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và một phần Ninh Bình ngày nay. Trải qua thời nhà Đông Ngô thời Tam quốc, rồi Nhà Tấn, tiếp đến là Nam Bắc triều, quận Cửu Chân có nhiều thay đổi. Cho đến năm 1397, vua Trần Thuận Tông đổi làm trấn Thanh Đô, gồm 3 châu và 7 huyện

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_12

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_0