Sự kiện Cuộc kháng chiến chống Triệu Đà (-184 - -179)

Cuộc chiến bại này làm cho đất nước ta rơi vào ách thống trị của phong kiến Trung Quốc hơn 1.000 năm, thường gọi là thời kỳ Bắc thuộc.

Cuộc kháng chiến chống Triệu Đà (-184 - -179):

Diễn biễn lịch sử:

Cuộc chiến bại này làm cho đất nước ta rơi vào ách thống trị của phong kiến Trung Quốc hơn 1.000 năm, thường gọi là thời kỳ Bắc thuộc.


Khi chính trị, quân sự Âu Lạc suy yếu, Triệu Đà xuất quân xâm lược. Cuộc chiến đấu của An Dương Vương lâm vào tình thế bất lợi và nhanh chóng thất bại. Cuộc chiến bại này làm cho đất nước ta rơi vào ách thống trị của phong kiến Trung Quốc hơn 1.000 năm, thường gọi là thời kỳ Bắc thuộc.

Sau khi hợp nhất Âu Việt với Lạc Việt, Thục Phán nắm quyền cai quản đất nước, xưng là An Dương Vương, đổi tên nước là Âu Lạc, xây thành Cổ Loa làm kinh đô. Những sự kiện này xảy ra vào thế kỷ III, II trước công nguyên.

Lúc này ở Trung Quốc, nhà Tần sụp đổ, nhà Hán mới lên, một viên tướng nhà Tần là Triệu Đà lợi dụng tình hình đó, xây dựng lực lượng, chiếm đất Quảng Đông và Quảng Tây lập ra nước Nam Việt đóng đô ở đất Quảng Châu ngày nay và có âm mưu bành trướng xuống phía nam.

Triệu Đà đã nhiều lần xâm lược Âu Lạc, nhưng Âu Lạc lúc đó có quân tướng giỏi, có thành lũy kiên cố, có vũ khí tốt, đặc biệt là nỏ liên châu bắn một lần nhiều mũi tên - được coi là “nỏ thần” nên đều đánh bại Triệu Đà.

Bị thất bại bằng vũ lực, Triệu Đà dùng gian kế “cầu hòa” và cầu hôn công chúa Mỵ Nương cho con trai là Trọng Thủy, gửi Trọng Thủy ở rể ở kinh đô Cổ Loa. An Dương Vương bị mắc mưu giặc.

Trọng Thủy là một gian tế vừa dùng kế ly gián gây mâu thuẫn trong nội bộ triều đình, lấy cắp bí mật “nỏ thần”.

Khi chính trị, quân sự Âu Lạc suy yếu, Triệu Đà xuất quân xâm lược. Cuộc chiến đấu của An Dương Vương lâm vào tình thế bất lợi và nhanh chóng thất bại.

Cuộc chiến bại này làm cho đất nước ta rơi vào ách thống trị của phong kiến Trung Quốc hơn 1.000 năm, thường gọi là thời kỳ Bắc thuộc.

Một số video về Cuộc kháng chiến chống Triệu Đà

Tài liệu tham khảo:

Từ điển bách khoa Tri thức quốc phòng toàn dân.-H.: Chính trị Quốc gia, 2002. http://vietnamdefence.com/Home/quansuvietnam/khoinghiachientranh/Cuoc-khang-chien-chong-Trieu-Da-184179TCN/20099/48715.vnd

Nhạc cảnh: Chuyện Thành Cổ Loa https://www.youtube.com/watch?v=TOEtW4FxQpU

Nhân vật liên quan đến sự kiện này

An Dương Vương

  • 2 thg 12, 2
  • 369

An Dương Vương tên thật là Thục Phán xưng vua năm 257 trước Công Nguyên, lập nên nước Âu Lạc, đóng đô ở thành Cổ Loa. Thời An Dương Vương (257 TCN - 207 TCN) là thời kỳ nối tiếp thời Hồng Bàng của 18 đời Vua Hùng.

Cao Lỗ (? - 179)

  • 14 thg 2, 2015
  • 52

Cao Lỗ là một vị tướng tài thời An Dương Vương, tương truyền ông chính là người đã chế ra chiếc nỏ thần liên chấu, một phát bắn ra hàng trăm mũi tên. Cao Lỗ là một anh hùng sáng tạo văn hóa, là biểu tượng của trí tuệ, sức mạnh Việt Nam ngay từ buổi đầu dựng nước, dựng đô.

Địa điểm liên quan đến sự kiện này

Cổ Loa

  • 2 thg 12, 2
  • 409

Cổ Loa là di tích lịch sử nổi tiếng, thuộc địa phận huyện Đông Anh cách trung tâm Hà Nội khoảng 17km về hướng Tây Bắc. Đây là thủ đô thứ 2 của Việt Nam sau Phong Châu (Phú Thọ). Vào cuối thời Hùng Vương, vua nước Thục tên Phán, chiếm được nước của Hùng Vương, lập nước Âu Lạc, xưng là An Dương Vương, đóng đô ở Phong Khuê (Cổ Loa ngày nay). Sau đó ông cho xây dựng một khu thành lớn mà người sau gọi là Loa thành hay thành Cổ Loa. Khu vực Cổ Loa là một khu thành đất đồ sộ với 3 vòng thành, chiều dài cả 3 vòng thành tổng cộng hơn 16 cây số. Đây cũng là kinh đô từ năm 939 đến 965 thuộc triều đại Ngô Quyền, triều đại gắn liền với chiến công hiển hách trên sông Bạch Đằng, đánh bại quân xâm lược Nam Hán.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_10

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_2