Tiểu sử của Đỗ Mười

Đỗ Mười (sinh 1917), nhà hoạt động chính trị Việt Nam. Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (1991 - 97). Quê: xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Đỗ Mười:

Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Đỗ Mười:

Năm Tuổi Địa điểm Sự kiện
... ... ... Đỗ Mười được sinh ra
... ... ... Đỗ Mười mất

Thân thế và sự nghiệp của Đỗ Mười:

Đỗ Mười (sinh 1917), nhà hoạt động chính trị Việt Nam. Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (1991 - 97). Quê: xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội.


Hoạt động trong phong trào dân chủ từ 1936; gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương (1939); bị Pháp bắt (1941) và kết án 10 năm tù, giam ở Hoả Lò, Hà Nội. Vượt ngục tháng 3.1945, tham gia lãnh đạo giành chính quyền ở Hà Đông (8.1945). Từ 1946 đến 1955, lần lượt giữ các chức vụ: bí thư Tỉnh uỷ Hà Đông, bí thư Tỉnh uỷ Hà Nam, bí thư Tỉnh uỷ kiêm chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến - Hành chính Nam Định, khu uỷ viên Khu III kiêm bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình và phụ trách tỉnh Hoà Bình, phó bí thư Liên khu uỷ kiêm phó chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến - Hành chính Liên khu III, chính uỷ Bộ Tư lệnh Liên khu III, bí thư Khu uỷ kiêm chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến - Hành chính và chính uỷ Bộ Tư lệnh khu Tả Ngạn Sông Hồng, phụ trách chỉ đạo tiếp quản Khu "tập kết 300 ngày", bí thư Thành uỷ kiêm chủ tịch Uỷ ban Quân chính Hải Phòng. Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ 1955, uỷ viên chính thức năm 1960. Từ 1956 đến 1991, thứ trưởng Bộ Thương nghiệp, bộ trưởng Bộ Nội thương, chủ nhiệm Uỷ ban Vật giá Nhà nước, phó thủ tướng kiêm chủ nhiệm Uỷ ban Kiến thiết Cơ bản Nhà nước, chủ tịch Hội đồng Chi viện Tiền tuyến Trung ương, trưởng Phái đoàn Thanh tra Chính phủ, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Bộ Xây dựng, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (nay là thủ tướng Chính phủ) (1988 - 1991); đại biểu Quốc hội các khoá II, IV - IX. Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khoá III - VII; uỷ viên Bộ Chính trị các khoá IV - VII. Tại Đại hội VII Đảng Cộng sản Việt Nam (1991) được bầu làm tổng bí thư.

Tác phẩm: "Báo chí văn nghệ trong sự nghiệp đổi mới" (1989), "Cuộc sống khẳng định phát triển đường lối mới" (1989), "Tiếp tục đổi mới ổn định vững chắc tình hình tạo thế phát triển mạnh hơn" (1991), "Xây dựng nhà nước của nhân dân, thành tựu, kinh nghiệm đổi mới" (1991), "Về con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam" (1992), "Sửa đổi Hiến pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới" (1992), "Tuổi trẻ Việt Nam" (1993), "Phát huy vai trò của Quốc hội, xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân" (1992), "Đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới vì chủ nghĩa xã hội", tập 1 (1992), tập 2 (1993), tập 3 (1994), tập 4 (1995), "Thể hiện khát vọng của nhân dân về chân - thiện - mĩ" (1993), "Về xây dựng Đảng" (1994), "Đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng, nhiệm vụ then chốt trong giai đoạn mới" (1994), "Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước" (1995).

Tài liệu tham khảo:

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_13

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_9