Sự kiện Khởi nghĩa Bãi Sậy (1885 - ?)

Khởi nghĩa Bãi Sậy là một trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo vào cuối thế kỷ 19 của nhân dân Việt Nam chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp. Cuộc khởi nghĩa này diễn ra từ năm 1885 và kéo dài đến năm 1892 mới tan rã.

Khởi nghĩa Bãi Sậy (1885 - ?):

Diễn biễn lịch sử:

Khởi nghĩa Bãi Sậy là một trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo vào cuối thế kỷ 19 của nhân dân Việt Nam chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp. Cuộc khởi nghĩa này diễn ra từ năm 1885 và kéo dài đến năm 1892 mới tan rã.


Sau cuộc tấn công ở kinh thành Huế đã thất bại, Tôn Thất Thuyết mang vua Hàm Nghi chạy ra ngoài. Tháng 7 năm 1885, vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương. Nguyễn Thiện Thuật trở về nước, thành lập căn cứ địa Bãi Sậy do Đồng Quế trao lại. Vua Hàm Nghi phong cho ông làm Bắc Kỳ hiệp thống quân vụ đại thần, gia trấn Trung tướng quân, nên nhân dân còn gọi ông là quan Hiệp thống. Dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Thiện Thuật, khởi nghĩa Bãi Sậy lan ra khắp tỉnh Hưng Yên và một số tỉnh lân cận. Bãi Sậy là căn cứ chính, do Nguyễn Thiện Thuật trực tiếp chỉ huy. Nghĩa quân dựa vào địa thế hiểm trở của đầm hồ, lau sậy um tùm để xây dựng căn cứ, đào hào và đặt nhiều cạm bẫy.

Bãi Sậy là một trung tâm kháng chiến giáp giới hai tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh. Nghĩa quân ở các huyện Thanh Trì, Thanh Oai, Ứng Hòa, Thường Tín cùng đồng thời nổi dậy, phối hợp với nghĩa quân Bãi Sậy. Nghĩa quân Bãi Sậy đã vượt sông sang tấn công đánh chiếm huyện Thanh trì, Phú Xuyên, Thanh Oai. Tuần phủ Cao Xuân Dục đem lính đàn áp nghĩa quân. Nghĩa quân tản về các khu căn cứ.

Để hòng dập tắc được phong trào khởi nghĩa Bãi Sậy ngay từ khi bùng nổ, thực dân Pháp đã huy động một lực lượng binh lính lớn do Thiếu tướng Nêgriê, Trung tá Gôđa, liên tục tấn công suốt 3 tháng vào khu căn cứ của nghĩa quân ở Huyện Văn Giang và Yên Mỹ (tỉnh Hưng Yên). Mặc dù bị truy kích quyết liệt nhưng nghĩa quân vẫn kiên cường chiến đấu anh dũng.

Từ sau khi vua Hàm Nghi bị bắt (1888) và lưu đày ở châu Phi, phong trào Cần vương bắt đầu suy yếu. Sức mạnh của quân Bãi Sậy cũng suy yếu dần. Quân Pháp thiết lập được nhiều đồn quanh căn cứ Bãi Sậy, các tướng Lãnh Điều, Lãnh Lộ, Lãnh Ngữ, Đề Tính cùng một số tướng lĩnh khác tử trận, số còn lại bị truy kích. Hoàng Cao Khải nhân danh vua Đồng Khánh chiêu dụ Nguyễn Thiện Thuật ra hàng và hứa khôi phục chức tước. Ông đã viết vào tờ sớ dụ này 4 chữ “Bất khẳng thụ chỉ” (Không chịu nhận chỉ). Sau đó, ông giao quyền cho em là Nguyễn Thiện Kế và một số tướng lĩnh khác rồi sang Trung Quốc mưu tính cuộc vận động mới. Những cuộc mưu tính của Nguyễn Thiện Thuật ở Trung Quốc không thành, ông không tiếp tục được việc chống Pháp tại Việt Nam. Sau đó ông lâm bệnh mất tại Trung Quốc năm 1926, thọ 82 tuổi.

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật liên quan đến sự kiện này

Tôn Thất Thuyết (1839 - 1913)

  • 2 thg 12, 2
  • 136

Tôn Thất Thuyết là Phụ chính đại thần của nhà Nguyễn. Ông là một trong những quan nhà Nguyễn chống Pháp tiêu biểu nhất, cùng vua Hàm Nghi phát động phong trào Cần vương. Ông sinh ngày 29 tháng 3 năm Kỷ Hợi, tức 12 tháng 5 năm 1839 tại làng Phú Mộng, bên bờ sông Bạch Yến cạnh Kinh thành Thuận Hóa, nay thuộc thôn Phú Mộng, phường Kim Long, thành phố Huế. Ông là con thứ hai của Đề đốc Tôn Thất Đính và bà Văn Thị Thu, cũng là cháu 5 đời của chúa Hiền vương Nguyễn Phúc Tần.

Hàm Nghi (1871 - 1943)

  • 2 thg 12, 2
  • 125

Hàm Nghi là vua thứ tám triều Nguyễn, con của Kiến thái vương Nguyễn Phúc Hồng Cai, em ruột vua Kiến Phúc. Sau khi vua Kiến Phúc bị đầu độc chết, được đưa lên ngôi lúc 13 tuổi, lấy niên hiệu là Hàm Nghi.

Nguyễn Thiện Thuật (1844 - 1926)

  • 2 thg 12, 2
  • 167

Nguyễn Thiện Thuật, thủ lĩnh của khởi nghĩa Bãi Sậy, một trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ 19. Ông quê ở làng Xuân Đào, xã Xuân Dục, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Ông là con cả của một gia đình nhà nho nghèo, là hậu duệ đời thứ 30 của Nguyễn Trãi. Cha ông là tú tài Nguyễn Tuy làm nghề dạy học, các em trai ông là Nguyễn Thiện Dương và Nguyễn Thiện Kế sau này cũng đều tham gia khởi nghĩa Bãi Sậy

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_8

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_4