Sự kiện Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769)

Vào giữa thế kỉ XVIII, chính quyền Đàng Ngoài suy sụp. Vua Lê chỉ còn là cái bóng mờ trong cung cấm. Phủ chúa quanh năm hội hè, phung phí tiền của. Quan lại, binh lính hoành hành, đục khoét nhân dân. Ruộng đất của nông dân bị địa chủ, quan lại lấn chiếm. Sản xuất nông nghiệp bị đình đốn. Hạn lụt, mất mùa liên tiếp xảy ra. Các đê sông Hồng, sông Mã nhiều năm bị vỡ. Hàng chục huyện bị ngập, nhà cửa trôi dạt. Nhà nước đánh thuế rất nặng, cuộc sống nhân dân vô cùng lầm than đã đẩy người nông dân vùng lên chống lại chính quyền. Khởi nghĩa Hoàng Công Chất cũng là cuộc khởi nghĩa diễn ra trong giai đoạn này.

Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769):

Diễn biễn lịch sử:

Vào giữa thế kỉ XVIII, chính quyền Đàng Ngoài suy sụp. Vua Lê chỉ còn là cái bóng mờ trong cung cấm. Phủ chúa quanh năm hội hè, phung phí tiền của. Quan lại, binh lính hoành hành, đục khoét nhân dân. Ruộng đất của nông dân bị địa chủ, quan lại lấn chiếm. Sản xuất nông nghiệp bị đình đốn. Hạn lụt, mất mùa liên tiếp xảy ra. Các đê sông Hồng, sông Mã nhiều năm bị vỡ. Hàng chục huyện bị ngập, nhà cửa trôi dạt. Nhà nước đánh thuế rất nặng, cuộc sống nhân dân vô cùng lầm than đã đẩy người nông dân vùng lên chống lại chính quyền. Khởi nghĩa Hoàng Công Chất cũng là cuộc khởi nghĩa diễn ra trong giai đoạn này.


Hoàng Công Chất là người đứng đầu cuộc khởi nghĩa ở vùng Sơn Nam. Sau một thời gian hoạt động ở đồng bằng, Hoàng Công Chất chuyển lên Tây Bắc. Căn cứ chính là vùng Điện Biên Lai Châu. Tại đây các dân tộc Tây Bắc đã hết lòng ủng hộ ông. Ông có công bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống trong các bản mường.

Tháng 2 năm 1768, Trịnh Sâm cử Nguyễn Đình Huấn và Phạm Ngô Cầu mang quân đánh Mường Thanh. Lê Duy Mật nghe tin bèn điều quân cứu ứng cho Công Chất. Đình Huấn sợ không dám tiến phải rút về. Trịnh Sâm bèn giao quân cho Đoàn Nguyễn Thục chia làm nhiều cánh đánh thẳng vào Mường Thanh. Trong lúc chiến sự căng thẳng thì Hoàng Công Chất lâm bệnh qua đời tại căn cứ. Con ông là Hoàng Công Toản tiếp tục cầm quân chống Trịnh. Đầu năm 1769, Toản đặt phục binh ở Nậm Cô đón đánh quân Trịnh nhưng thất bại. Nguyễn Phục một mặt đánh Nậm Cô, mặt khác điều quân đánh úp đốt căn cứ thành Bản Phủ. Công Toản chạy về thấy thành mất bèn bỏ trốn, không biết sau đó kết cục ra sao

Tài liệu tham khảo:

Lịch sử 7, NXB giáo dục Việt nam

mactoc.com

vietnamdefence.com

Nhân vật liên quan đến sự kiện này

Hoàng Công Chất (1706 - 1769)

  • 2 thg 12, 2
  • 114

Hoàng Công Chất tên là Hoàng Công Thư, xuất thân trong một gia đình nghèo (gốc họ Mạc) người làng Hoàng Xá, huyện Thư trì, trấn Nam sơn hạ, nay thuộc xã Nguyên Xá, huyện Vũ thư, tỉnh Thái Bình. Ông là một lãnh tụ nông dân kiệt xuất, dựng cờ khởi nghĩa chống lại triều đình Lê Trịnh cứu dân nghèo vì nghĩa lớn “Bảo Quốc an dân” diệt cường hào ác bá, lấy của giàu chia cho dân nghèo, với hoài bão xoá bỏ bất công, lập lại kỷ cương, phục hưng đất nước thống nhất giang sơn, thái bình muôn thuở.

Địa điểm liên quan đến sự kiện này

Đàng Ngoài

  • 2 thg 12, 2
  • 119

Đàng Ngoài hay Bắc Hà, là tên gọi bắt nguồn từ thời Trịnh-Nguyễn phân tranh vào thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 18, chỉ phần lãnh thổ nước Đại Việt từ sông Gianh (tỉnh Quảng Bình) trở ra Bắc. Tên gọi Đàng Ngoài được dùng để chỉ vùng kiểm soát bởi vua Lê - chúa Trịnh, vốn nằm gần Trung Quốc hơn so với Đàng Trong hơn nên mới có tên gọi này. Kinh đô Đàng Ngoài là Thăng Long.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_6

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_3