Tiểu sử của Sử Hy Nhan

Ông quê ở thôn Ngọc Sơn, xã Bình Lăng Thượng, huyện Phỉ Lộc, Nghệ An phủ nay là xã Đức Thuận, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Xã Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh là quê hương thứ hai của ông, ông đã sinh sống ở đây cuối nửa đời và hậu duệ con cháu ngoại đang thờ ông tới ngày nay. Mộ ông tại cồn Mụ Ả đang do họ Trần ở xã Ân Phú thờ phụng.

Sử Hy Nhan:

Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Sử Hy Nhan:

Năm Tuổi Địa điểm Sự kiện
... ... ... Sử Hy Nhan được sinh ra
... ... ... Sử Hy Nhan mất

Thân thế và sự nghiệp của Sử Hy Nhan:

Ông quê ở thôn Ngọc Sơn, xã Bình Lăng Thượng, huyện Phỉ Lộc, Nghệ An phủ nay là xã Đức Thuận, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Xã Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh là quê hương thứ hai của ông, ông đã sinh sống ở đây cuối nửa đời và hậu duệ con cháu ngoại đang thờ ông tới ngày nay. Mộ ông tại cồn Mụ Ả đang do họ Trần ở xã Ân Phú thờ phụng.


Ông đã đỗ đầu kì thi Hội năm Quý Mão (1363), làm quan đến chức Nhập nội hành khiển. Ông phục vụ 3 triều vua Trần Dụ Tông, Trần Nghệ Tông và Trần Duệ Tông.

Các sách Đại Nam nhất thống chí, Thiên Lộc huyện phong thổ chí, Can Lộc huyện chí đều chép ông đỗ Trạng nguyên năm Quý Mão (1363). Phần Quan dư tạp lục trong sách của tiến sĩ Nguyễn Hoằng Nghĩa dẫn sách Sử công di lập ghi rõ Sử Hy Nhan đỗ Trạng nguyên khoa Quý Mão (1363) đời vua Trần Dụ Tông. Sách này cho rằng các tài liệu chép Sử Hy Nhan đỗ vào đời vua Trần Duệ Tông là sai, vì đời Duệ Tông chỉ có khoa thi Giáp Dần (1374), mà khoa thi này Đào Sư Tích đỗ Trạng nguyên.

Nhưng theo gia phổ họ Trần ở xã Ân Phú nơi lưu trữ của hậu duệ họ Trần, thì Trần Khắc Nhượng, tri phủ An Bình, gọi Sử Hy Nhan bằng cao tổ, viết năm 1566 có nội dung rằng"cao tổ húy [là] Huy Nhan [vào thời] tiền triều Trần Duệ Tông thi trúng trạng nguyên...".

Tuy nhiên, Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục (hai cuốn sử có liệt kê những người đỗ cao của từng kỳ thi thời nhà Trần) đều không nhắc đến một kỳ thi trạng nguyên nào trong thời gian trị vì của Trần Dụ Tông. Hai cuốn sử này cũng không nhắc đến tên hai cha con Sử Hy Nhan trong các ngữ cảnh khác.
Từ điển bách khoa Việt Nam viết rằng ông"được xem là một trạng nguyên vì đã đỗ đầu kì thi Hội năm Quý Mão (1363)".

Hiện nay có Đền thờ Song Trạng ở xã Đức Thuận, thị xã Hồng Lĩnh được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia.

Dưới thời nhà Hồ ông lui về sống ở quê nhà Ngọc Sơn, mở trường dạy học[2]. Năm 1407, nhà Minh diệt nhà Hồ, cho quan lại đi tìm những ai có tài đức, thông kinh sử, giỏi thơ văn đưa sang Kim Lăng huấn luyện rồi đưa về Đại Việt làm quan cai trị. Thượng thư Hoàng Phúc đích thân đi chiêu dụ cha con Sử Hy Nhan và Sử Đức Huy[3], hai ông lấy cớ bệnh tật từ chối rồi cùng gia nhân và một số dân làng trốn lên đất Đỗ Gia (nay là Hương Sơn) dựng trại dưới chân núi Mồng Gà sinh sống. Cha con Sử Hy Nhan có công khai phá ruộng đất vùng này. Mọi người truyền lại rằng vùng xã Sơn Long và xã Sơn Trà, huyện Hương Sơn, và xã Ân Phú, huyện Vũ Quang ngày nay đều được khai phá thời Sử Hy Nhan.

Ông mất năm 1421 thời thuộc Minh, không rõ thọ bao nhiêu tuổi.

Tài liệu tham khảo:

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_2

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_6