Sự kiện Khởi Nghĩa Trần Tuân (1511 - ?)

Thời nhà Lê Sơ (thế kỉ thứ XV) là thời kì thịnh trị của nhà nước phong kiến. Tuy nhiên đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái. Vua quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém. Nội bộ triều Lê chia bè kéo cánh, triều đình rốn loạn. quan lại địa phương cậy quyền ức hiếp nhân dân. Đời sống nhân dân lâm vào cảnh khốn cùng. Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ, nhân dân và nhà nước phong kiến trở lên gây gắt làm bùng lên các cuộc khởi nghĩa. Một thủ lĩnh là Trần Tuân cũng tập hợp lực lượng ở vùng rừng núi Hưng Hóa, chiêu mộ được vài ngàn người, cắt đặt ngôi thứ. Năm 1511, ông cùng bộ tướng Nguyễn Nghiêm chính thức khởi binh chống triều đình tại Sơn Tây.

Khởi Nghĩa Trần Tuân (1511 - ?):

Diễn biễn lịch sử:

Thời nhà Lê Sơ (thế kỉ thứ XV) là thời kì thịnh trị của nhà nước phong kiến. Tuy nhiên đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái. Vua quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém. Nội bộ triều Lê chia bè kéo cánh, triều đình rốn loạn. quan lại địa phương cậy quyền ức hiếp nhân dân. Đời sống nhân dân lâm vào cảnh khốn cùng. Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ, nhân dân và nhà nước phong kiến trở lên gây gắt làm bùng lên các cuộc khởi nghĩa. Một thủ lĩnh là Trần Tuân cũng tập hợp lực lượng ở vùng rừng núi Hưng Hóa, chiêu mộ được vài ngàn người, cắt đặt ngôi thứ. Năm 1511, ông cùng bộ tướng Nguyễn Nghiêm chính thức khởi binh chống triều đình tại Sơn Tây.


Nhân dân đi theo Trần Tuân khá đông, tụ tập hàng vạn người. Ông mang quân đến Từ Liêm uy hiếp kinh thành. Vua Tương Dực sai Trịnh Duy Sản, Nguyễn Văn Lang mang quân ra đánh, nhưng hai tướng bị Trần Tuân đánh bại, phải rút về Đông Ngạc và Nhật Chiêu. Nguyễn Văn Lang sai tập trung thợ ở các xưởng vũ khí của Bộ Công, bày kỳ binh để làm thanh thế tại Đông Hà bảo vệ cho kinh thành, nhưng đến đêm quân triều đình sợ thế Trần Tuân đều bỏ chạy.

Lúc đó Trịnh Duy Sản bại binh chỉ còn 30 người. Duy Sản tập hợp tàn quân, cùng quân sĩ thề cùng nhau đánh giặc, xé áo làm dấu hiệu, rồi nhân lúc chiều tối chia nhau lẻn đến trại của Trần Tuân. Ông vừa đánh thắng quân triều đình nên chủ quan không phòng bị. Lúc đó Trần Tuân mặc áo đỏ ngồi trên giường. Duy Sản cùng 30 người đột kích vào thẳng trong trại, đến nơi Trần Tuân ngồi, đâm chết Trần Tuân.
Các thủ hạ của ông ở quanh trại vẫn chưa biết ông bị giết, vẫn đóng đồn như trước. Giết được Trần Tuân, Trịnh Duy Sản sai quân đốt 3 tiếng pháo làm hiệu, cánh quân đến tiếp ứng của Nguyễn Văn Lang xông tới đánh giết. Quân Trần Tuân tan vỡ, chạy tới xã Thụy Hương, Tảo Động, bị giết và chết đuối rất nhiều.

Tài liệu tham khảo:

Lịch sử 7, NXB giáo dục Việt Nam.

vi.wikipedia.org

Nhân vật liên quan đến sự kiện này

Trần Tuân (? - 1511)

  • 2 thg 12, 2
  • 138

Trần Tuân là thủ lĩnh một cuộc khởi nghĩa nông dân vào thế kỉ XVI. Ông là người xã Quang Bị, huyện Bất Bạt thuộc Sơn Tây cũ, nay là huyện Ba Vì, Hà Nội, Việt Nam. Ông sinh ra trong ra đình có truyền thống khoa bảng. Ông tổ 4 đời của Trần Tuân là Trần Văn Huy, đỗ tiến sĩ trong niên hiệu Thái Hòa đời Lê Nhân Tông. Ông nội Trần Tuân là Trần Cẩn đỗ tiến sĩ thời Lê Thánh Tông, làm quan đến chức Thượng thư Bộ Lại.

Lê Tương Dực (1495 - 1516)

  • 2 thg 12, 2
  • 105

Lê Tương Dực tên huý là Oanh, là cháu nội của vua Lê Thánh Tông, con thứ hai của Kiến Vương Lê Tân và bà Huy từ Hoàng Thái hậu Trịnh Thị Tuyên, người làng Thuỷ Chú, huyện Lôi Dương (tức Thọ Xuân, Thanh Hoá), sinh ngày 25 tháng 6 năm 1495.

Trịnh Duy Sản (? - 1518)

  • 2 thg 12, 2
  • 105

Trịnh Duy Sản là tướng cuối thời Lê sơ trong lịch sử Việt Nam, người làng Thủy Chú, xã Xuân Thắng, huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá, Việt Nam. Ông là cháu nội Trịnh Khắc Phục,là một công thần khai quốc nhà Hậu Lê và là ngoại thích của vua Lê Tương Dực.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_14

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_12