Địa điểm Ninh Bình
Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cửa ngõ cực nam miền Bắc và khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam. Theo quy hoạch xây dựng phát triển kinh tế thì tỉnh này thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Mặc dù được xếp vào khu vực đồng bằng Bắc Bộ nhưng Ninh Bình chỉ có 2 huyện duyên hải là Yên Khánh và Kim Sơn không thuộc miền núi. Vùng đất này từng là kinh đô của Việt Nam ở thế kỷ X, là địa bàn quan trọng về quân sự qua các thời kỳ Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Tây Sơn. Với vị trí đặc biệt về giao thông, địa hình và lịch sử văn hóa, Ninh Bình là tỉnh có tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng.[2] Ninh Bình được ví như một Việt Nam thu nhỏ.[3]
Ninh Bình:
Diễn biễn lịch sử:
Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cửa ngõ cực nam miền Bắc và khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam. Theo quy hoạch xây dựng phát triển kinh tế thì tỉnh này thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Mặc dù được xếp vào khu vực đồng bằng Bắc Bộ nhưng Ninh Bình chỉ có 2 huyện duyên hải là Yên Khánh và Kim Sơn không thuộc miền núi. Vùng đất này từng là kinh đô của Việt Nam ở thế kỷ X, là địa bàn quan trọng về quân sự qua các thời kỳ Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Tây Sơn. Với vị trí đặc biệt về giao thông, địa hình và lịch sử văn hóa, Ninh Bình là tỉnh có tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng.[2] Ninh Bình được ví như một Việt Nam thu nhỏ.[3]
Ninh Bình là một tỉnh ven biển cực Nam của châu thổ sông Hồng, phía Bắc giáp Hà Nam, đông và đông bắc giáp Nam Định, đông nam giáp vịnh Bắc bộ, tây bắc giáp Hòa Bình và phía Nam giáp tỉnh Thanh Hóa.
Đất này đời Tần (255-207 trước công nguyên) thuộc Tượng quận. Trong giai đoạn Bắc thuộc lần thứ hai (207TCN-542 TCN), đưới đời nhà Hán thuộc quận Giao Chỉ, đời Ngô (266-280) và đời Tấn (280- 420) thuộc Giao Châu, đến cuối đời lương (502-542) là châu Trường Yên. Khi Lý Nam Đế đánh đuổi quân Lương, lập nên nhà Tiền Lý (542-602) thì vẫn là châu Trường Yên của nước vạn Xuân. Trong giai đoạn Bắc thuộc lần thứ 3 (603-905) đưới đời nhà Tùy và nhà Đường đất này vẫn là châu Trường Yên.
Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư
Khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong 12 sứ quân thống nhất đất nước lập nên triều Đinh (968-980) đóng đô ở Hoa Lư thì đất này gọi là châu Đại Hoàng của nước Đại Cồ Việt. Đến đời Tiền Lê (981-1009) gọi là châu Trường Yên. Đời nhà Lý (1010-1225) gọi là phủ Trường Yên, sau gọi là châu Đại Hoàng nước đại cồ Việt. Đầu đời Trần gọi là lộ, sau đổi là trấn Trường Yên. Năm Quang Thái thứ 10 (1398) đời Trần Thuận tông đổi thành trấn Thiên Quan.
Thời kỳ thuộc Minh (1407-1428) lại gọi là châu Trường Yên. Theo Đại Thanh nhất thống trí (của Trung Quốc) thì: Phủ Kiến Bình lãnh một châu là Trường Yên và 6 huyện là Ý Yên, Đại Loan, Yên Bản, Vọng Doanh, Yên Ninh và Lê Bình, nghĩa là cả một số huyện thuộc tỉnh Nam Định ngày nay. Còn theo Thiên hạ quận quốc lợi bệnh thư thì năm Vĩnh Lạc thứ 5 đời Minh (1407), châu Trường Yên nhập vào phủ Kiến Bình gồm 4 huyện Yên Mô, Uy Viễn, Yên Ninh và Lê Bình. Năm Vĩnh Lạc 6 (1408) nhập huyện Uy Viễn vào châu Trường Yên, năm 1415 nhập huyện Yên Mô vào huyện Yên Ninh, năm 1419 nhập huyện Lê Bình vào châu Trường Yên.
Đến triều Lê vẫn theo như đời Trần trước. Đời Thiệu Bình (1434-1440) dưới triều Lê Thái Tông (1433-1442) chia làm 2 phủ Trường Yên và Thiên Quan thuộc về trấn Thanh Hoa (Thanh Hoá ngày nay) gồm 6 huyện. Phủ Trường Yên có 3 huyện Gia Viễn, Yên Khang và Yên Mô; phủ Thiên Quan quản 3 huyện Phụng Hoá, Ninh Hoá và Lạc Thổ. Đời Hồng Đức (1470-1498), Lê Thánh Tông cho nhập 2 phủ ấy vào Sơn Nam thừa tuyên. Đời Nhà Mạc (1527-1592) gọi hai phủ này là Thanh Hoa ngoại trấn, ngăn cách với Thanh Hoa nội trấn bởi dãy núi Tam Điệp. Nhà Lê Trung hưng đóng đô ở Thanh Hoa. Từ phủ Trường Yên trở ra ngoài bắc do nhà Mạc cai quản; trừ Trường Yên trở vào, bắt đầu từ 1533 do nhà Lê Trung hưng quản. Hai địa danh Thanh Hoa nội trấn và Thanh Hoa ngoại trấn bắt đầu có từ đấy. Sau khi nhà Mạc bị diệt (1592), nhà Lê lại đem 2 phủ Trường Yên và Thiên Quan nhập vào Thanh Hoa gọi là Thanh Hoa ngoại trấn. Thời Tây Sơn cũng gọi là Thanh Hoa ngoại trấn thuộc Bắc thành.
Dưới triều Nguyễn vẫn theo như cũ: Thanh Hoa ngoại trấn gồm 2 phủ Trường Yên và Thiên Quan, có 6 huyện là Yên Mô, Yên Khang, Gia Viễn, Yên Hoá, Phụng Hoá và Lạc Thổ.
Năm Gia Long thứ 5 (1806) đổi thanh Hoa ngoại trấn gọi là đạo Thanh Bình vẫn thuộc trấn Thanh Hoa. Năm Minh Mệnh thứ 2 (1821) đổi tên phủ Trường Yên làm phủ Yên Khánh. Năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) đổi tên đạo Thanh Bình làm đạo Ninh Bình. Địa danh Ninh Bình có từ đó, nhưng vẫn là một đạo thuộc trấn Thanh Hoa. Đến năm Minh Mệnh thứ 10 (1829) mới chính thứ đổi làm trấn Ninh Bình, đặt các quan cai trị là Trấn thủ, Hiệp trấn Ninh Bình, đặt các quan cai trị là Trấn thủ, Hiệp trấn và Tham hiệp như các trấn khác năm trong Bắc Thành. Cũng trong năm 1829 thành lập huyện Kim Sơn, do Dinh diền sứ Nguyễn Công Trứ khai khẩn đất hoang, đất bồi ven biển lập nên.
Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) đổi trấn Ninh Bình thành tỉnh Ninh Bình và bỏ Tổng trấn Bắc thành theo chương trình cải cách hành chính của Minh Mệnh. Tỉnh Ninh Bình dưới triều Nguyễn có 2 phủ gồm 7 huyện. Phủ Yên Khánh gồm 4 huyện Yên Khánh, Yên Mô, Gia Viễn (khi ấy gồm cả 2 huyện Gia VIễn Hoa Lư ngày ngay và Kim Sơn. Phủ Thiên Quan (đến đời Tự Đức 15, tức năm 1862 đổi là phủ Nho Quan), Yên Hoà (đời Lê gọi là Ninh Hoá, gồm một phần huyên Nho Quan và một phần huyện Gia Viễn ngày nay) và huyện Yên Lạc (trước là Lạc Thổ, sau là Lạc Yên, ngày nay là huyện Lạc Sơn tỉnh Hoà Bình).
Thời thuộc Pháp có một số thay đổi, như cắt huyện Yên Lạc nhập vào tỉnh Hoà Bình, đổi tên huyện Phụng Hoá thành huyện Nho Quan và thành lapạ huyện Gia Khánh gồm một phần huyện Gia Viễn và một phần huyện Yên Khánh.
Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Ninh Bình là một trong những tỉnh sớm có cơ sở Đảng và phong trào cách mạng. Khu căn cứ Quỳnh Lưu là một trong ba trung tâm của Chiến khu Quang Trung thời tiền khởi nghĩa. Khu du kích Khánh Trung, Khánh Thiện là những cơ sở chống Pháp kiên cường. Thời kỳ chống Mỹ, Ninh Bình đã giữ vững mạch giao thông Bắc - Nam. Quân dân Ninh Bình đã bắn rơi 90 máy bay Mỹ. Tỉnh Ninh Bình đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân...
Trước Cách mạng Tháng 8 (1945), Ninh Bình có 6 phủ huyện độc lập với nhau (phủ không quản huyện gồm hai phủ Nho Quan, Yên Khánh, các huyện Gia Viễn, Gia Khánh, Kim Sơn và Yên Mô cùng với thị xã Ninh Bình.
Sau Cách mạng Tháng 8 (1945), một số tỉnh thành mang tên các danh nhân hay địa danh lịch sư thì Ninh Bình mang tên các danh nhân hay địa danh lịch sử thì Ninh Bình mang tên là tỉnh Hoa Lư trong một thời gian ngắn. Các phủ huyện đều được gọi chung là huyện, gồm 6 huyện và một thị xã. Nhưng ngày 9.10.1945, Hội đồng Chính phủ quyết định các tỉnh lấy lại tên cũ thì Hoa Lư lại được gọi là tỉnh Ninh Bình thuộc Bắc Kỳ, sau gọi là Bắc Bộ.
Trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954), tỉnh Ninh Bình thuộc khu 3. Ngày 25.1.1948, hợp nhất các khu 2, khu 3 và khu 11 thành Liên khu thì Ninh Bình thuộc Liên khu 3.
Sau ngày thống nhất đất nước, năm 1976 Ninh Bình hợp với tỉnh Hà Nam (gồm Nam Định và Hà Nam) thành tỉnh Hà Nam Ninh và năm 1977 sau đó hợp nhất 2 huyện Nho Quan và Gia Viễn thành huyện hoàng Long, hợp nhất huyện Yên Mô và 10 xã huyện Yên Khánh thành huyện Tam Điệp, hợp nhất huyện Kim Sơn và 9 xã huyện Yên Khánh thành huyện Kiem Sơn, hợp nhất huyện Gia Khánh và thị xã Ninh Bình thành huyện Hoa Lư. Thời gian này đất Ninh Bình cũ chỉ còn 4 huyện năm trong tỉnh Hà Nam Ninh, thị xã Ninh Bình hạ xuống thành thị trấn thuộc Huyện Hoa Lư.
Ngày 9.4.1981 lại tách huyện Hoàng Long thành 2 huyện: Hoàng Long và Gia Viễn. Tháng 12.1991, Quốc Hội khoá VIII kỳ họp thứ 10 quyết định tách tỉnh Ninh Bình ra khỏi tỉnh Hà Nam Ninh. Ninh Bình trở lại tỉnh cũ khi này gồm 7 đơn vị hành chính là thị xã Ninh Bình, thị xã Tam Điệp và 5 huyện là Hoàng Long, Hoa Lư, Gia Viễn, Tam Điệp, Kim Sơn.
Tháng 11.1993 đổi tên huyện Hoàng Long thành huyện Nho Quan. Tháng 7.1994, đổi tên huyện Tam Điệp trở về tên cũ Yên Mô và thành lập lại huyện Yên Khánh.
Đến ngày nay, Ninh Bình là một tỉnh có diện tích 1387,5 km2 với dân số 93 vạn người, bao gồm 8 đơn vị hành chính ( 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện): Thành phố Ninh Bình, thị xã Tam Điệp, huyện Nho Quan, huyện Gia Viễn, huyện Hoa Lư, huyện Yên Mô, huyện Yên Khánh và huyện Kim Sơn.
Một số video về Ninh Bình
Tài liệu tham khảo:
Sự kiện liên quan đến địa điểm này
Khoảng 10 vạn năm trước: Có sự sinh sống của Người khôn ngoan đầu tiên ở Việt Nam (-100000 - ?)
- 1 thg 11, 2014
- 119
Ở hang Hùm (Lục Yên, Yên Bái), ở hang Thung Lang (Ninh Bình), ở hang Quyết (Tuyên Hóa, Quảng Bình), hang Kéo Lèng (Bình Gia, Lạng Sơn) có sự sinh sống của Người khôn ngoan (Homo sapiens sapiens) đầu tiên ở Việt Nam.
Nhân vật liên quan đến địa điểm này
Nguyễn Minh Không (1065 - 1141)
- 15 thg 2, 2015
- 93
Là một thiền sư giỏi về phật pháp giỏi cả pháp thuật có công chữa bệnh cho vua Lý là ông tổ của nghề đúc đồng, ông được tôn là Đức Thánh Nguyễn bênh cạnh danh hiệu Quốc Sư thời Lý.
Trần Đại Quang (1956 - 2018)
- 27 thg 11, 2022
- 0
Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông từng là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, XII; Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương và Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên từ 2011 đến 2016. Ông là Giáo sư ngành Khoa học an ninh, Tiến sĩ Luật học.
Tạ Uyên (1898 - 1940)
- 1 thg 12, 2022
- 0
Ông là một nhà cách mạng Việt Nam. Ông là một trong ba Bí thư chi bộ cộng sản đầu tiên của tỉnh Ninh Bình và từng là Bí thư xứ ủy Nam Kỳ.
Lê Toàn Thư (1921 - 2001)
- 3 thg 12, 2022
- 0
Ông là một nhà lão thành cách mạng Việt Nam, nguyên Chánh Văn phòng Tổng bộ Việt Minh, Ủy viên Thường vụ Xứ ủy Nam Bộ; Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khoá III, nguyên Phó trưởng Ban Tổ chức trung ương, Phó trưởng ban Thống nhất Trung ương, Ủy viên T.Ư Mặt trận DTGP miền Nam, Phó trưởng Ban Công tác Quốc tế nhân dân T.Ư, Phó trưởng Ban Dân vận và Mặt trận T.Ư, Ủy viên Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình.
Ninh Tốn (1744 - 1795)
- 7 thg 12, 2022
- 0
Cha Ninh Tốn là Ninh Ngạn (hiệu Dã Hiên, Hy Tăng)[3][4], một ẩn sĩ, là tác giả của hai tập sách: Vũ Vu thiển thuyết (Lời bàn nông cạn về thú ở ẩn) và Phong vinh tập (Tập thơ văn Vịnh gió). Bác của Ninh Tốn là Ninh Địch, đỗ Hoàng giáp khoa Mậu Tuất (1718) đời Lê Dụ Tông. Từ nhỏ, Ninh Tốn đã nổi tiếng là thông minh, được cha cho trọ học ở kinh đô Thăng Long. Năm 1762, ông đỗ Hương cống (tức cử nhân) lúc 19 tuổi. Sau đó, ông tiếp tục theo học với Tiến sĩ Vũ Huy Đỉnh. Ở đây ông kết thân với hai bạn học là Phạm Nguyễn Du và Vũ Huy Tấn.
Bài viết phổ biến
Giấy phép hoạt động doanh nghiệp
21 thg 11, 2024
Thế Giới Đá Gà Cúp C1 Đầy Hấp Dẫn
21 thg 11, 2024
Khuyến mãi WIN79 - Cơ hội nhận thưởng lớn cho mọi người chơi
21 thg 11, 2024
Đăng Ký OKVIP Trong 04 Bước Thần Tốc Năm 2024
3 thg 11, 2024
Khám phá về slot Nổ hũ giải trí hàng đầu
25 thg 10, 2024
Mơ thấy trẻ con rơi xuống nước đánh con gì thì trúng lớn?
21 thg 10, 2024
Top 5 Nhà Cái Xóc Đĩa Trực Tuyến Tuyệt Vời Nhất Cho Bet Thủ
24 thg 9, 2024
Chủ đề
Liên kết chia sẻ
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống