Sự kiện Định quan chế và hình luật của nước Đại Ngu (1401 - ?)

Năm 1401, Hồ Hán Thương "định quan chế về hình luật nước Đại Ngu". Nếu như pháp luật hình sự thời kỳ nhà Lý còn mang nhiều tính khoan dung, đến pháp luật hình sự thời kỳ nhà Trần đã mang tính nghiêm khắc hơn, thì đến thời kỳ nhà Hồ, để khôi phục kỷ cương và củng cố uy quyền của nhà nước phong kiến, chế tài hình sự được áp dụng đã mang tính chất hà khắc, nặng nề hơn các triều đại trước rất nhiều.

Định quan chế và hình luật của nước Đại Ngu (1401 - ?):

Diễn biễn lịch sử:

Năm 1401, Hồ Hán Thương "định quan chế về hình luật nước Đại Ngu". Nếu như pháp luật hình sự thời kỳ nhà Lý còn mang nhiều tính khoan dung, đến pháp luật hình sự thời kỳ nhà Trần đã mang tính nghiêm khắc hơn, thì đến thời kỳ nhà Hồ, để khôi phục kỷ cương và củng cố uy quyền của nhà nước phong kiến, chế tài hình sự được áp dụng đã mang tính chất hà khắc, nặng nề hơn các triều đại trước rất nhiều.


Nhà Hồ đã quy định: "Kẻ làm tiền giả bị tội chết, ruộng đất, tài sản tịch thu. Cấm tuyệt tiền đồng, không được chứa lén, tiêu vụng, tất cả thu hết về kho Ngao Trì ở kinh thành và trị sở các xứ. Kẻ nào vi phạm cũng bị trị tội như làm tiền giả". Năm 1399, Hồ Quý Ly sai "Trần Ninh đốc xuất người phủ Thanh Hóa trồng tre gai ở phía Tây thành, phía Nam từ Đốn Sơn, phía Bắc từ An Tôn đến tận cửa Bào Đàm, phía Tây từ chợ Khả Lăng ở Vực Sơn đến sông Lỗi Giang, vây quanh làm tòa thành lớn bọc phía ngoài. Dân chúng ai lấy trộm măng bị xử tử".

Việc thi hành hình phạt tử hình cũng được thi hành bằng nhiều hình thức khác nhau như: chém đầu, chôn sống, dìm xuống nước, lăng trì...

Tài liệu tham khảo:

Lịch sử 7, NXB giáo dục Việt Nam.

luatvadoanhnhan.com

vi.wikipedia.org

Nhân vật liên quan đến sự kiện này

Hồ Quý Ly (1336 - 1407)

  • 2 thg 12, 2
  • 438

Tổ tiên Hồ Quý Ly là Hồ Hưng Dật vốn người Chiết Giang (Trung Quốc), sang làm Thái thú Diễn Châu và định cư ở hương Bào Đột, nay là xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Hồ Liêm là đời cháu thứ 12 đã dời đến ở hương Đại Lại, Thanh Hóa, làm con nuôi tuyên úy Lê Huấn, từ đấy lấy Lê làm họ mình. Hồ Quý Ly là cháu bốn đời của cụ Hồ Liêm.

Hồ Hán Thương (? - 1407)

  • 2 thg 12, 2
  • 110

Hồ Hán Thương là con thứ của Hồ Quý Ly, em Hồ Nguyên Trừng, vua thứ hai và cũng là vua cuối cùng của nhà Hồ, cai trị nước Đại Ngu từ năm 1401 đến 1407. Ngày 12-5 năm Đinh Hợi (1407), Hồ Hán Thương cùng cha Hồ Quý Ly và anh Hồ Nguyên Trừng đều sa vào tay giặc Minh ở cửa biển Kì La. Giặc Minh giải cha con ông về Kim Lăng. Con ông là Hồ Nhuế cùng chung số phận. Sau đó, ông và cha bị giặc giết, chỉ còn anh và con ông được chúng thu dụng.

Hồ Nguyên Trừng (1374 - 1446)

  • 2 thg 12, 2
  • 178

Hồ Nguyên Trừng còn có tên là Lê Trừng là nhà kỹ thuật quân sự, là một công trình sư lỗi lạc, ông cũng là người phát minh ra phương pháp đúc súng "thần cơ". Hồ Nguyên Trừng là người huyện Vĩnh Phúc, lộ Thanh Hoa (nay thuộc tỉnh Thanh Hóa). Ông là con trai cả của vua Hồ Quý Ly, và là anh của vua Hồ Hán Thương. Dưới triều nhà Trần, Hồ Nguyên Trừng từng giữ chức Thượng Lân tự, Tư đồ. Đầu năm 1400, cha ông truất ngôi Trần Thiếu Đế, tự lên ngôi vua, lập nên nhà Hồ. Sau đó, Hồ Nguyên Trừng được cử làm Tả tướng quốc.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_5

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_12