Sự kiện Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương (1954 - 1954)

Theo quyết định của Hội nghị Béclin, sau khi bàn về vấn đề lập lại hòa bình ở Triều Tiên, Hội nghị Giơnevơ bắt đầu thảo luận về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương. Đúng một ngày sau khi chiến thắng Điện Biên Phủ, vấn đề chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương chính thức được Hội nghị Giơnevơ thảo luận.

Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương (1954 - 1954):

Diễn biễn lịch sử:

Theo quyết định của Hội nghị Béclin, sau khi bàn về vấn đề lập lại hòa bình ở Triều Tiên, Hội nghị Giơnevơ bắt đầu thảo luận về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương. Đúng một ngày sau khi chiến thắng Điện Biên Phủ, vấn đề chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương chính thức được Hội nghị Giơnevơ thảo luận.


Phái đoàn của Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) do phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn tham gia Hội nghị với tư thế đoàn đại biểu của một dân tộc chiến thắng. Tham gia Hội nghị có các ngoại trưởng Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Mỹ, các bên tham chiến gồm VNDCCH, Pháp và ngụy quyền.

Trong bốn phiên họp toàn thể mở đầu Hội nghị, các đoàn đại biểu trình bày lập trường và đề nghị về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương. Trong phiên họp thứ hai (ngày 10-5), Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Trưởng đoàn đại biểu Chính phủ VNDCCH tuyên bố lập trường căn bản của Chính phủ và nhân dân ta là hòa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam.

Sau khi nhắc lại quá trình thành lập nước VNDCCH, vạch rõ âm mưu can thiệp ngày càng trắng trợn của đế quốc Mỹ vào chiến tranh Đông Dương và nêu rõ những thắng lợi trong cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng đề nghị 8 điểm cụ thể làm nền tảng thảo luận nhằm giải quyết việc lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Tính đến ngày 29-5-1954, Hội nghị đã họp 26 phiên toàn thể và hạn chế, đã thảo luận 4 vấn đề chính sau đây:

1- Vấn đề ngừng bắn cùng một lúc trên toàn cõi Đông Dương.

2- Vấn đề liên quan giữa hai mặt chính trị và quân sự.

3- Vấn đề quy định khu vực tập kết của quân đội hai bên.

4- Vấn đề kiểm soát việc thi hành Hiệp định đình chiến.

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật liên quan đến sự kiện này

Phạm Văn Đồng (1906 - 2000)

  • 2 thg 12, 2
  • 189

Phạm Văn Đồng là học trò, cộng sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1955 đến năm 1976 và Thủ tướng của nước Việt Nam thống nhất từ năm 1976 (từ năm 1981 gọi là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) cho đến khi nghỉ hưu năm 1987. Ông có tên gọi thân mật là "Tô", đây từng là bí danh của ông.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_11

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_13